Mặc dù vấn đề về xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền đã được đề cập từ lâu trong các bài viết nghiên cứu pháp lý, nhưng cho đến hiện nay, vẫn chưa có một tác giả nào đưa ra khái niệm “xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền” là gì. Cụm từ “xung đột quyền” từng xuất hiện trong bài viết “Xung đột quyền trong bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại”107. Trong bài viết trên, tác giả cho rằng xung đột quyền trong việc bảo hộ hai đối tượng trên là khi “doanh nghiệp đã lấy chính tên thương mại của
mình đểđăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Và vì nhiều lý do khác nhau, có rất nhiều trường hợp tên thương mại của một doanh nghiệp trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại và/hoặc nhãn hiệu được bảo hộ của chủ thể khác”. Như vậy, bài viết đã chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến xung đột quyền trong bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại, nhưng không chỉ ra như thế nào là “xung đột quyền” nói chung hay như thế nào là “xung đột quyền trong bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại” nói riêng.
Trong một bài viết mang tên “Xung đột giữa nhãn hiệu và tên miền” của tác giả Diệp Thị Thanh Xuân108, tác giả cho rằng “có thể hiểu xung đột giữa nhãn hiệu và tên miền là những mâu thuẫn, bất hòa xảy ra khi có một hay nhiều dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhau của các chủ thể khác nhau, được đăng ký/sử
dụng với hai tư cách khác nhau là nhãn hiệu và tên miền”. Một lần nữa, chúng ta vẫn chưa có được khái niệm như thế nào là xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền. Tuy nhiên, từ nhận định trên, có thể hiểu rằng xung đột là những mâu thuẫn, bất hòa hay theo định nghĩa Đại từ điển tiếng Việt mà tác giả dẫn chiếu trong bài thì xung đột
107Lê ThịNam Giang (2013), “Xung đột quyền trong bảo hộ nhãn hiệu giữa nhãn hiệu và tên thương mại”, Tạp chí khoa học pháp lý, số 03/2013, Xung đột quyền trong bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại (hcmulaw.edu.vn), truy cập ngày 03/7/2021.
108Diệp Thị Thanh Xuân (2020), “Xung đột giữa nhãn hiệu và tên miền, Tạp chí khoa học Công nghệ Việt
42
“là tranh chấp, chống đối nhau do có sựtrái ngược hoặc mâu thuẫn gay gắt về một vấn đềnào đó”. Còn khái niệm về “quyền” thì được hiểu là “điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi”109. Từ những khái niệm trên, có thể rút ra được khái niệm xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền là những mâu thuẫn, bất hòa về quyền của các chủ thể trong quá trình đăng ký bảo hộ/đăng ký sử dụng và sử dụng nhãn hiệu, tên miền. Khái niệm này cho thấy xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền không chỉ xảy ra khi đăng ký, sử dụng tên miền mà xung đột quyền còn có thể xảy ra trước khi có việc đăng ký xác lập quyền.