Muốn xác định xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền, trước hết, cần phải hiểu quyền đối với nhãn hiệu hay quyền đối với tên miền là gì? Hiện nay, không có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định khái niệm “quyền đối với nhãn hiệu”. Theo quy định của Luật SHTT thì chỉ có khái niệm quyền sở hữu công nghiệp mà nhãn hiệu là một trong những đối tượng của sở hữu công nghiệp. Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật SHTT thì quyền sở hữu công nghiệp là “quyền của tổ chức, cá nhân
đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở
hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”. Như vậy, hiểu một cách khái quát nhất, quyền đối với nhãn hiệu là quyền sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu mà mình sở hữu. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 121 Luật SHTT thì “chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn
bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tếđược cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng”.
Theo quy định của điều luật vừa nêu, căn cứ để xác định chủ sở hữu nhãn hiệu không phụ thuộc vào ai là người sáng tạo ra nhãn hiệu mà sẽ phụ thuộc vào chủ thể nào được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Tại Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là Cục sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
44Khoản 1 Điều 93 Luật SHTT.
22
Như đã phân tích ở trên, thì quyền đối với nhãn hiệu chính là quyền sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu do mình sở hữu. Vậy thì quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam bao gồm những nội dung gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 123 Luật SHTT thì chủ sở hữu nhãn hiệu có các quyền sau đây:
- Quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu. Quyền sử dụng tài sản theo quy định của Bộ Luật Dân sự 201546 (sau đây viết tắt là BLDS 2015) thì đó là “quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”47. Cụ thể hơn, đối với chủ sở hữu nhãn hiệu, sở hữu một loại tài sản sở hữu trí tuệ, thì quyền của họ đối với nhãn hiệu là việc chủ sở hữu dùng nhãn hiệu của mình theo cách thức mà mình muốn để mang lại lợi ích cho mình hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu cũng có thể cho phép người khác sử dụng bằng cách chuyển giao quyền sử dụng cho người khác bằng thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Không giống như quy định của BLDS 2015 quy định về quyền sử dụng tài sản mang tính khái quát, Luật SHTT quy định về quyền sử dụng nhãn hiệu bằng cách liệt kê những hành vi sử dụng nhãn hiệu tại khoản 5 Điều 124 như sau:
+ Gắn nhãn hiệu được bảo hộlên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh
doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh. Muốn khai thác công dụng của nhãn hiệu, thì chủ sở hữu nhãn hiệu cần phải gắn nhãn hiệu lên hàng hóa, bao bì của hàng hóa. Đây là cách khai thác công dụng của nhãn hiệu hiệu quả nhất, vì người sử dụng sản phẩm thông thường sẽ nhìn vào bao bì của sản phẩm để nhận diện nhãn hiệu, hay nói rộng hơn là nhận diện nguồn của sản phẩm, thông tin của sản phẩm. Chủ sở hữu nhãn hiệu cũng có thể gắn nhãn hiệu lên các giấy tờ giao dịch chẳng hạn như hợp đồng mua bán hàng hóa, các chứng từ. Nhãn hiệu cũng được chủ sở hữu gắn lên các phương tiện kinh doanh như xe tải, xe máy, nón bảo hiểm, áo khoác của các dịch vụ xe ôm công nghệ thể hiện rõ vai trò phân biệt của nhãn hiệu giữa các hãng xe ôm công nghệ với nhau, hơn nữa là vai trò quảng bá doanh nghiệp. Ngoài ra, chúng ta vẫn thường thấy nhãn hiệu được gắn lên các hình ảnh ở các trang web của doanh nghiệp, các trang mạng xã hội hoặc thậm chí sử dụng nhãn hiệu hoặc
46Bộ luật Dân sự 2015 (Luật số91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015).
23
một một phần của nhãn hiệu để đăng ký làm tên miền trên trang web nhằm mục đích quảng cáo, đưa hình ảnh của doanh nghiệp đến gần với người sử dụng một cách tối ưu nhất.
+ Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ. Để thực hiện quyền sử dụng nhãn hiệu của mình, thì việc gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, phương tiện kinh doanh hay các giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh là chưa đủ. Doanh nghiệp, cá nhân hay nói cách khác là chủ sở hữu nhãn hiệu phải được phép buôn bán hàng hóa, kinh doanh dịch vụ một cách hợp pháp thông qua việc vận chuyển hàng hóa, chào bán, quảng cáo để bán hoặc tàng trữ hàng hóa để bán.
+ Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ. Để tiết kiệm chi phí vận chuyển, các nhà sản xuất thường chọn việc đặt nhà máy sản xuất trong nước hoặc ngoài nước nơi có nhu cầu sử dụng hàng hóa để sản xuất và tiêu thụ hàng hóa tại chính quốc gia sản xuất ra hàng hóa. Tuy nhiên, có một số trường hợp chi phí sản xuất ở trong nước sở tại quá cao hoặc kỹ thuật, máy móc ở trong nước chưa đủ điều kiện để sản xuất với chi phí thấp nhất có thể, các nhà sản xuất thường chọn một quốc gia thứ ba gia công sản phẩm sau đó nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ về để kinh doanh buôn bán. Do đó, hành vi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ cũng là hành vi sử dụng nhãn hiệu được cho phép. - Quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu. Song song với quyền sử dụng và quyền cho người khác sử dụng nhãn hiệu, thì quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu cũng là một trong những đặc quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu được bảo hộ. Việc cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nhằm mục đích xác định được ai là chủ sở hữu nhãn hiệu và họ có độc quyền sử dụng nhãn hiệu đó. Điều đó có nghĩa là, ngoài chủ sở hữu nhãn hiệu ra, không ai được phép sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ trong thời hạn bảo hộ, trừ trường hợp việc sử dụng nhãn hiệu của người khác được sự đồng ý của chủ sở hữu. Tài sản sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình, nên chủ sở hữu không thể chiếm giữ để sử dụng như những tài sản hữu hình khác. Cũng vì là tài sản vô hình, nên việc người khác lợi dụng nhãn hiệu được bảo hộ để gắn vào hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích trục lợi bất hợp pháp là điều rất dễ xảy ra. Vì vậy, Luật SHTT cụ thể hóa quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu rằng chủ sở hữu đối tượng sở hữu
24
công nghiệp và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng có quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.48
- Quyền định đoạt nhãn hiệu. Định đoạt tài sản cũng là một trong ba quyền cơ bản của chủ sở hữu tài sản. Luật SHTT không có khái niệm như thế nào là quyền định đoạt nhãn hiệu. Căn cứ theo quy định tại Điều 192 BLDS 2015 thì “quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản”. Theo quy định này thì chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu và điều này được quy định cụ thể tại chương X của Luật SHTT. Theo đó, việc chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển giao quyền sở hữu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.49 Hơn nữa, việc thực hiện chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu sẽ phải thỏa mãn các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp. Ngoài ra, chủ sở hữu nhãn hiệu cũng có thể định đoạt nhãn hiệu bằng cách tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.50 Lúc này, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật SHTT.
1.2 Những vấn đề lý luận về tên miền 1.2.1 Khái niệm tên miền