Một số giải pháp nhằm giải quyết xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên

Một phần của tài liệu Xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền (Trang 67)

Từ những lý luận chung cho đến mối liên hệ giữa nhãn hiệu và tên miền đã cho ta thấy được mối liên hệ mật thiết giữa hai đối tượng này trong nền kinh tế hiện nay. Do đó, để đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu và tên miền thì nhất định phải nhận thức được vấn đề nói trên. Ngoài ra, việc nhận thức được nguyên nhân dẫn đến xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền cũng như thực trạng quy định của pháp luật, thực trạng của tranh chấp giữa hai đối tượng này cũng là yêu cầu chung đối với các giải pháp giải quyết xung đột.

Việc nhận thức được nguyên nhân sẽ làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp được đúng đắn, giải quyết trọng tâm vào xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền cũng chính là làm giảm đi những nguyên nhân dẫn đến xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền. Tiếp đến, chỉ ra được thực trạng của xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền cũng như các quy định pháp luật liên quan là nhằm hướng đến các giải pháp mang tính thực tiễn hơn, có thể giải quyết triệt để vấn đề.

Các giải pháp trước hết sẽ đi giải quyết các vấn đề từ việc đăng ký cho đến sử dụng, chuyển nhượng tên miền và trọng tâm sẽ là hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến việc giải quyết tranh chấp liên quan đến xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền vì như đã chỉ ra trong phần 2.1.1, xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền chính là những mâu thuẫn, bất hòa về quyền của các chủ thể trong quá trình đăng ký, sử dụng nhãn hiệu trong đó có bao gồm cả việc giải quyết tranh chấp tên miền liên quan đến nhãn hiệu để có được quyền sử dụng hợp pháp đối với các đối tượng này.

61

Tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Khoa học - Công nghệ (Bộ KHCN) và Bộ Thông tin - Truyền thông (Bộ TTTT) nói chung, giữa Cục Sở hữu trí tuệ và Trung Tâm Internet Việt Nam nói riêng

Như đã phân tích trong phần nguyên nhân dẫn đến xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ sự phối hợp trong việc quản lý tên miền và nhãn hiệu của các cơ quan quản lý. Hiện nay, Bộ KHCN và Bộ TTTT đã cố gắng phối hợp với nhau trong việc quản lý tên miền và nhãn hiệu, kết quả rõ nhất là đã có Thông tư liên tịch số 14/2016/TTLT-BTTTT-BKHCN hướng dẫn trình tự, thủ tục thay đổi, thu hồi tên miền vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ. Việc thực hiện thủ tục này chỉ xảy ra khi có tranh chấp về tên miền liên quan đến các đối tượng sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng. Nhưng như đã phân tích, sự xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền không chỉ được thể hiện trong việc giải quyết tranh chấp, mà còn cả trong quá trình đăng ký, sử dụng tên miền, nhãn hiệu. Do đó, việc phối hợp giữa Bộ KHCN và Bộ TTTT nói chung, Cục SHTT và VNNIC nói riêng trong cả việc ngăn chặn tranh chấp xảy ra ngay từ ban đầu, tức là ngay từ quá trình đăng ký là rất cần thiết.

Để thực hiện được vấn đề nêu trên, Bộ KHCN và Bộ TTTT cần đưa ra những quy định cụ thể trong việc phối hợp ngăn chặn tranh chấp giữa tên miền và nhãn hiệu để hướng dẫn Cục SHTT và VNNIC trong việc quản lý hai đối tượng này. Cụ thể, hiện nay, việc số hóa cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu để thuận tiện cho việc tra cứu đã được Cục SHTT triển khai rất hiệu quả. Hệ thống cơ sở dữ liệu này cần phải được liên kết với hệ thống cơ sở dữ liệu về tên miền. Đặc biệt hơn, tác giả đề xuất Cục SHTT nên đưa ra danh sách các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới và tại Việt Nam để thuận tiện cho việc tra cứu khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng như tên miền. Bởi vì nhãn hiệu nổi tiếng là đối tượng được bảo hộ không thông qua việc đăng ký bảo hộ, do đó, cần có danh sách các nhãn hiệu nổi tiếng để cho chính người đăng ký sử dụng tên miền tham khảo cũng như làm cơ sở cho cơ quan quản lý tên miền thực hiện việc tra cứu trước khi quyết định cấp phát tên miền. Nếu thực hiện được điều này, cộng với giải pháp quy định trách nhiệm của các nhà đăng ký tên miền được chỉ ra dưới đây, tác giả tin rằng việc ngăn chặn được tranh chấp ngay từ khi đăng ký tên miền sẽ rất hiệu quả.

62

Hiện nay, theo tại khoản 3 Điều 68 Luật Công nghệ thông tin có quy định “Tổ

chức, cá nhân đăng ký sử dụng tên miền quốc gia “.vn” phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mục đích sử dụng và tính chính xác của các thông tin đăng ký và bảo

đảm việc đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”không xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác có trước ngày đăng ký”. Đây là quy định rất hay, mang tính khái quát trong việc ngăn chặn các hành vi đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia “.vn” xâm phạm đến quyền, lợi ích của các tổ chức, cá nhân nói chung, quyền và lợi ích của các chủ sở hữu nhãn hiệu nói riêng. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy quy định này lại không được triển khai, áp dụng hiệu quả. Thực tế là các tranh chấp giữa nhãn hiệu và tên miền diễn ra ngày càng nhiều và đa số trong các tranh chấp ấy là các cá nhân, tổ chức đăng ký, sử dụng tên miền vi phạm quyền đối với nhãn hiệu của các chủ sở hữu nhãn hiệu. Do đó, để cụ thể hóa điều luật trên thì cần bổ sung điều kiện đối với việc cấp phát tên miền quốc gia “.vn” là “Việc cấp phát tên miền không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đang được bảo hộ hoặc nhãn hiệu nổi tiếng của chủ thể khác”, nếu có dấu hiệu vi phạm điều này, nhà cấp phát tên miền có thể từ chối cấp phát tên miền hoặc đưa ra lời cảnh báo về việc vi phạm nhãn hiệu đối với người đăng ký sử dụng tên miền. Trong trường hợp đã cảnh báo về việc có dấu hiệu vi phạm nhãn hiệu mà người đăng ký vẫn đăng ký và chấp nhận chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm quyền đối với nhãn hiệu thì đây có thể là cơ sở để loại trừ trách nhiệm đối với nhà đăng ký tên miền được phân tích dưới đây. Và để thực hiện được quy định về điều kiện đối với việc cấp phát tên miền quốc gia “.vn” vừa nêu thì nhất thiết cần có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước như đã trình bày ở trên.

Việc phối hợp giữa các cơ quan trên có thể được thực hiện thông qua việc quản lý song song tên miền và nhãn hiệu. Bởi vì như đã phân tích, dù tên miền không phải là đối tượng được bảo hộ bởi Luật SHTT nhưng có liên hệ mật thiết đến nhãn hiệu và thậm chí là các đối tượng chỉ dẫn thương mại khác. Do đó, việc liên kết được dữ liệu về các đối tượng này với nhau sẽ tạo thuận lợi hơn rất nhiều trong việc quản lý, ngoài việc ngăn chặn được các tranh chấp ngay từ thời điểm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu/đăng ký sử dụng tên miền, còn có thể quản lý trong quá trình sử dụng, chẳng hạn như nếu có sự chuyển nhượng nhãn hiệu thì tên miền liên quan đến nhãn hiệu đó cũng phải

63

được xử lý theo như thế nào để tránh được tranh chấp. Ngoài ra, khi tên miền được đăng ký có sự liên kết với nhãn hiệu thì việc xem xét thừa kế tên miền gắn với nhãn hiệu trong tương lai cũng thuận tiện hơn rất nhiều.

Quy định trách nhiệm của nhà đăng ký tên miền và VNNIC

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người đăng ký sử dụng tên miền không đăng ký trực tiếp đối với VNNIC mà sẽ đăng ký với nhà đăng ký tên miền được VNNIC cấp phép hoạt động.156 Nhà đăng ký tên miền có quyền và đồng thời là nghĩa vụ từ chối cung cấp dịch vụ khi tổ chức, cá nhân không đáp ứng quy định về đăng ký tên miền.157 Quy định này rất chung chung và không thể hiện rõ quyền hoặc nghĩa vụ từ chối đăng ký tên miền khi tên miền đăng ký có dấu hiệu vi phạm quyền đối với nhãn hiệu. Thực tế thì các quy định về đăng ký tên miền nói chung như đã được đề cập ở giải pháp trên chưa có quy định về quyền từ chối đăng ký tên miền khi tên miền có dấu hiệu vi phạm. Do đó, như đã phân tích, cần có thêm quy định “Việc cấp phát tên miền không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đối với nhãn hiệu được bảo hộ hoặc nhãn hiệu nổi tiếng của chủ thể khác” làm cơ sở cho việc xác định quyền và nghĩa vụ của nhà đăng ký tên miền trong việc từ chối cung cấp dịch vụ cho người đăng ký sử dụng tên miền. Đồng thời cũng phải quy định trách nhiệm của nhà đăng ký tên miền trong việc cố tình cấp phát tên miền vi phạm nhãn hiệu để tránh trường hợp nhà đăng ký tên miền vì lợi nhuận mà cấp phát tên miền một cách tràn lan. Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, để xử lý vấn đề tương tự đối với nhãn hiệu, việc “cấp văn bằng bảo hộ cho người không đủ điều kiện được cấp văn bằng bảo hộ; cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng sở hữu công nghiệp không đủ điều kiện được cấp văn bằng bảo hộ” có thể làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước.158

Cũng cần phải lưu ý rằng có quy định trên là nhằm mục đích hạn chế tranh chấp xảy ra trên thực tế đối với xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền, chứ không

156VNNIC, “Quy trình xét duyệt hồ sơ xin làm Nhà đăng ký”, https://www.vnnic.vn/nhadangky/policy/quy- trinh-xet-duyet-ho-so-xin-lam-nha-dang-ky, truy cập ngày 18/6/2021.

157Điểm d khoản 3 Điều 14 Nghịđịnh 72/2013/NĐ-CP.

158ĐỗVăn Đại và Nguyễn Ngọc Hồng Phượng (2013), “Điều kiện từ chối, đăng ký, sử dụng tên miền”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 03/2013, https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=881a06d6- f64e-48dd-bd95-4cee89cef40a, truy cập ngày 20/6/2021.

64

phải nhằm mục đích trừng phạt đối với nhà đăng ký tên miền. Do đó, ở phía ngược lại, cũng cần có giải pháp loại trừ trách nhiệm của nhà đăng ký tên miền trong trường hợp người đăng ký tên miền đã được cảnh báo về nguy cơ xảy ra tranh chấp với nhãn hiệu mà họ vẫn muốn đăng ký tên miền đó để tránh việc nhà đăng ký tên miền phải tiến thoái lưỡng nan. Vì nếu không cho người đăng ký tên miền đăng ký sử dụng tên miền hợp pháp, thì nhà đăng ký tên miền rất có thể sẽ bị khiếu nại và bị phạt vi phạm hành chính về hành vi cản trở hoặc tìm cách cản trở tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tên miền hợp pháp.159 Hơn nữa, khi người đăng ký tên miền đã được cảnh báo về việc có dấu hiệu vi phạm quyền đối với nhãn hiệu mà vẫn đăng ký và “trong quá trình sử

dụng mà có tranh chấp thì đây sẽlà cơ sởđể từ chối tên miền160”.

Để đưa ra quy định về trách nhiệm của nhà đăng ký tên miền trong trường hợp từ chối đăng ký tên miền vi phạm nhãn hiệu, ngoài việc cần có cơ sở pháp lý vững vàng thì việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước để có cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc tra cứu như đã phân tích là điều rất cần thiết. Do đó, hai giải pháp trên phải thực hiện một cách song song, đồng bộ để việc giải quyết xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền được tiến hành một cách hiệu quả nhất.

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật thì trong quá trình giải quyết tranh chấp, VNNIC hoặc nhà đăng ký tên miền có nghĩa vụ phải giữ nguyên hiện trạng đăng ký, sử dụng tên miền căn cứ vào văn bản yêu cầu của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.161 Hoặc trong trường hợp có đề nghị giữ nguyên hiện trạng tên miền bằng văn bản của các bên có tranh chấp, VNNIC xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.162 Vấn đề này trước đây được quy định trong Thông tư 10/2008/TT-BTTTT163 quy định về nghĩa vụ của nhà đăng ký, nhà quản lý tên miền giữ nguyên hiện trạng. Tại thời điểm này (thời điểm Thông tư 10/2008 có hiệu lực) mặc dù có quy định trên nhưng lại không tồn tại điều khoản nào quy định trách nhiệm pháp lý của các cơ quan tổ chức này, đây là vấn đề thiếu sót của

159Điểm c khoản 2 Điều 45 Nghịđịnh 15/2020/NĐ-CP.

160ĐỗVăn Đại và Nguyễn Ngọc Hồng Phượng (2013), “Điều kiện từ chối, đăng ký, sử dụng tên miền”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 03/2013, https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=881a06d6- f64e-48dd-bd95-4cee89cef40a, truy cập ngày 20/6/2021.

161Khoản 1 Điều 16 Thông tư 24/2015/TT-BTTTT.

162Khoản 2 Điều 16 Thông tư 24/2015/TT-BTTTT.

65

pháp luật và khiến cho công việc quản lý, giải quyết tranh chấp tên miền không đạt được hiệu quả cao.164 Nhưng hiện nay, khi Nghị định số 15/2020/NĐ-CP165 (sau đây viết tắt là Nghị định 15/2020) được ban hành thay thế Nghị định 174/2013/NĐ-CP đã có quy định về trách nhiệm pháp lý của VNNIC và nhà đăng ký tên miền, cụ thể, khi thực hiện hành vi “không phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu166” thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng. Như vậy, khi VNNIC và nhà đăng ký tên miền nhận được yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giữ nguyên hiện trạng tên miền thì bắt buộc phải thực hiện, nếu không sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như đã nêu. Quy định trên cho thấy kiến nghị của các tác giả trong cuốn sách Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam: Sách tình huống – Bình luận án167 đã góp phần vào sự sửa đổi, bổ sung này. Tuy nhiên, vẫn còn hai vấn đề pháp lý cần được xem xét.

Thứ nhất, theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 24/2015, trong quá trình giải quyết tranh chấp, VNNIC hoặc nhà đăng ký tên miền thực hiện giữ nguyên hiện trạng đăng ký, sử dụng tên miền căn cứ vào văn bản yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 72/2013 thì cơ quan quản lý tên miền “.vn” (Nhà đăng ký và VNNIC) xử lý tên miền có tranh chấp được thực hiện theo biên bản hòa giải thành của các bên có tranh chấp (Hòa giải tại VNNIC) hoặc theo quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan trọng tài hoặc theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Đối chiếu hai quy định trên cho thấy cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp được hiểu tại Thông tư 24/2015 và Nghị định 72/2013 có VNNIC, cơ quan Trọng tài và Tòa án, không thấy sự xuất hiện của cơ quan quản lý hành chính nhà nước là Thanh tra Khoa học và Công nghệ (có thẩm quyền giải quyết các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu trí tuệ). Như vậy, câu hỏi đặt ra là, trong quá trình giải quyết khiếu nại về hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với nhãn

164Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam: Sách tình huống – Bình

Một phần của tài liệu Xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)