Về quyền đối với nhãn hiệu và tên miền

Một phần của tài liệu Xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền (Trang 46)

Như đã phân tích về nội dung quyền đối với nhãn hiệu và quyền đối với tên miền, thì chủ sở hữu nhãn hiệu và chủ thể đăng ký tên miền đều có quyền sử dụng hai đối tượng này. Tuy phạm vi sử dụng là không giống nhau vì bản chất của tên miền và nhãn hiệu là khác nhau, nhưng đây cũng được xem là mối liên hệ giữa nhãn hiệu và tên miền. Ngoài ra, chủ sở hữu nhãn hiệu còn được định đoạt tên miền bằng cách chuyển giao quyền sở hữu. Tương tự đối với tên miền, chủ thể đăng ký tên miền nếu không còn nhu cầu sử dụng có thể chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền cho chủ thể khác.

Từ các mối liên hệ trên cho thấy nhãn hiệu và tên miền có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên, cũng chính vì có những mối liên hệ mật thiết như vậy nhưng lại không được điều chỉnh bởi một văn bản quy phạm pháp luật và có nhiều điểm mâu thuẫn về dấu hiệu, phạm vi bảo hộ dẫn tới các xung đột về quyền giữa nhãn hiệu và tên miền. Nguyên nhân dẫn đến sự xung đột về quyền giữa nhãn hiệu và tên miền sẽ được phân tích trong phần tiếp theo của đề tài dựa trên những mối liên hệ cũng như đặc điểm, chức năng, quyền đối với nhãn hiệu và tên miền.

106Adsota, “Vietnam Digital Advertising Report (2019, trends for 2020”,

https://www.slideshare.net/AdsotaAds/vietnam-digital-advertising-report-2019-228704700, truy cập ngày 07/6/2021.

40

Kết luận chương 1

Trong chương một, tác giả đã đi vào phân tích những vấn đề lý luận chung về nhãn hiệu và tên miền, hai đối tượng quan trọng của đề tài xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền.

Chương một có ba vấn đề chính, vấn đề thứ nhất là lý luận về nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam bao gồm các nội dung về khái niệm nhãn hiệu, đặc điểm, chức năng của nhãn hiệu trong đời sống, sản xuất, kinh doanh và việc xác lập quyền đối với nhãn hiệu. Tiếp đến là phân tích được quyền đối với nhãn hiệu. Song song với vấn đề thứ nhất là vấn đề thứ hai, đối tượng còn lại của đề tài đó là những vấn đề lý luận về tên miền theo pháp luật Việt Nam. Nội dung lý luận về tên miền bao gồm khái niệm, phân loại tên miền, đặc điểm, vai trò của tên miền trong môi trường Internet cũng như trong môi trường kinh doanh hiện nay. Tiếp đó là phân tích về nguyên tắc đăng ký và thủ tục đăng ký đối với tên miền, cuối cùng là phân tích được quyền đối với tên miền. Từ những vấn đề trên, tác giả đã khái quát, chứng minh được mối liên hệ mật thiết giữa nhãn hiệu và tên miền, đây là vấn đề thứ ba của chương một.

Cả ba vấn đề trên đều mang tính lý luận, khái quát, làm bước đệm cho việc xác định nguyên nhân dẫn tới xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền. Từ việc xác định được nguyên nhân, vấn đề đưa ra giải pháp để giải quyết thực trạng xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền sẽ mang tính thực tế hơn.

41

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUNG ĐỘT QUYỀN GIỮA NHÃN HIỆU VÀ

TÊN MIỀN TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT

XUNG ĐỘT QUYỀN GIỮA NHÃN HIỆU VÀ TÊN MIỀN 2.1 Thực trạng xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền tại Việt Nam

2.1.1 Khái niệm xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền

Mặc dù vấn đề về xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền đã được đề cập từ lâu trong các bài viết nghiên cứu pháp lý, nhưng cho đến hiện nay, vẫn chưa có một tác giả nào đưa ra khái niệm “xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền” là gì. Cụm từ “xung đột quyền” từng xuất hiện trong bài viết “Xung đột quyền trong bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại”107. Trong bài viết trên, tác giả cho rằng xung đột quyền trong việc bảo hộ hai đối tượng trên là khi “doanh nghiệp đã lấy chính tên thương mại của

mình đểđăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Và vì nhiều lý do khác nhau, có rất nhiều trường hợp tên thương mại của một doanh nghiệp trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại và/hoặc nhãn hiệu được bảo hộ của chủ thể khác”. Như vậy, bài viết đã chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến xung đột quyền trong bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại, nhưng không chỉ ra như thế nào là “xung đột quyền” nói chung hay như thế nào là “xung đột quyền trong bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại” nói riêng.

Trong một bài viết mang tên “Xung đột giữa nhãn hiệu và tên miền” của tác giả Diệp Thị Thanh Xuân108, tác giả cho rằng “có thể hiểu xung đột giữa nhãn hiệu và tên miền là những mâu thuẫn, bất hòa xảy ra khi có một hay nhiều dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhau của các chủ thể khác nhau, được đăng ký/sử

dụng với hai tư cách khác nhau là nhãn hiệu và tên miền”. Một lần nữa, chúng ta vẫn chưa có được khái niệm như thế nào là xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền. Tuy nhiên, từ nhận định trên, có thể hiểu rằng xung đột là những mâu thuẫn, bất hòa hay theo định nghĩa Đại từ điển tiếng Việt mà tác giả dẫn chiếu trong bài thì xung đột

107Lê ThịNam Giang (2013), “Xung đột quyền trong bảo hộ nhãn hiệu giữa nhãn hiệu và tên thương mại”, Tạp chí khoa học pháp lý, số 03/2013, Xung đột quyền trong bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại (hcmulaw.edu.vn), truy cập ngày 03/7/2021.

108Diệp Thị Thanh Xuân (2020), “Xung đột giữa nhãn hiệu và tên miền, Tạp chí khoa học Công nghệ Việt

42

là tranh chấp, chống đối nhau do có sựtrái ngược hoặc mâu thuẫn gay gắt về một vấn đềnào đó”. Còn khái niệm về “quyền” thì được hiểu là “điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi”109. Từ những khái niệm trên, có thể rút ra được khái niệm xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền là những mâu thuẫn, bất hòa về quyền của các chủ thể trong quá trình đăng ký bảo hộ/đăng ký sử dụng và sử dụng nhãn hiệu, tên miền. Khái niệm này cho thấy xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền không chỉ xảy ra khi đăng ký, sử dụng tên miền mà xung đột quyền còn có thể xảy ra trước khi có việc đăng ký xác lập quyền.

2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền

Từ những vấn đề lý luận chung về nhãn hiệu và tên miền trong Chương 1, có thể thấy nguyên nhân dẫn đến xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền xuất phát từ điều kiện để được bảo hộ, nguyên tắc đăng ký, phạm vi bảo hộ cũng như nội dung quyền đối với tên miền và nhãn hiệu. Ngoài ra còn có nguyên nhân từ việc chưa có sự kết hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo hộ hai đối tượng là nhãn hiệu và tên miền ở Việt Nam. Đó là các nguyên nhân khách quan nhìn từ góc độ chủ thể đăng ký sử dụng tên miền/đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Còn nguyên nhân chủ quan từ phía các chủ thể này chính là sự lơ là trong việc bảo hộ nhãn hiệu cũng như đăng ký sử dụng tên miền trong thời đại số hiện nay. Các nguyên nhân dẫn đến xung đột quyền giữa tên miền và nhãn hiệu sẽ được tác giả phân tích cụ thể sau đây.

Đối với nguyên nhân thứ nhất, về điều kiện để được bảo hộ. Như đã phân tích trong phần 1.3.1 thì cả tên miền và nhãn hiệu đều có thể được tạo nên từ những chữ cái, từ ngữ. Đây là mối liên hệ giữa nhãn hiệu với tên miền nhưng cũng đồng thời là nguyên nhân dẫn đến xung đột giữa nhãn hiệu và tên miền. Mặc dù có mối liên hệ mật thiết với nhau, thậm chí có thể là trùng nhau nhưng điều kiện để được bảo hộ đối với hai đối tượng này có sự khác biệt rất lớn. Đối với tên miền, vì mang tính duy nhất trên toàn cầu nên điều kiện để được đăng ký sử dụng nhìn chung rất đơn giản như đã phân tích tại phần 1.2.4.1 về nguyên tắc đăng ký tên miền đó chính là tên miền được đăng ký chưa có chủ thể nào đăng ký tại thời điểm đăng ký tên miền. Hay nói cách

43

khác, tên miền chỉ cần không trùng với những tên miền được đăng ký thì các chủ thể sẽ có quyền đăng ký sử dụng.

Ngược lại với sự đơn giản về điều kiện bảo hộ đối với tên miền đó chính là sự phức tạp về điều kiện đối với nhãn hiệu như đã phân tích tại mục 1.1.3. Ngoài điều kiện là dấu hiệu nhìn thấy được như đã chỉ ra trong mối liên hệ giữa tên miền và nhãn hiệu thì còn có điều kiện thứ hai là dấu hiệu đó “phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác”. Cần phải lưu ý rằng đây cũng có thể được coi là một điều kiện khi đăng ký sử dụng tên miền, tuy nhiên, như đã phân tích, tên miền có tính duy nhất nên bản thân tên miền muốn được đăng ký sử dụng thì đã phải có tính phân biệt chủ thể đăng ký sử dụng, điều này có nghĩa là hai chủ thể không thể cùng đăng ký sử dụng một tên miền. Điểm khác biệt ở đây chính là trong khi tên miền mang tính duy nhất, không bao giờ trùng nhau thì nhãn hiệu có thể trùng nhau, tương tự nhau miễn là có khả năng phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Cụ thể hơn là có thể xảy ra trường hợp dấu hiệu tạo nên nhãn hiệu xuất hiện ở nhiều nhãn hiệu khác nhau được đăng ký cho các loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau nhưng lại chỉ có một tên miền cấp hai duy nhất. Chính vì điều này đã dẫn đến sự phức tạp khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong khi đó đăng ký sử dụng tên miền thì lại đơn giản hơn rất nhiều. Như đã nói, chỉ có một tên miền cấp hai duy nhất, nhưng lại có rất nhiều tên miền cấp một khác nhau vì phạm vi về không gian đối với tên miền là toàn thế giới và tính duy nhất của tên miền cũng là tương đối. Vấn đề này sẽ được phân tích kỹ ở phần nguyên nhân dẫn đến xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền về phạm vi bảo hộ.

Nguyên nhân thứ hai là về nguyên tắc đăng ký, cả hai đối tượng nhãn hiệu và tên miền tại Việt Nam đều được bảo hộ theo nguyên tắc “first come, first serve”, nguyên tắc này đòi hỏi sự đăng ký bảo hộ/ đăng ký sử dụng đầu tiên. Tranh chấp sẽ xảy ra khi chủ thể sở hữu nhãn hiệu có dấu hiệu được bảo hộ là các chữ cái, từ ngữ nhưng chưa kịp đăng ký tên miền thì bị chủ thể khác đăng ký mất. Hiện tại, chưa có văn bản hay điều khoản nào quy định về nguyên tắc cấp phát tên miền liên quan đến nhãn hiệu. Điều này dẫn tới hệ lụy là việc bảo hộ nhãn hiệu liên quan đến xung đột quyền với tên miền chỉ được giải quyết sau khi có việc đăng ký tên miền vi phạm

44

quyền sở hữu trí tuệ và có sự khiếu nại/khởi kiện của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. Để tránh tình trạng tranh chấp về tên miền liên quan đến nhãn hiệu hoặc ngược lại, ngày nay, bất kỳ ai nghĩ về việc thành lập một công ty hay tên một sản phẩm mới cũng đều phải kiểm tra xem liệu việc đăng ký một tên miền tương ứng có khả thi hay không.110 Điều này được hiểu là các doanh nghiệp khi lựa chọn một tên doanh nghiệp, nhãn hiệu để đăng ký tránh các trường hợp đăng ký nhãn hiệu hoặc tên thương mại xong nhưng lại không thể đăng ký tên miền vì đã tồn tại tên miền có chứa tên thương mại hoặc nhãn hiệu. Hoặc trong trường hợp ngược lại, khi lựa chọn tên miền thì các chủ thể cũng phải lưu ý lựa chọn các tên miền không trùng với các nhãn hiệu được bảo hộ nếu không muốn xảy ra tranh chấp với chủ sở hữu nhãn hiệu.

Về phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu và tên miền, đây có thể được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các mâu thuẫn về quyền giữa nhãn hiệu và tên miền. Đầu tiên sẽ phân tích về không gian bảo hộ. Đặc điểm của tên miền đã được phân tích tại mục 1.2.3.1, mỗi tên miền đều là duy nhất trên mạng Internet, tên miền không bị giới hạn bởi phạm vi lãnh thổ quốc gia và lĩnh vực hoạt động. Điều này có nghĩa là khi đã đăng ký được tên miền, thì tên miền đó sẽ là duy nhất trên toàn thế giới, có thể được truy cập từ bất kỳ nước nào miễn là ở đó có kết nối với Internet và trang web mang tên miền có thể hoạt động ở bất cứ lĩnh vực nào. Do đó, có thể nói rằng ranh giới quốc gia hoàn toàn không có ý nghĩa đối với hệ thống tên miền.111Ngược lại với tên miền, nhãn hiệu không mang tính duy nhất trên toàn thế giới mà chỉ mang tính duy nhất ở một quốc gia với một hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ nhất định được đăng ký khi xác lập quyền đối với nhãn hiệu. Nếu muốn được bảo hộ tại quốc gia khác thì có hai cách: nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế đến mỗi quốc gia muốn được bảo hộ hoặc nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo hệ thống Madrid của WIPO.112

Như vậy có thể thấy, chính các sự khác biệt lớn về không gian bảo hộ đã dẫn đến các xung đột hay nói cách khác là các mâu thuẫn, tranh chấp với nhau về quyền đối với tên miền và nhãn hiệu. Chẳng hạn, trong phạm vi quốc gia, có thể có nhiều

110Bardehle Pagenberg (2019), “Germany: Domain Name law”,

https://www.mondaq.com/germany/trademark/814258/domain-name-law, truy cập ngày 10/6/2021.

111Diệp ThịThanh Xuân (2020), “Xung đột giữa nhãn hiệu và tên miền”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, https://vjst.vn/vn/tin-tuc/3776/xung-dot-giua-nhan-hieu-va-ten-mien.aspx, truy cập ngày 10/6/2021.

45

nhãn hiệu chứa các dấu hiệu trùng nhau cho các hàng hóa, dịch vụ khác nhau của các chủ thể khác nhau, nhưng dấu hiệu trùng nhau đó chỉ có duy nhất trên mạng Internet. Ví dụ như dấu hiệu “Thăng Long” có thể được đăng ký làm nhãn hiệu của nhiều hàng hóa, dịch vụ miễn là thỏa mãn được điều kiện phân biệt được các chủ sở hữu hàng hóa, dịch vụ. Như vậy, dấu hiệu “Thăng Long” có thể là dấu hiệu để đăng ký cho các sản phẩm, dịch vụ khác nhau như vật liệu xây dựng, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp... tuy nhiên, trên thế giới số thì lại chỉ có một tên miền cấp hai duy nhất là “Thanglong.”.

Hay một dạng xung đột khác về không gian bảo hộ, ví dụ như chỉ có một nhãn hiệu chứa dấu hiệu “Thăng Long” và được cấp tên miền ở Việt Nam là “thanglong.vn”, xung đột sẽ xảy ra khi chủ thể khác đăng ký tên miền “thanglong.com” ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài để hoạt động sản xuất, kinh doanh cùng hàng hóa, dịch vụ với chủ đăng ký sử dụng tên miền “thanglong.vn”. Như đã phân tích, tên miền sẽ được cấp phát theo nguyên tắc ai đăng ký trước sẽ được quyền sử dụng trước, do đó, nếu chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa mang dấu hiệu “thanglong.vn” không nhanh tay đăng ký các tên miền tương tự với các cấp tên miền

Một phần của tài liệu Xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)