Đặc điểm và vai trò của tên miền

Một phần của tài liệu Xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền (Trang 37)

1.2.3.1 Đặc điểm của tên miền

Thứ nhất, mỗi tên miền đều là duy nhất trên mạng Internet. Như đã được nêu trong phần khái niệm, thì tên miền chính là địa chỉ của một trang web trên mạng Internet, có vai trò định danh địa chỉ của trang web trên mạng Internet. Do đó, mỗi tên miền đều mang tính duy nhất trên toàn thế giới. Điều này có nghĩa rằng sẽ không có một tên miền thứ hai giống hoàn toàn với tên miền thứ nhất. Đây là đặc điểm mang tính kỹ thuật của tên miền.

Tuy nhiên, tính duy nhất của tên miền lại chỉ mang tính tương đối. Thực tiễn về xác lập tên miền cho thấy, tính duy nhất của một tên miền chỉ được công nhận nếu xét trên tổng thể các yếu tố của tên miền (tức là khi xét đến tất cả các cấp của tên miền) đó mà không xét đến các yếu tố riêng lẻ có tính phân biệt trong tên miền (thường là xét đến các yếu tố từ cấp 2 trở xuống). Cụ thể, tên miền chỉ bị coi là trùng nhau nếu giống nhau ở tất cả các cấp. Còn nếu các yếu tố cấp 2, cấp 3, cấp n trùng hoặc tương tự với nhau thì dù chủ sử dụng tên miền có hoạt động cùng lĩnh vực, cùng quốc gia cũng không bị từ chối. Trên thực tế chính các yếu tố này mới làm nên sự nhận diện cho tên gọi của một website nhưng lại không được coi là thành tố chính khi đánh giá tính duy nhất của tên miền. Các yếu tố còn lại trên thực tế không thể là yếu tố quyết định sự duy nhất cho tên miền đó.78 Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu của các tranh chấp tên miền nói chung cũng như tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu nói riêng.

Thứ hai, tên miền không bị giới hạn bởi phạm vi lãnh thổ quốc gia. Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy

31

tính được liên kết với nhau.79 Hệ thống này truyền tin theo kiểu kết nối chuyển gói dữ liệu dựa theo giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa – giao thức IP đã được nhắc tới trong phần khái niệm về tên miền. Hệ thống này bao gồm các mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức, chính phủ trên toàn cầu và được liên kết với nhau bởi một loạt các công nghệ mạng điện tử, không dây và mạng quang. Do đó, chúng ta có thể truy cập vào trang web thông qua tên miền từ bất cứ nơi đâu trên thế giới mà không bị giới hạn bởi phạm vi lãnh thổ quốc gia.

Thứ ba, tên miền không bị giới hạn bởi lĩnh vực hoạt động. Mặc dù có sự phân chia các cấp tên miền theo lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ dừng lại ở mức tương đối, ví dụ một trang web có tên miền .com không bắt buộc phải trang web đó phải hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, trang web đó hoàn toàn có thể là trang web về giáo dục. Khi đăng ký sử dụng tên miền, người đăng ký không cần phải thực hiện cam kết hoặc chỉ ra rằng mình sẽ sử dụng trang web đó trong lĩnh vực nào. Điều này sẽ được chỉ ra ở phần nguyên tắc đăng ký tên miền. Và khi được cấp tên miền, chủ sở hữu có thể sử dụng tên miền đó, phát triển trang web ở bất cứ lĩnh vực nào miễn là không vi phạm pháp luật có liên quan.

Thứ tư, tên miền thường được đặt theo tên của các đối tượng sở hữu trí tuệ,

đặc biệt là nhãn hiệu. Việc đặt tên miền theo tên của các đối tượng sở hữu trí tuệ với mục đích thống nhất từ sản phẩm, nhãn hiệu, tên thương mại cho đến trang web kinh doanh. Từ việc thống nhất tên miền, nhãn hiệu cho đến tên thương mại sẽ tạo niềm tin cho khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, đây cũng chính là lý do xảy ra các vụ tranh chấp về tên miền liên quan đến các đối tượng sở hữu trí tuệ nói chung và tranh chấp về tên miền liên quan đến nhãn hiệu nói riêng.

1.2.3.2 Vai trò của tên miền

Thứ nhất, tên miền là tên định danh địa chỉ trang web trên mạng Internet. Đây là vai trò nguyên gốc của tên miền và cũng được ghi nhận trong văn bản quy phạm pháp luật khi nhắc đến tên miền. Việc phát triển hệ thống tên miền thay cho IP nguyên

32

gốc đã làm cho việc đăng ký và sử dụng tên miền dễ dàng hơn80. Việc tìm kiếm các địa chỉ Internet trên mạng cũng trở nên thuận tiện hơn.

Thứ hai, tên miền là công cụđể quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và thúc đẩy kinh doanh của doanh nghiệp81. Trong môi trường kinh doanh thời đại 4.0, việc các doanh nghiệp sở hữu một trang web kinh doanh là điều tất yếu, bắt buộc phải có nếu muốn phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác. Việc sở hữu trang web kinh doanh thể hiện sự chuyên nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh khi mọi thông tin chi tiết của hoạt động sản xuất kinh doanh có thể công khai trên mạng Internet và từ đó thu hút sự chú ý của người sử dụng. Thông qua mạng Internet với kết nối hàng triệu doanh nghiệp lớn nhỏ trên toàn thế giới, doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin với nhau, nhận quảng cáo cho nhau từ đó nâng cao số lượng người truy cập vào trang web của nhau. Hiện nay, việc quảng cáo trên mạng Internet hết sức phổ biến. Với việc phát triển các thiết bị công nghệ và gia tăng số lượng người sử dụng các thiết bị, thì việc quảng cáo trên mạng Internet thông qua các trang web khác, các ứng dụng công nghệ thông tin là cách nhanh nhất để một khách hàng biết đến trang web của doanh nghiệp.

Thứ ba, tên miền giúp cho khách hàng, người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn và biết đến hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp. Vai trò này có liên quan mật thiết đến đặc điểm của tên miền là thường được đặt theo nhãn hiệu. Việc đặt tên miền trùng hoặc có liên quan đến nhãn hiệu là nhằm mục đích giúp cho khách hàng, người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn và biết đến hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Từ nhãn hiệu, khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy trang web kinh doanh của doanh nghiệp thông qua tên miền. Việc tiếp cận khách hàng từ mạng Internet ngày càng trở nên phổ biến và trở nên quan trọng trong chiến dịch quảng cáo của các doanh nghiệp.

1.2.4 Nguyên tắc và thủ tục đăng ký tên miền 1.2.4.1 Nguyên tắc đăng ký tên miền 1.2.4.1 Nguyên tắc đăng ký tên miền

80NIBUSINESSINFOR, “Domain name and trademark conflicts”,

https://www.nibusinessinfo.co.uk/content/relationship-between-trade-mark-and-domain-

name#:~:text=Domain%20name%20Domain%20names%20are,or%20services%20in%20the%20marketplace

, truy cập ngày 03/6/2021.

33

Muốn được sử dụng tên miền thì phải được các tổ chức quản lý tên miền cấp qua thủ tục đăng ký tên miền – trên thực tế thì đây là hành vi mua tên miền. Theo chính sách chung của ICANN về tên miền, thì việc đăng ký được thực hiện theo nguyên tắc cơ bản là ai đăng ký trước thì sẽ được cấp tên miền đó (tiếng anh là “first come, first serve)82. Nguyên tắc này có nghĩa là khi có hai hay nhiều người đăng ký nộp hồ sơ để đăng ký cho cùng một tên miền cấp hai, tổ chức, cá nhân nào ký kết hợp đồng với nhà đăng ký tên miền trước thì được cấp phát một văn bằng riêng làm bằng chứng và cũng là để sử dụng tên miền đó theo điều khoản hợp đồng đã ký.83 Như vậy, theo nguyên tắc này, khi một tên miền chưa có ai đăng ký thì chủ thể đăng ký đầu tiên sẽ được cấp phát tên miền này.

Trong quá trình sử dụng, sẽ không có một tên miền thứ hai giống hệt tên miền thứ nhất trên Internet, điều này nhằm đảm bảo tính duy nhất của tên miền và không bao giờ trùng nhau. Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ mang tính tương đối tùy thuộc vào quy định riêng của các quốc gia đối với tên miền thuộc quản lý của quốc gia đó. Chẳng hạn như ở Việt Nam, mặc dù có quy định nguyên tắc này84, tuy nhiên, có đưa ra một số ngoại lệ. Đó là các trường hợp: liên quan đến chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia85; trường hợp tên miền dành cho đấu giá86, theo đó ai đưa ra giá cao nhất đối với tên miền có nhu cầu sử dụng cao thì sẽ được quyền sử dụng tên miền đó. Ngoài ra, tên miền “.vn” được đăng ký tại Việt Nam còn phải tuân thủ các quy định về đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc87 cũng như phải rõ ràng, nghiêm túc không gây hiểu nhầm hoặc xuyên tác do tính đa âm, đa nghĩa hoặc khi không dùng dấu trong tiếng Việt.88

82ICANN, “Description of TLD Policies”, https://archive.icann.org/en/tlds/ads1/tld-pol.htm, truy cập ngày 6/6/2021.

83Karl M. Manheim, Lawrence B. Solum, “An Economic Analysis of Domain Name Policy”, Hastings

Communications and Entertainment Law Jounal, Số 25/2004, trang 376. Trích dẫn thông qua Trương Thị Mỹ

Anh (2020), Xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền trong pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, trang 16.

84Điểm a, điểm b khoản 4 Điều 12 Nghịđịnh 72/2013/NĐ-CP và khoản 1 Điều 6 Thông tư 24/2015/TT-BTTTT

quy định: “Đăng ký tên miền “.vn” được thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử, đăng ký trước được quyền sử dụng trước”.

85Đây là trường hợp tên miền ưu tiên được bảo vệđược quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2015/TT- BTTTT.

86Trường hợp này được quy định cụ thể tại Quyết định 16/2021/QĐ-TTg.

87Điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT.

34

Như vậy, về nguyên tắc, hiện nay đa số các nhà quản lý cũng như cơ quan quản lý của nhà nước đều theo nguyên tắc đăng ký trước thì được sử dụng trước. Nguyên tắc này có phần giống với nguyên tắc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là nguyên tắc “ưu tiên đăng ký trước”. Tuy nhiên, mọi việc sẽ trở nên phức tạp nếu như việc đăng ký nhãn hiệu và đăng ký tên miền không được thực hiện cùng lúc. Đây là một trong những nguyên nhân gây xung đột giữa nhãn hiệu và tên miền sẽ được làm rõ trong Chương 2 của đề tài.

1.2.4.1 Thủ tục đăng ký tên miền

Để tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện đăng ký tên miền, các thủ tục đăng ký tên miền nhìn chung rất đơn giản. Tại Việt Nam, thủ tục đăng ký tên miền sẽ có sự khác biệt giữa đăng ký tên miền quốc tế và đăng ký tên miền quốc gia “.vn”, giữa lựa chọn đăng ký tên miền quốc tế tại nhà đăng ký tên miền ở Việt Nam hay nhà đăng ký tên miền quốc tế. Về cơ bản, các bước để đăng ký tên miền tại Việt Nam sẽ được tiến hành như sau:

Bước 1: Lựa chọn tên miền. Chủ thể thực hiện đăng ký tên miền kiểm tra sự tồn tại của tên miền dự định đăng ký thông qua WHOIS89. Ngoài ra còn có thể kiểm tra tên miền tại một số nhà cung cấp tên miền khác như: https://www.matbao.net/ ,

https://www.domain.com... Sau khi đã kiểm tra được tên miền hợp lý (chưa được đăng ký), người đăng ký sẽ chuyển sang bước 2.

Bước 2: Lựa chọn nhà đăng ký. Lựa chọn các nhà đăng ký tên miền “.vn” và tên miền quốc tế tại https://www.vnnic.vn/nhadangky/90. Ngoài ra, đối với các tên miền quốc tế, chủ thể đăng ký còn có thể lựa chọn các nhà đăng ký tên miền khác không nằm trong danh sách trên. Các nhà đăng ký tên miền quốc tế như Namesilo.com, Domain.com.

Bước 3: Đăng ký tên miền: Đối với việc đăng ký tên miền quốc tế với các nhà đăng ký tên miền quốc tế không hoạt động ở Việt Nam thì chỉ việc thực hiện đăng ký,

89Whois là công cụ tìm kiếm tên miền/chương trình trên Internet để kiểm tra thông tin tên miền. Một số trang

web để kiểm tra tên miền phổ biến hiện nay như:

+ https://whois.icann.org/en + http://whois.domaintools.com/ + https://who.is/

90VNNIC, Quy trình đăng ký tên miền “.vn”, https://www.vnnic.vn/tenmien/chinhsach/quy-trinh-dang-ky-ten- mien-vn, truy cập ngày 06/6/2021.

35

kê khai các thông tin cần thiết rồi thanh toán chi phí. Đối với việc đăng ký tên miền quốc tế với nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam thì sẽ theo phương thức91: nộp hồ sơ trực tiếp, gửi hồ sơ theo đường bưu điện hoặc thực hiện trực tuyến đối với trường hợp sử dụng chữ ký số. Còn đối với tên miền “.vn” sẽ phải hoàn thiện hồ sơ kỹ càng hơn theo quy trình đăng ký tên miền được hướng dẫn tại VNNIC92, sau đó mới thực hiện đăng ký tên miền.

Bước 4: Hoàn tất thủ tục đăng ký tên miền và đưa tên miền vào sử dụng. Đối với tên miền quốc tế không được đăng ký tại các nhà đăng ký tên miền quốc tế ở Việt Nam thì còn phải truy cập vào địa chỉ https://thongbaotenmien.vn/thongbao.xhtml để thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền Thông về việc sử dụng tên miền quốc tế trước khi đưa tên miền quốc tế vào sử dụng.93

Như vậy có thể thấy, việc đăng ký để sở hữu một tên miền là vô cùng đơn giản, không tốn nhiều thời gian, công sức. Đây cũng chính là một trong các lý do dẫn đến các tranh chấp đối với các chủ sở hữu quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp khi chưa kịp đăng ký tên miền mà đã bị người khác đăng ký mất. Hơn nữa, việc đăng ký tên miền chỉ có hiệu lực trong một thời gian nhất định, hết thời gian đăng ký tên miền mà không được gia hạn thì tên miền đó sẽ trở thành trạng thái “chưa được đăng ký”, lúc này, bất kỳ ai cũng có thể đăng ký tên miền đó. Nếu người đăng ký tên miền vì chủ quan nào đó không đăng ký gia hạn thời gian sử dụng tên miền, thì việc bị “cướp” mất tên miền hoàn toàn có thể xảy ra, gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng vì bị gián đoạn trong kinh doanh, tốn thời gian, chi phí để lấy lại tên miền.

1.2.5 Nội dung quyền đối với tên miền

Hiện nay, trên thế giới vẫn còn đang tranh cãi về việc có nên xem tên miền là một loại tài sản sở hữu trí tuệ hay không. Bởi vì việc đăng ký và chiếm giữ tên miền

91Khoản 3 Điều 19 Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT.

92Chủ thể hoàn thiện hồsơ đăng ký tên miền theo hướng dẫn của NĐK, bao gồm:

(1) Bản khai đăng ký tên miền (hoặc hợp đồng giữa chủ thểvà NĐK) theo mẫu quy định của NĐK đã lựa chọn,

nhưng phải đáp ứng đầy đủ các thông tin quy định tại Phụ lục 3 Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT được bổ sung

theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Thông tư số 06/2019/TT-BTTTT.

(2) Giấy tờ tùy thân: Giấy CMND (hoặc hộ chiếu đối với người nước ngoài) của chủ thể là cá nhân; Giấy tờ tùy thân là bản gốc đểNĐK đối chiếu với thông tin trong bản khai và bản có công chứng nếu gửi qua đường bưu

chính tới địa chỉ của NĐK. VNNIC, “Quy trình đăng ký tên miền “.vn””,

https://www.vnnic.vn/tenmien/chinhsach/quy-trinh-dang-ky-ten-mien-vn, truy cập ngày 06/6/2021.

36

là thông qua hợp đồng giữa người đăng ký và nhà đăng ký tên miền.94 Do đó, có ý kiến cho rằng việc sở hữu tên miền thực chất chỉ là có quyền thông qua hợp đồng dịch vụ chứ tên miền không phải là một loại tài sản vô hình giống như các tài sản sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, giá trị thực tế của một số tên miền hiện nay là điều không thể phủ

Một phần của tài liệu Xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)