Vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền dân chủ xã hộ

Một phần của tài liệu LA _ Thu Mai _cap Hoc vien_ (Trang 123 - 125)

tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải trên cơ sở nhận thức đúng và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ

Trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào cũng phải kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xem dân chủ xã hội chủ nghĩa là mục tiêu, động lực và là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng. Đây là nguyên tắc cơ bản hàng đầu trong quá trình đổi mới tư duy, phát triển nhận thức lý luận về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Đổi mới tư duy, phát triển nhận thức về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải gắn liền với việc nhận thức đầy đủ, đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo những yêu cầu:

Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ xã hội chủ nghĩa có sự

thống nhất biện chứng với lý luận về dân chủ xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa Mác - Lênin. Với cách mạng Việt Nam và với Đảng ta, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng, lý luận về dân chủ xã

hội chủ nghĩa là một chỉnh thể thống nhất chặt chẽ không thể tách rời. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Mọi biểu hiện tách rời hoặc đối lập giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lênin trong quá trình đổi mới tư duy, phát triển nhận thức về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta đều là những lệch lạc, sai lầm cần phải phòng tránh và phê phán.

Thứ hai, theo tinh thần khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, việc nhận thức các tư tưởng, quan điểm về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa phải trong tổng thể, trong hồn cảnh cụ thể, trong q trình phát triển biện chứng và khi vận dụng nhất thiết phải tùy theo hoàn cảnh lịch sử. Điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị hiện nay đã có nhiều thay đổi so với trước đây, nên giữa tư tưởng, lý luận dân chủ xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn cách mạng hiện nay sẽ khơng tránh khỏi có một độ "vênh" nhất định ở mặt này hay mặt khác, ở luận điểm này hay luận điểm khác. Vì thế, địi hỏi cơng tác lý luận phải làm rõ trong chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ xã hội chủ nghĩa: những luận điểm có giá trị bền vững; những luận điểm đã bị lịch sử vượt qua; những luận điểm cần bổ sung, phát triển; những luận điểm đã bị hiểu sai và vận dụng không đúng, nay cần nhận thức lại; những luận điểm cần tiếp tục nghiên cứu, kiểm chứng...

Thứ ba, giá trị khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa không chỉ được tạo nên bởi sự đúng đắn, sâu sắc từ nội dung các quan điểm, tư tưởng mà quan trọng hơn là giá trị về phương pháp luận toát lên từ những tư tưởng và quan điểm đó. Mặc dù, các nhà kinh điển để lại cho chúng ta rất nhiều chỉ dẫn cụ thể, quý báu về xây dựng, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; song phương pháp luận là cái có giá trị bền vững, là "cẩm nang thần

kỳ", là "cái bất biến" để Đảng và nhân dân ta vững vàng, chủ động, sáng tạo ứng phó với "cái vạn biến" phức tạp, khó lường của tình hình đất nước và thời đại.

Một phần của tài liệu LA _ Thu Mai _cap Hoc vien_ (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w