dung cần vận dụng từ những kinh nghiệm xây dựng nền dân chủ của các quốc gia trên thế giới
Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa; kinh nghiệm xây dựng nền dân chủ của các quốc gia trên thế giới nhằm vận dụng đúng đắn, đầy đủ hơn vào công cuộc xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Hiện nay, việc làm sáng tỏ vấn đề nêu trên vẫn còn hạn chế, nhất là việc kế thừa những giá trị, học hỏi kinh nghiệm của nền dân chủ trên thế giới vẫn chưa thoát khỏi lối tư duy cũ: hoặc ca ngợi một chiều; hoặc phủ định sạch trơn, làm cho sự khác biệt của các nền dân chủ càng doãng xa hơn. Do vậy, một mặt phải nghiên cứu sâu, có tính hệ thống lý luận về dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa trong kho tàng chủ nghĩa Mác - Lênin, chỉ ra những điểm còn nguyên giá trị, những điểm đã bị lịch sử vượt qua, thậm chí có những luận điểm đã khơng đúng ngay từ lúc mới xuất hiện. Mặt khác, làm rõ giá trị hợp lý của các nền dân chủ khác để kế thừa, học hỏi.
Đánh giá khách quan thành tựu dân chủ tư sản, tính chất, trình độ dân chủ xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là cơ sở khoa học để tiếp thu có chọn lọc các giá trị dân chủ của nhân loại được biểu hiện ở chủ nghĩa tư bản. Đó là sự phát triển trình độ dân chủ của văn minh nhân loại được biểu hiện ở chủ nghĩa tư bản chứ không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản. Ví dụ: dân chủ gắn với xây dựng nhà nước/chính phủ của dân, do dân và vì dân; dân chủ phải gắn với các quyền tự do cơ bản của con người; hay các hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp để đảm bảo nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước… Những giá trị đó cần thiết cho thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Việt Nam không tiếp thu bản chất giai cấp của dân chủ tư sản, nhưng tiếp thu, học tập các hình thức thực hiện để đảm bảo quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân.
Trong khi chưa tìm ra những hình thức đặc thù để thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, cần mạnh dạn nghiên cứu, áp dụng những hình thức dân chủ mà nhân loại đã trải qua, được thực tiễn kiểm nghiệm là hiệu quả để vận dụng, ví dụ như: nhân dân trực tiếp thể hiện ý kiến của mình trước các vấn đề lớn của đất nước thông qua trưng cầu dân ý; cơ chế cụ thể để nhân dân bãi miễn đại biểu của mình khi khơng cịn phù hợp, hoặc trực tiếp lựa chọn người lãnh đạo của mình thơng qua bầu cử... Có thực tế là, một số quyền tự do, dân chủ đã được thực tiễn thế kỷ XIX đạt tới hay vượt qua nhưng ở Việt Nam vẫn ở tình trạng tranh luận có nên thực hiện hay khơng? [96, tr.134].
Trong quá trình xây dựng đất nước, chúng ta đã và đang vận dụng những kinh nghiệm thực hành dân chủ ở các nước trên thế giới. Việc tham khảo để vận dụng kinh nghiệm của các nước, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau đây: (1) Tham khảo kinh nghiệm của cả quá khứ và hiện tại, vì trong q khứ cũng có những kinh nghiệm rất quý; (2) Nếu có điều kiện, chúng ta nên tham khảo kinh nghiệm của tất cả các nước trên thế giới để so sánh, không
phân biệt về địa lý, về chế độ chính trị; (3) Chúng ta tham khảo khơng chỉ những kinh nghiệm thành công mà cả những kinh nghiệm không thành công để tránh vấp váp, sai lầm; (4) Khi vận dụng một kinh nghiệm nào đó, cần phải nghiên cứu rất kỹ hoàn cảnh, điều kiện Việt Nam để tránh áp dụng máy móc, rập khn [40, tr.188].
Có thể nói, dù dân chủ ở đâu và thời gian nào thì vẫn nổi lên những kinh nghiệm quý báu mà Việt Nam cần vận dụng: Một là, dân là người chủ thực sự của quyền lực nhà nước. Hai là, người cầm quyền phải có trí tuệ cao.
Ba là, dân ủy quyền (có giới hạn) cho các cán bộ chứ khơng mất quyền. Dân
có quyền chọn lọc và bãi miễn cán bộ nếu không đáp ứng được yêu cầu, cán bộ nhà nước là công bộc phục vụ dân chứ không phải kẻ đứng trên cai trị, chăn dắt dân. Cơ quan quyền lực nhà nước phải phục vụ dân, vì dân và do dân. Bốn là, chế độ dân chủ hướng vào bảo vệ các quyền tự nhiên của cả cộng đồng cũng như của từng cá nhân, như quyền được sống, quyền được lao động, được học hành, được sống trong công bằng, được luật pháp bảo vệ… Năm là, quyền lực nhà nước phải bị kiểm soát chặt chẽ theo hai loại thể chế: Quyền lực nhà nước kiểm soát quyền lực nhà nước và nhân dân kiểm sốt quyền lực nhà nước. Sáu là, lợi ích và quyền lực của dân là cái chi phối đời sống xã hội, dần dần phải được luật hóa. Cơ quan và cán bộ nhà nước chỉ được làm những gì theo luật định, cịn dân có thể làm tất cả những gì mà luật khơng cấm [40].
Cần nhận thức tiêu chí kiểm chứng tính hiệu quả của thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở mức độ rộng hơn. Bản thân Ph.Ăngghen đã chỉ ra: "… đặc trưng chủ yếu nhất của nền dân chủ chân chính là nó phải phủ nhận lịch sử của nước nó, nó phải từ bỏ mọi trách nhiệm đối với cái quá khứ đầy dẫy cảnh nghèo khổ, nền thống trị bạo tàn, ách áp bức giai cấp và mê tín dị đoan" [17, tr.546]. Như vậy, mục tiêu hay tiêu chí kiểm chứng tính hiệu quả của dân chủ rất tồn diện, khơng chỉ thuần túy là "quyền lực thuộc về nhân
dân" mà dân chủ phải hướng đến mục tiêu xóa bỏ nghèo khổ, ách thống trị bạo tàn, áp bức giai cấp… hay nói cách khác, dân chủ phải vì hạnh phúc của nhân dân. Nhận thức tiêu chí kiểm chứng tính hiệu quả của dân chủ theo nghĩa rộng như vậy, vừa phù hợp với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, vừa phân biệt được sự khác biệt giữa mục tiêu dân chủ vô sản và dân chủ tư sản [96, tr.134].
Trong nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn, cần phân biệt dân chủ xã hội chủ nghĩa với tư cách là chế độ dân chủ đầy đủ của chế độ xã hội chủ nghĩa đã phát triển tương đối toàn diện với dân chủ trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây là hai trình độ phát triển khác nhau của xã hội, với các đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội khác nhau. Do đó, đặc điểm, tính chất, hình thức thực hiện cũng khác nhau. Trong thời kỳ quá độ, nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau, cơ cấu xã hội, quan hệ giai cấp đa dạng, phức tạp; từ đó cũng dẫn đến sự đa dạng về nhu cầu dân chủ.