Những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu LA _ Thu Mai _cap Hoc vien_ (Trang 117 - 123)

Thứ nhất, nhận thức và vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt

giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa còn theo tư duy cũ, hoặc tuyệt đối hóa sự khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, ca ngợi một chiều tính ưu việt của dân chủ xã hội chủ nghĩa; hoặc phủ nhận sạch trơn những giá trị tiến bộ mà dân chủ tư sản mang lại với tư cách là một thành tựu của nhân loại. Điều đó chỉ càng làm dỗng hơn sự khác biệt giữa các nền dân chủ.

Nhận thức về dân chủ trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn nhiều hạn chế. Một số người đồng nhất hoàn toàn dân chủ hiện nay với dân chủ xã hội chủ nghĩa theo nghĩa đầy đủ của nó. Một số lại có ảo tưởng muốn đạt ngay một trình độ phát triển cao của dân chủ trong khi nhiều tiền đề khách quan và chủ quan chưa chín muồi. Do khơng hiểu thực chất dân chủ trong chủ nghĩa tư bản nên một bộ phận nhân dân ngộ nhận dân chủ đó như là giá trị tuyệt đỉnh mà chủ nghĩa xã hội cũng phải khuôn theo.

Quan điểm về dân chủ xã hội chủ nghĩa chưa được nghiên cứu và nhận thức sâu sắc, đẩy đủ; có lúc, có nơi cịn xem nhẹ việc thực hành dân chủ, coi nhẹ vai trò làm chủ của nhân dân; chưa coi trọng đúng mức phát triển các hình thức dân chủ trực tiếp. Chưa nhận thức đầy đủ để giải quyết tốt mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật, kỷ cương; tình trạng tách rời, thậm chí đối lập giữa dân chủ với kỷ cương, dân chủ và pháp luật trong nhận thức, xây dựng và thực thi nền dân chủ còn tồn tại ở nhiều nơi.

Thứ hai, nhận thức và vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa

dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cịn có độ vênh đáng kể giữa lý luận và thực tiễn.

Các nguyên tắc về quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nguyên tắc tập trung dân chủ, các quyền làm chủ trực tiếp và làm chủ thông qua cơ quan đại diện,... mới chỉ được ghi nhận và khẳng định trong Cương lĩnh, nghị quyết của Đảng, trong Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, nhưng chưa thật sự trở thành hiện thực trong đời sống xã hội. Thậm chí, ngay trong các văn kiện của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước cũng cịn có những quy định thiếu nhất quán và bất cập so với đòi hỏi của dân chủ xã hội chủ nghĩa hiện nay. Nhiều nội dung về dân chủ xã hội chủ nghĩa cả lý luận và thực tiễn còn chưa được nhận thức đầy đủ, tính phiến diện, giáo điều, máy móc vẫn chưa được khắc phục, dẫn đến thiếu thống nhất trong hành động, gây lúng túng trong thực thi. Một số vấn đề xung quanh dân chủ đang cần lời giải đáp. Chẳng hạn, mối quan hệ giữa thực hiện dân chủ trong điều kiện nhất nguyên chính trị, một đảng cầm quyền; đảm bảo quyền lực của nhân dân trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần, cơ chế thị trường; chế độ nhất nguyên chính trị với cơ chế của nhà nước pháp quyền… Những biểu hiện vi phạm dân chủ, tha hóa quyền lực vẫn chưa được kiểm soát hiệu quả, tệ quan liêu, cửa quyền và nạn tham nhũng, lãng phí vẫn là những vấn đề gây nhức nhối trong xã hội, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ, với Đảng và với Nhà nước.

Độ vênh giữa lý luận và thực tiễn dẫn tới hàng loạt mâu thuẫn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội địi hỏi chúng ta phải giải quyết để xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Một là, mâu thuẫn giữa yêu cầu bảo đảm nhân dân thật sự làm chủ

thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện với tình trạng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mới bước đầu xây dựng, cơ chế kiểm soát quyền lực chưa hiệu quả; vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận và các tổ chức thành viên còn hạn chế; Đảng chưa thực sự nêu gương thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Hai là, mâu thuẫn giữa yêu cầu bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa,

nhất là bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, kiến tạo phát triển của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ về kinh tế của nhân dân

với xu hướng tất yếu phải tuân thủ triệt để các quy luật thị trường trong xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ba là, mâu thuẫn giữa yêu cầu bảo đảm phát triển xã hội đồn kết, đồng

thuận, cơng bằng, an sinh, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa với những biểu hiện xung đột lợi ích, phân tầng xã hội và nhiều vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh.

Bốn là, mâu thuẫn giữa yêu cầu bảo đảm văn hóa là nền tảng tinh thần

vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng để phát triển bền vững đất nước với tình trạng văn hóa, con người Việt Nam cịn nhiều hạn chế, yếu kém.

Thứ ba, các điều kiện để thực hành dân chủ ở nước ta còn rất thiếu hụt.

Hiện nay, một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước còn chưa phù hợp với nguyện vọng của Nhân dân, một số chính sách xã hội đưa ra nhưng chưa được thực hiện nghiêm túc, cơ chế giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật cịn lỏng lẻo. Vẫn cịn biểu hiện của cơ chế "xin - cho", bao cấp, độc quyền, lợi ích nhóm… làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân. Đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận nhân dân còn thấp, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Khoảng cách chênh lệch về mức sống, mức hưởng thụ các phúc lợi xã hội… của các tầng lớp dân cư ngày càng cách xa; các chính sách an sinh xã hội chưa thực thỏa đáng, hiện tượng bất bình đẳng trong xã hội vẫn còn tồn tại. Đây cũng là một dấu hiệu của việc thực hành dân chủ trong lĩnh vực xã hội chưa đáp ứng được u cầu của đổi mới. Chính vì chưa thực hành dân chủ trong lĩnh vực xã hội tốt mà những vụ khiếu kiện đông người đang gây căng thẳng trên bình diện xã hội. Nhất là tệ nạn xã hội đang có xu hướng ngày càng tăng và khá phổ biến, nhất là tệ nạn trộm cắp, cướp, cờ bạc, mại dâm, nghiện hút, đồng bóng, bói tốn, mê tín dị đoan, v.v.. Tệ nạn xã hội phát triển kéo theo các bệnh xã hội càng phát triển, đồng thời gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, làm xói mịn đạo đức, băng hoại hạnh phúc của nhiều gia đình, làm tha hóa một bộ phận dân cư, đặc biệt là thanh thiếu niên [96, tr.118].

Thứ tư, trong nhận thức và vận dụng những điểm tương đồng và khác

biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay chưa làm sáng tỏ được sự khác biệt giữa dân chủ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với dân chủ trong chủ nghĩa xã hội.

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là hai trình độ phát triển khác nhau, với các đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội khác nhau. Trên phương diện kinh tế, tổng thể trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay mới ở giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhưng về mặt chính trị xác định xây dựng và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nhận thức như vậy là chưa hoàn toàn phù hợp với quy luật khách quan. Vì trong thời kỳ quá độ, nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau, từ đó dẫn đến cơ cấu xã hội, quan hệ giai cấp đa dạng, phức tạp, nội dung, hình thức, yêu cầu dân chủ cũng khác nhau. Chính sự nhận thức chưa rõ ràng này dẫn đến hệ quả có lúc Đảng ta quan niệm bản chất chế độ chính trị nước ta do nhân dân lao động làm chủ (Đại hội VII) và do nhân dân làm chủ (Đại hội X).

Do đó, làm sáng tỏ sự khác biệt giữa dân chủ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và dân chủ trong chủ nghĩa xã hội là cơ sở để thực hiện các hình thức dân chủ cho phù hợp.

Thứ năm, trong nhận thức và vận dụng những điểm tương đồng và khác

biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay có tình trạng những bất cập thực hiện dân chủ trong Đảng mâu thuẫn với bản chất dân chủ tốt đẹp của dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Để thực hành dân chủ trong xã hội, trước hết cần thực hành dân chủ trong Đảng. Bên cạnh những thành tựu về dân chủ trong hoạt động của Đảng, hơn 30 năm đổi mới đất nước vừa qua cịn khơng ít vấn đề về thực hành dân chủ trong Đảng, làm cho tấm gương của Đảng có nơi, có lúc khơng những khơng sáng mà cịn mờ nhạt trước xã hội, trước Nhân dân [96, tr.117].

Do thực hành dân chủ trong Đảng trong các công tác lý luận, tư tưởng, tổ chức, cán bộ, kiểm tra; trong các quan hệ nội bộ của Đảng, giữa Đảng và Nhà nước, giữa Đảng và Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội, giữa

Đảng với nhân dân, v.v., còn nhiều hạn chế nên đã ảnh hưởng xấu đến việc thực hành dân chủ trong xã hội. Chúng ta đã có quy chế dân chủ ở cơ sở, Pháp lệnh thực hành dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, Quy chế dân chủ trong Đảng vẫn chưa được xây dựng, do vậy, các cơ chế nhân dân giám sát Đảng; quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội; cơ chế để Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị - xã hội và nhân dân góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, v.v.. đều thiếu hoặc yếu, khó triển khai trong cuộc sống [96, tr.117].

Chúng ta đòi hỏi dân chủ phải được thực thi công khai, minh bạch trong tất cả các thành viên của hệ thống chính trị. Trong đó, thực hiện trên thực tế dân chủ trong Đảng đang là nhu cầu, là đòi hỏi bức xúc đặt ra từ thực tiễn. Công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong thời gian qua chưa đạt được kết quả như mong muốn, dẫn tới dân chủ hình thức, thiếu nhất quán giữa nói và làm; nguyên tắc tập trung dân chủ bị vi phạm. Nhiều cơ quan Đảng, nhiều cán bộ, đảng viên không những chưa gương mẫu trong thực hiện dân chủ mà còn vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Nói hay nhưng làm dở, nói nhưng khơng làm, nói một đường làm một nẻo…trong việc thực hành dân chủ là hiện tượng khá phổ biến ở nước ta.

Đó là những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa vào xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đặt ra đòi hỏi phải được làm sáng tỏ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Nghiên cứu thực chất những nội dung kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội về sự tương đồng và khác biệt giữa dân chủ dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, đồng thời phân tích thực trạng vận dụng ở Việt Nam hiện nay có thể rút ra một số kết luận sau:

Một là, giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa có những điểm

tương đồng vì chúng đều phản ánh khía cạnh, nội dung của chế độ chính trị, những phạm trù của đời sống xã hội.

Hai là, giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa có những điểm

khác biệt căn bản trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội.

Ba là, trên lập trường của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nền dân chủ xã hội

chủ nghĩa ra đời sau, kế thừa các giá trị tích cực của các nền dân chủ trước đó, trong đó có dân chủ tư sản.

Bốn là, trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, việc nghiên cứu một cách

tồn diện, có hệ thống nền dân chủ tư sản ở các nước tư bản phát triển để kế thừa các giá trị tích cực là việc làm cần thiết, có ý nghĩa tích cực. Cần phê pháp các quan điểm tả khuynh, hữu khuynh trong nhận thức, tiếp thu dân chủ tư sản. Đánh giá khách quan thành tựu dân chủ tư sản, tính chất, trình độ dân chủ xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là cơ sở khoa học để tiếp thu có chọn lọc các giá trị dân chủ của nhân loại được biểu hiện ở chủ nghĩa tư bản. Đó là sự phát triển trình độ dân chủ của văn minh nhân loại được biểu hiện ở chủ nghĩa tư bản chứ không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản.

Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay từ nghiên cứu và vận dụng thực chất những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa là khắc phục tình trạng nhận thức lệch lạc, phiến diện, hoặc tuyệt đối hóa sự khác biệt giữa hai chế độ dân chủ này, hoặc ca ngợi một chiều những ưu việt của dân chủ xã hội chủ nghĩa mà không thấy những bất cập trong q trình hồn thiện nền dân chủ này; hoặc phủ nhận sạch trơn những giá trị tốt đẹp của dân chủ tư sản.

Chương 4

Một phần của tài liệu LA _ Thu Mai _cap Hoc vien_ (Trang 117 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w