Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời trong sự tác động của những điều kiện lịch sử khác nhau

Một phần của tài liệu LA _ Thu Mai _cap Hoc vien_ (Trang 57 - 63)

tác động của những điều kiện lịch sử khác nhau

Nền dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa đều khơng xuất hiện ngẫu nhiên mà có tính tất yếu. Nó khơng xuất hiện tùy ý, tùy tiện theo ý muốn chủ quan của con người mà theo yêu cầu khách quan của lịch sử. Nó ra đời trong những điều kiện lịch sử nhất định. Dựa trên những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội nhất định mà dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời và mang những điểm tương đồng và khác biệt với nhau.

Dân chủ tư sản với tính cách là một thiết chế nhà nước, ra đời gắn liền với thắng lợi của cách mạng tư sản. Nó khơng xuất hiện tức khắc, tức thời mà trải qua một quá trình phát sinh, phát triển từ thấp lên cao, từ ít đến nhiều, từ những yếu tố dân chủ lẻ tẻ trong từng lĩnh vực kinh tế, tư tưởng xã hội đến một nền dân chủ gắn liền với chế độ chính trị của giai cấp tư sản.

Để tồn tại và phát triển, ngay từ buổi đầu hình thành, chủ nghĩa tư bản đã tiến hành cuộc đấu tranh trên nhiều mặt, trước hết là trên lĩnh vực tư tưởng, chống lại thần học, thần quyền, chống lại mọi sự ức chế tình cảm và áp chế tư tưởng, địi tự do, bình đẳng, bình quyền và bảo vệ chân lý khoa học.

Ở Tây Âu, "phát súng" lớn đầu tiên của giai cấp tư sản nã vào dinh lũy của chế độ phong kiến là do phong trào Phục hưng kéo dài từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI. Phong trào này diễn ra trong lĩnh vực tinh thần, văn hóa nhưng đã giáng một địn mạnh vào chế độ phong kiến. Phục hưng văn hóa nói ở đây là phục hưng văn hóa của thời cổ đại, nhất là văn hóa Hy Lạp cổ đại. Tồn bộ nội dung văn hóa của phong trào này đã thể hiện rõ quan điểm tư tưởng, lập trường của giai cấp tư sản, chĩa mũi nhọn vào chế độ phong kiến, đòi dân chủ trong văn hóa, khoa học, địi tự do tư tưởng khơng phải chỉ cho một người (vua) mà cho tồn bộ giai cấp tư sản và tất cả những ai mà giai

cấp tư sản cần đến họ, liên minh với họ trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến.

Cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến Tây Âu, giành tự do, dân chủ trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng trước hết thể hiện trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa kinh viện, chủ nghĩa thầy tu và thần học. Các nhà tư tưởng đại biểu cho lợi ích của giai cấp tư sản - giai cấp đang trở thành lực lượng trung tâm của thời đại bấy giờ - đã triển khai cuộc đấu tranh trên nhiều lĩnh vực triết học, khoa học, văn học, nghệ thuật, đặc biệt là hội họa. Tên tuổi nổi bật trong thời kỳ này, về triết học, thiên văn học có Cơpécních, Brunơ; về văn học có Sếchxpia, Xécvăngtét; về hội họa có Lêơna Đơ Vanhxi, Miken Lănggiơ. Ph.Ăngghen đã suy tôn họ là "những người khổng lồ" của thời đại này. Tính dân chủ, chủ nghĩa nhân văn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đấu tranh này. Nội dung dân chủ của giai cấp tư sản thời này mang nhiều yếu tố tiến bộ. Họ đã khẳng định giá trị thật sự và cái đẹp chân chính của cuộc sống là ở con người chứ không phải ở thần thánh, ở trần gian chứ không phải ở thiên đàng. Cho nên con người không thể cam chịu mà phải sống, phải đấu tranh cho con người, vì con người chứ khơng phải cho thần thánh, vì thần thánh và do đó, dân chủ, tự do cũng là vì con người, cho con người [72, tr.37].

Thành tựu lớn nhất trong phong trào này là đã phá được những mắt khâu đầu tiên của xiềng xích phong kiến bao đời trói buộc con người vào thần quyền và cường quyền, đã đẩy lùi được một bước thần học với chủ nghĩa kinh viện, góp phần giải phóng tư duy, đem lại tự do, dân chủ cho con người từ buổi bình minh của giai cấp tư sản.

Đòn lớn thứ hai giáng vào chế độ phong kiến Tây Âu là chủ nghĩa duy lý (rationalisme) trong thế kỷ XVII. Đó là cuộc đấu tranh chống thần quyền và thần học do các nhà duy lý khởi xướng, tiêu biểu là Đềcáctơ (1596-1650). Nhà triết học và tốn học này đề cao tư duy, trí tuệ con người; phủ định "chân lý" của tôn giáo. Những thành tựu khoa học của thời kỳ này đã đẩy lùi vai trò

sáng thế của Chúa trời, Thượng đế và khẳng định mạnh mẽ vai trị của lý trí, tư duy trong q trình tìm tịi, phát hiện chân lý. Đây là con đường quan trọng trong quá trình phát triển khoa học tự nhiên do yêu cầu khách quan của sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Đây cũng là một thành tựu của giai cấp tư sản đạt được trên lĩnh vực đấu tranh giành quyền tự do, dân chủ [72, tr.37].

Đòn lớn thứ ba giáng vào chế độ phong kiến cũng như ở Tây Âu là trào lưu Khai sáng trong thế kỷ XVIII. Tiếp theo trào lưu Duy lý ở thế kỷ XVII, bước sang thế kỷ XVIII, trào lưu Khai sáng (còn gọi là Thế kỷ Ánh sáng) đã làm rạng rỡ nền văn hóa tư sản với những tư tưởng dân chủ, nhân đạo. Trào lưu này chủ trương làm bùng lên ánh sáng văn hóa, soi rọi vào đêm trường trung cổ, xua tan tình trạng tối tăm, ngu muội của chủ nghĩa kinh viện và thần học bao trùm, áp đặt lên toàn bộ nhân quần, xã hội. Tinh thần đấu tranh cho dân chủ của trào lưu này thể hiện nổi bật trong cuộc đấu tranh rất quyết liệt chống lại thần quyền, cường quyền, chống lại thần học, nhất là chủ nghĩa kinh viện và chủ nghĩa thầy tu nhằm mở mang trí tuệ, đổi mới tư duy; nêu cao tư tưởng dân chủ về bình quyền, bình đẳng; khẳng định thế giới quan duy vật, hình thành chủ nghĩa vơ thần. Vonte (1694-1778) là nhà triết học, nhà văn, cũng là một người khởi xướng trào lưu khai sáng văn hóa. Rútxơ (1712-1778) là người nổi tiếng đấu tranh địi dân chủ với thuyết bình đẳng nhằm chống lại chính quyền phong kiến phản nhân dân. Cũng trong trào lưu này, Điđơrô (1713-1784) là người đã nêu ra lý tưởng về một nhà nước cộng hòa dân chủ. Người ta đã coi nó là cuộc chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cách mạng tư sản, nhất là cách mạng tư sản Pháp. Nội dung cơ bản của trào lưu khai sáng là nội dung dân chủ, trong đó nổi bật là tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, nhằm chống lại chế độ phong kiến.

Đòn quyết định sự cáo chung của chế độ phong kiến Tây Âu là cách mạng tư sản, mở đầu là cách mạng tư sản Hà Lan, Anh và điển hình nhất là cách mạng tư sản Pháp. Nền dân chủ được hình thành tương đối đầy đủ trong

quá trình đấu tranh cách mạng tư sản - một nấc thang quan trọng của tiến bộ lịch sử [72, tr.38-39].

Dân chủ tư sản khơng thể xuất hiện nếu khơng có giai cấp tư sản, nếu khơng có chủ nghĩa tư bản cùng với chế độ chính trị, xã hội của nó. Điều kiện ra đời của dân chủ tư sản, trước hết và căn bản nhất là điều kiện kinh tế.

Sự xuất hiện dân chủ tư sản gắn liền với sự hình thành của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Quá trình khẳng định dân chủ tư sản cũng đồng thời là quá trình phủ định nền qn chủ. Q trình đó diễn ra từ thấp đến cao trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ hẹp đến rộng, nhằm xóa bỏ từng yếu tố phản dân chủ, đi tới phủ định nền quân chủ. Q trình khẳng định và phủ định đó là q trình tự nhiên, là một q trình đấu tranh giai cấp rất quyết liệt của giai cấp tư sản và những đồng minh của nó, nhằm xóa bỏ phương thức sản xuất phong kiến, lật đổ ách thống trị của giai cấp phong kiến.

Chủ nghĩa tư bản kể từ thời kỳ tích lũy sơ khai vào thế kỷ XIV, đã phải đương đầu với biết bao xiềng xích phong kiến trói buộc con người, phải vượt qua cả một cơ chế cường quyền, thần quyền kìm kẹp con người, ngăn cản sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. Đó là sự đối nghịch giữa hai nền kinh tế với hai phương thức sản xuất khác nhau, thậm chí đối lập nhau, khơng thể điều hịa, điều tiết. Một bên là chế độ phong kiến cát cứ, mỗi chúa đất là một vương quốc riêng; về chính trị thì thả sức chun quyền độc đốn; về kinh tế thì tự cấp, tự túc, tự sản, tự tiêu và sản xuất thì mang nặng tính chất tự nhiên, chỉ trơng chờ vào trời đất. Một bên thì sản xuất hàng hóa, cần xóa cát cứ để mở rộng thị trường, phá vỡ nền kinh tế tự nhiên tự cấp, tự túc với hàng rào thuế quan rất nghiêm ngặt của các vương quốc để lưu thơng tiêu thụ được hàng hóa, thu nhiều lợi nhuận.

Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống chế độ thống trị của giai cấp phong kiến, trước hết diễn ra trên lĩnh vực kinh tế, nhằm giành quyền tự do sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường. Đó là cuộc đấu tranh đòi dân chủ

trong kinh tế. Dưới chế độ phong kiến, tình trạng bất cơng về sở hữu ruộng đất giữa chúa đất và nông nô đã dẫn đến sự chênh lệch về của cải rất lớn, làm cho sự phân biệt giai cấp, đẳng cấp rất sâu sắc, tạo nên những lối sống đối lập nhau về nhiều mặt. Đó là những biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp giữa phong kiến và nông nô. Những mâu thuẫn này tất yếu dẫn đến những cuộc khởi nghĩa của nông nô chống lại ách thống trị của giai cấp phong kiến và những cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt về nhiều mặt của giai cấp tư sản nhằm lật đổ chế độ phong kiến.

Những mâu thuẫn kinh tế trong xã hội phong kiến chính là nguyên nhân kinh tế của cuộc đấu tranh tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại tư tưởng phong kiến và từ cuộc đấu tranh đó, những tư tưởng tư sản xuất hiện và hình thành nên hệ tư tưởng tư sản, trong đó tư tưởng về dân chủ đã trở thành mục tiêu, động lực của cuộc cách mạng tư sản. Chính nền dân chủ tư sản đã được hình thành trong quá trình đấu tranh ấy.

Cuộc cách mạng tư sản chính là sự bùng nổ đó, là bước ngoặt đưa con người đến một trạng thái xã hội mới, tiến bộ hơn, dân chủ hơn. Thế kỷ XVII, XVIII, cao trào cách mạng tư sản diễn ra ở Tây Âu là thời kỳ giai cấp tư sản giành được thắng lợi chính trị như: Cách mạng tư sản Hà Lan cuối thế kỷ XVI, cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVII (1640-1688); cách mạng tư sản Pháp thế kỷ XVIII (1789-1794)...

Mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là xố bỏ tình trạng người bóc lột người, xố bỏ hồn tồn chế độ tư hữu, xây dựng xã hội khơng cịn áp bức bóc lột, con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Trong xã hội đó, nhân dân lao động trở thành người chủ đích thực. Để thực hiện được mục tiêu cao cả này, cách mạng xã hội chủ nghĩa phải từng bước được hiện thực hoá qua từng chặng đường, từng bước đi, thơng qua q trình lao động đầy nhiệt huyết và sáng tạo của quần chúng nhân dân lao động, bằng công tác tổ chức xã hội một cách khoa học trên tất cả các lĩnh vực của đời

sống xã hội, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Do đó, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ được hình thành sau thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phương diện chính trị và nó được hồn thiện từng bước phù hợp với sự phát triển kinh tế, chính trị và văn hố - xã hội của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thành công mở ra một thời đại mới, nhân dân lao động đã giành lại chính quyền, tư liệu sản xuất... giành lại quyền lực thực sự của nhân dân, tức là dân chủ thực sự và lập ra nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa, để thực hiện quyền lực của nhân dân.

Thắng lợi chính trị trong cuộc cách mạng vô sản đã đưa giai cấp vô sản và quần chúng lao động từ địa vị những người nơ lệ bị bóc lột và áp bức lên địa vị những người chủ của xã hội. Chính quyền đã thuộc về tay giai cấp công nhân với tư cách là nhà nước kiểu mới, là bộ máy quản lý và điều hành mọi hoạt động của xã hội để thực hiện quyền làm chủ của những người lao động đã được giải phóng.

Nhờ bước ngoặt chính trị này, người lao động đã ra khỏi tình trạng bị bóc lột về kinh tế và áp bức, nơ dịch về chính trị và tinh thần, bắt đầu q trình tạo dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Như vậy, với việc thiết lập chính quyền nhà nước kiểu mới - chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, việc Đảng Cộng sản khẳng định trong thực tế vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội của mình, việc xã hội bước vào thời kỳ quá độ lịch sử - xây dựng xã hội mới theo các định hướng và mục tiêu xã hội chủ nghĩa - đã được xác định như những tiền đề và nguyên tắc chính trị căn bản nhất để hình thành chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội. Đây cũng chính là những tiền đề và nguyên tắc dẫn tới sự hình thành nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - một nền dân chủ phát triển mới về chất so với các nền dân chủ đã có từ trước trong lịch sử. Dân chủ xã hội

chủ nghĩa xuất hiện trong thắng lợi của cách mạng chính trị giành chính quyền của giai cấp cơng nhân. Nó gắn liền với sự ra đời của nhà nước kiểu mới sau thắng lợi của cuộc cách mạng đó. Dân chủ xã hội chủ nghĩa lại có một q trình phát triển và đang trong q trình hồn thiện cùng với q trình lịch sử lâu dài mà giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động dựa trên nhà nước của mình để xây dựng chủ nghĩa xã hội [72, tr.38-39].

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ mà ở đó, những giá trị dân chủ, quyền lực của nhân dân được thể chế hoá thành pháp luật, thành hệ thống chính trị (trong đó nhà nước xã hội chủ nghĩa là trụ cột), thành nguyên tắc, mục tiêu của sự phát triển. Các giá trị và chuẩn mực dân chủ thâm nhập và chi phối mọi hoạt động của mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội; mọi công dân và tổ chức xã hội đều có khả năng nhận thức và vận dụng các giá trị dân chủ, biến thành những nguyên tắc phổ biến trong hoạt động và các quan hệ xã hội. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được hình thành sau thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phương diện chính trị và nó được hồn thiện từng bước phù hợp với sự phát triển kinh tế, chính trị và văn hố - xã hội của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ có thực sự khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng đầy đủ.

Một phần của tài liệu LA _ Thu Mai _cap Hoc vien_ (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w