Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ ra đời trên cơ sở kế thừa các thành tựu của văn minh nhân loại; một mặt, các ông phát triển những tư tưởng dân chủ đã có, mặt khác bổ sung, phát triển quan điểm mới phù hợp với điều kiện lịch sử đương thời.
Quan điểm cơ bản của các nhà kinh điển về dân chủ được biểu hiện ở một số nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, trên cơ sở từ "nội hàm gốc" của "dân chủ nguyên thủy" - với
nghĩa thật sự là "quyền lực của nhân dân" trong điều kiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, các ông đã tập trung nghiên cứu "vấn đề dân chủ" từ khi xã hội lồi người có chế độ tư hữu và phân chia thành giai cấp và xuất hiện các loại nhà nước, dân chủ (chế độ dân chủ hoặc nền dân chủ). Đó là hình thức tổ chức nhà nước dựa trên nguyên tắc nhân dân là chủ thể của quyền lực. Trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gôta, C.Mác chỉ rõ: "từ "dân chủ" nếu chuyển sang tiếng Đức thì có nghĩa là "nhân dân làm chủ""[22, tr.44-45]. Điều đó có nghĩa trong chế độ dân chủ, nhân dân là chủ thể quyền lực nhà nước, nhân dân tạo nên nhà nước, chứ không phải nhà nước tạo nên nhân dân. C.Mác viết: "Chế độ dân chủ xuất phát từ con người và biến nhà nước thành con
người được khách thể hóa. Cũng giống như tơn giáo khơng tạo ra con người mà con người tạo ra tôn giáo, ở đây cũng vậy: không phải chế độ nhà nước tạo ra nhân dân mà nhân dân tạo ra nhà nước" [15, tr.350].
Thứ hai, chủ nghĩa Mác-Lênin sử dụng khái niệm dân chủ trên phương
diện quyền lợi của nhân dân, là vấn đề quyền lợi dân chủ được hiểu theo nghĩa rộng. C.Mác cho rằng, nhân dân nên là chủ nhân của nhà nước. Quyền lợi căn bản nhất của nhân dân chính là quyền lực nhà nước phải thuộc sở hữu của nhân dân, sở hữu của xã hội; đồng thời, bộ máy nhà nước phải phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội. Chỉ khi mọi quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân mới có thể căn bản đảm bảo việc nhân dân được hưởng quyền làm chủ, hưởng quyền lợi dân chủ khắp mọi nơi.
Trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng, V.I.Lênin cho rằng dân chủ là việc nhân dân được hưởng quyền tham gia quyết định chế độ nhà nước và quản lý nhà nước. Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, V.I.Lênin khẳng định: Quần chúng phải có quyền được tự mình cử ra những người lãnh đạo có trách nhiệm, có quyền được thay đổi những người lãnh đạo của mình, có quyền được hiểu rõ và kiểm tra mỗi một bước nhỏ nhất trong hoạt động của những người đó. Quần chúng phải có quyền được đề bạt trong nội bộ của họ bất kỳ một công nhân nào lên phụ trách chức vụ lãnh đạo. Nhưng như vậy khơng mảy may có nghĩa là q trình lao động tập thể có thể khơng cần một sự lãnh đạo nào, khơng cần có sự xác định chính xác chức trách của người lãnh đạo, không cần một trật tự hết sức nghiêm ngặt do ý chí thống nhất của người lãnh đạo lập ra [125, tr.192].
Thứ ba, trên phương diện chế độ chính trị, chủ nghĩa Mác đã lý giải
khái niệm dân chủ như một hình thức nhà nước hay một hình thái nhà nước, như là chế độ dân chủ hay chính thể dân chủ. C.Mác, trong tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hegel, đã gọi chế độ quân chủ và chế độ dân chủ là chế độ nhà nước [15, tr.350].
Chủ nghĩa Mác chỉ ra rằng, chế độ dân chủ làm nên một hình thức nhà nước, hình thái nhà nước, trong lịch sử nhân loại nó xuất hiện cùng với sự xuất hiện của chế độ tư hữu, của giai cấp và của nhà nước; tính chất của nó căn bản khơng giống kiểu "chế độ dân chủ hình thành tự nhiên thời kỳ nguyên thủy " trong xã hội nguyên thủy. Trong xã hội của giai cấp bóc lột, chính thể dân chủ giống với chính thể quân chủ và chính thể quý tộc, về thực chất, đều chỉ là công cụ giúp giai cấp chiếm địa vị thống trị về chính trị và kinh tế thống trị đối với giai cấp khác.
Khơng những thế, C.Mác cịn chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa chế độ dân chủ với chế độ chuyên chế, chế độ dân chủ có đặc trưng cơ bản là luật pháp tồn tại vì con người: "Dưới chế độ dân chủ, khơng phải con người tồn tại vì pháp luật, mà pháp luật tồn tại vì con người… Dấu hiệu đặc trưng cơ bản của chế độ dân chủ là như vậy" [15, tr.350].
Tuy nhiên, các nhà kinh điển cũng chỉ ra rằng, do xuất hiện trong điều kiện xã hội có giai cấp nên cũng giống như nhà nước, dân chủ trước hết và chủ yếu là một phạm trù chính trị, mang tính giai cấp và phục vụ giai cấp thống trị, khơng có dân chủ "thuần túy", dân chủ nói chung [96, tr.10].
Tựu trung lại, quan niệm về dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lênin được biểu hiện ở hai góc độ:
Một là, dân chủ được xem xét với tư cách là hình thức tổ chức nhà nước, một chế độ xã hội trong đó quyền lực thuộc về nhân dân. Nói cách
khác, dân chủ là phương thức quản lý điều hành xã hội được xây dựng thành các thiết chế, quy chế, chế độ được đảm bảo về mặt pháp lý và được biểu hiện thành trật tự của tổ chức bộ máy nhà nước, thông qua tổ chức và quản lý để thực hiện quyền lực đối với xã hội;
Hai là, dân chủ là giá trị tiến bộ xã hội. Kết tinh của giá trị tiến bộ xã
hội của dân chủ là ở chỗ, các cuộc đấu tranh để giành lấy dân chủ đều dẫn đến những khả năng giải phóng, nâng cao vị trí của con người trong lịch sử,
hình thành và phát triển ở con người ý thức và năng lực làm chủ xã hội. Những thành tựu đạt được của dân chủ trước chủ nghĩa xã hội, mà đỉnh cao là dân chủ tư sản, xét về ý nghĩa khách quan, đều mang những tiến bộ xã hội, vì nó từng bước chuẩn bị tiến tới nền dân chủ đầy đủ, triệt để và hoàn thiện nhất trong chủ nghĩa xã hội. Mặc dù chưa đem lại quyền lực cho đa số người lao động, nhưng nền dân chủ tư sản vẫn cần thiết đối với tiến bộ xã hội. Nó tích lũy và làm chín muồi ý thức dân chủ, tinh thần phản kháng mọi hiện tượng bất công, mất dân chủ, tạo nên sự trưởng thành về chính trị, ý thức giai cấp của quần chúng, cung cấp cho họ kinh nghiệm thực tiễn cần thiết để chuyển từ đấu tranh đòi cải thiện dân sinh dân chủ sang đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội, tức là vì dân chủ thực sự, triệt để nhất. V.I. Lênin đã chỉ rõ, chính chủ nghĩa tư bản trong tiến trình phát triển của nó đã dẫn tới các tiền đề cho sự chín muồi đầy đủ của dân chủ và một khi dân chủ đã phát triển đầy đủ thì nó khơng thể dung nạp được trật tự tư sản. Do vậy, chủ nghĩa xã hội thắng lợi nhất thiết phải thực hiện chế độ dân chủ hoàn toàn.