Hạn chế trong quá trình vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây

Một phần của tài liệu LA _ Thu Mai _cap Hoc vien_ (Trang 113 - 117)

và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

- Về nhận thức: Trong quá trình vận dụng những điểm tương đồng và

khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhận thức và nghiên cứu lý luận về bản chất của dân chủ và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa đầy đủ và hệ thống, chưa lý giải và làm sáng tỏ nhiều vấn đề do thực tiễn đặt ra; chưa đạt được nhiều kết quả có giá trị định hướng, mang tính đột phá cho q trình đổi mới, xây dựng và phát huy dân chủ. Trên thực tế, cịn có những nhận thức phiến diện, khơng đầy đủ, không

đúng về dân chủ, coi dân chủ là những giá trị tuyệt đối phi lịch sử, phi thực tiễn... hoặc có những nhận thức sai lệch cho rằng dân chủ là những giá trị "tự do" khơng có giới hạn, khơng bị hạn chế bởi luật pháp, bởi trình độ phát triển cụ thể... [53, tr.242].

Mặt khác, quan điểm về dân chủ xã hội chủ nghĩa chưa được nghiên cứu và nhận thức sâu sắc, đầy đủ. Nhận thức về dân chủ trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế, nhất là về mối quan hệ giữa quyền, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi tổ chức, mỗi cá nhân trong xã hội. Đồng thời, nhận thức chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, chưa toàn diện về nguyên tắc cơ bản nhất, cốt lõi nhất để xây dựng và phát huy dân chủ: "Đảng lãnh đạo - Nhà nước quản lý - Nhân dân làm chủ" là nhằm thực hiện ý nguyện, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.

- Về thực tiễn: Trong vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt

giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực tiễn xây dựng và phát huy nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay còn nhiều yếu kém, bất cập.

Trên lĩnh vực chính trị: Dân chủ trong Đảng đóng vai trị quyết định chi

phối và lan tỏa dân chủ trong hệ thống chính trị và trong tồn xã hội, song có nơi, có lúc dân chủ trong Đảng chưa được thực hiện đầy đủ, vẫn cịn tình trạng dân chủ hình thức. Nguyên tắc "tập trung dân chủ", "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" trên thực tế ở khơng ít nơi rơi vào hình thức, bị lợi dụng dẫn tới hiện tượng hoặc dân chủ quá trớn, hoặc chuyên quyền độc đoán, thiếu hoặc đùn đẩy trách nhiệm...

Nguyên tắc phân cơng, phối hợp, kiểm sốt của ba nhánh quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp) chưa rõ ràng, chưa có cơ chế để giám sát, kiểm tra hiệu quả dẫn tới nền dân chủ xã hội chủ nghĩa còn nhiều khiếm khuyết; nội dung, mức độ, phương thức của việc phân cơng, phối hợp, kiểm sốt giữa ba cơ quan nhà nước là gì, vẫn cịn lúng túng. Do vậy, tình trạng đùn đẩy trách nhiệm trong hoạt động của bộ máy nhà nước vẫn diễn ra. Do không xác định được ai là chủ thể nên khơng quy được trách nhiệm chính thuộc về ai khi có vấn đề xảy ra tổn hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích của nhân dân. Đây cũng là nguyên nhân

dẫn tới tình trạng cán bộ làm liều, khơng sợ trách nhiệm, "nhờn" với cơ chế phân cơng, phối hợp, kiểm sốt.

Mặt khác, quy trình làm luật, chính sách ở Việt Nam vẫn cịn tình trạng thiếu sự tham gia của các chủ thể hưởng lợi từ chính sách. Dự thảo luật, chính sách chủ yếu do các bộ, ngành xây dựng, sự tham gia của các nhà khoa học, tổ chức đồn thể, của Nhân dân cịn chưa nhiều. Khi Quốc hội đưa dự thảo luật ra lấy ý kiến đóng góp của các đối tượng nêu trên thì sự tham gia, khả năng tham gia của họ, nhất là của nhân dân cịn nhiều hạn chế. Từ đó dẫn đến hệ quả, một số luật, chính sách được ban hành nhưng khơng phản ánh đúng ý nguyện của nhân dân, khơng được nhân dân đồng tình, ủng hộ [96, tr.72].

Trên lĩnh vực kinh tế: Một là, sự bình đẳng (dân chủ) giữa các thành

phần kinh tế trong tiếp cận các nguồn lực như: tín dụng, thị trường, đất đai, khoa học cơng nghệ, sự hỗ trợ của Chính phủ… vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi thường gặp khó khăn hơn so với kinh tế nhà nước trong tiếp cận các nguồn lực trên. Mặt khác, thể chế kinh tế thị trường cịn thiếu đồng bộ. Cơng tác quản lý nhà nước về kinh tế còn nhiều khuyết điểm. Việc đổi mới, phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể còn nhiều hạn chế. Nhiều nguồn lực, tiềm năng về vật chất và tinh thần để phát triển kinh tế trong các tầng lớp nhân dân chưa được khai thác, phát huy một cách hiệu quả. Tăng trưởng của nền kinh tế vẫn ở mức dưới tiềm năng, hiệu quả và chất lượng tăng trưởng thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế cịn kém. Tính tự phát, tuỳ tiện trong sản xuất, kinh doanh vẫn còn phổ biến. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, cịn phân tán và lãng phí. Doanh nghiệp nhà nước, trong đó có nhiều tập đồn kinh tế và tổng công ty nhà nước chưa thể hiện được đầy đủ vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước; hoạt động sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả, gây nhiều lãng phí, thất thốt. Kinh tế tập thể còn nhiều mặt yếu kém kéo dài. Doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là quy mơ nhỏ. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu chuyển giao công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn và trình độ quản lý tiên tiến... [37, tr.74].

Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội: Văn hóa chưa đủ sức tác động, chi phối, điều chỉnh hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội theo hướng dân chủ, công bằng, văn minh, hiện đại. Một số giá trị văn hố đạo đức suy giảm; mê tín, hủ tục phát triển. Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hiệu quả chưa cao, nguy cơ mai một chưa được ngăn chặn. Cơng tác quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa các cấp cịn nhiều hạn chế, bất cập. Một số cơ quan báo chí, xuất bản, văn học, nghệ thuật chưa thực hiện đúng tơn chỉ, mục đích. Trong sáng tác, biểu diễn, truyền bá văn học, nghệ thuật cịn nhiều sai sót, lệch lạc cả về hình thức và nội dung tư tưởng. Đời sống văn hóa tinh thần ở nhiều nơi cịn nghèo nàn, đơn điệu; khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và giữa các tầng lớp nhân dân chậm được rút ngắn. Lối sống thực dụng, coi thường kỷ cương phép nước, bất chấp pháp luật, đạo đức xã hội, sống xa hoa, buông thả, hời hợt, vô cảm, vô trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, nhân dân, nhất là lớp trẻ đang là vấn đề nhức nhối xã hội.

Những hạn chế trong sự vận dụng điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay có thể được lý giải từ những nguyên nhân cơ bản sau:

Một là, Việt Nam thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa từ một xã hội

tiền tư bản. Nước ta thực hiện quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng từng bước nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, từ xuất phát điểm là một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất còn rất thấp lại bị chiến tranh tàn phá kéo dài. Đây là điểm khởi đầu từ một xã hội tiền tư bản, cơ sở dân chủ mới chỉ có những mầm mống sơ khai trong truyền thống xã hội phong kiến tập quyền phương Đông. Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa cũng có nghĩa là bỏ qua dân chủ tư sản, nhân dân chưa có ý thức và năng lực thực hành dân chủ, chưa có một nền văn hóa dân chủ ở mức cần thiết, chưa có thói quen tuân thủ pháp luật nên dễ rơi vào cực đoan này hay cực đoan khác. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới những hạn chế trong vận dụng sự tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa vào xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Hai là, thực hành dân chủ trong Đảng và trong Nhà nước chưa đạt hiệu

quả cao nên ảnh hưởng đến thực hành dân chủ trong xã hội.

Ba là, trình độ dân trí chưa cao, các điều kiện để thực hành dân chủ còn

rất thiếu và yếu, chưa có ý thức pháp luật cũng có ảnh hưởng quan trọng đến thực hành dân chủ.

Một phần của tài liệu LA _ Thu Mai _cap Hoc vien_ (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w