QUAN NIỆM VÀ NHỮNG NỘI DUNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ TƯ SẢN VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Một phần của tài liệu LA _ Thu Mai _cap Hoc vien_ (Trang 47 - 51)

GIỮA DÂN CHỦ TƯ SẢN VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

2.2.1. Quan niệm về "tương đồng" và "khác biệt", "tương đồnggiữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa", "khác biệt giữa dân giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa", "khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa"

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, khái niệm "tương đồng" được hiểu là "như nhau, giống nhau" [139, tr.1768]. Trong ngôn ngữ tiếng Việt hiện nay, có các từ tương tự như: sự giống nhau, sự tương đồng, sự thống nhất… Những từ này đều dùng để chỉ những mặt, thuộc tính, đặc điểm, mối liên hệ… có ở nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau.

Trên phương diện triết học, cơ sở hình thành sự tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng có thể xuất phát từ bản thân các yếu tố cấu thành sự vật (khách quan), có thể do nhu cầu của con người (chủ quan); ví dụ sắt, nhơm, đồng đều có chung thuộc tính có thể dẫn nhiệt, dẫn điện, dát mỏng, kéo dài...

đây là thuộc tính tự nhiên của sự vật làm nên tính tương đồng của kim loại. Trong xã hội, điểm tương đồng vừa có thể có nguồn gốc khách quan nhưng cũng có thể do yếu tố chủ quan. Ví dụ, mọi dân tộc đều phải sản xuất ra của cải để duy trì cuộc sống là điểm tương đồng khách quan; nhưng các dân tộc khi bị áp bức, đều đấu tranh để giành lại quyền tự do thì đó là điểm tương đồng có tính chủ quan (mong muốn của con người).

Từ đó, "tương đồng giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa" được hiểu là so sánh để tìm ra những nhận thức hay giá trị chung, phổ quát của nhân loại giữa hai chế độ dân chủ này.

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, khái niệm "khác biệt" được hiểu là: "không giống hay những nét riêng biệt" [139, tr.883]. Trong ngơn ngữ tiếng

Việt hiện nay, có nhiều từ để chỉ nội dung này như: "khác nhau", "riêng biệt", "khác biệt"… Các khái niệm này đều dùng để chỉ những mặt, thuộc tính, mối liên hệ, yếu tố cấu thành khác nhau trong cùng một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng khác nhau.

Trên phương diện triết học, cơ sở hình thành sự khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng cũng có thể do yếu tố khách quan hoặc chủ quan. Ví dụ, yếu tố cấu thành của nước và sắt là khác nhau (H,O và Fe) nên thuộc tính của hai chất này khác nhau (khách quan); cịn các dân tộc khi bị áp bức đều đấu tranh chống áp bức nhưng mỗi dân tộc có phương pháp, cách thức khác nhau - đó là sự khác biệt có tính chủ quan.

Từ đó, "khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa" được hiểu là so sánh để tìm ra những sự khác nhau mang tính bản chất giữa hai chế độ dân chủ này.

Khái niệm "tương đồng" và "khác biệt" trong luận án này rất gần với cặp phạm trù "cái phổ biến" và "cái đặc thù"; cặp phạm trù "cái chung" và "cái riêng". Những cặp phạm trù này đều là những phạm trù triết học thể hiện những mối quan hệ khác nhau của thế giới cũng như trình độ nhận thức những quan hệ ấy. Nó là những cặp phạm trù được hình thành trong tiến trình phát triển của hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Bởi thế, để làm rõ khái niệm "tương đồng" và "khác biệt", cần làm rõ cặp phạm trù có liên quan này.

Theo quan điểm mácxít, "cái riêng" là phạm trù "được dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định" [47, tr.237]. Cái riêng tồn tại với tư cách là một chỉnh thể trong mối quan hệ độc lập tương đối với những cái khác, nó bao gồm nhiều mặt, nhiều thuộc tính cấu thành nên. Tuy nhiên, những mặt, thuộc tính tạo nên cái riêng lại có mức độ phổ biến khác nhau: có những mặt, thuộc tính chỉ tồn tại ở một cái riêng mà không lặp lại ở bất kỳ cái riêng nào khác; có những mặt, thuộc tính lặp lại ở một nhóm

nhỏ các sự vật, hiện tượng; có những mặt, thuộc tính có ở tất cả các đối tượng được xét đến.

Những mặt, yếu tố chỉ tồn tại ở một cái riêng mà khơng có sự lặp lại ở những cái khác được gọi là cái đơn nhất. Theo quan điểm duy vật biện chứng, "cái đơn nhất" là phạm trù "dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính… chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định và không được lặp lại ở bất cứ một kết cấu vật chất nào khác". Cái đơn nhất là tiêu chí để tạo nên sự khác biệt giữa cái riêng này với cái riêng khác.

Những mặt, thuộc tính tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau được gọi là cái chung. "Cái chung" là phạm trù "dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung khơng những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác". Cái chung là kết quả trừu tượng và khái quát của tư duy về sự giống nhau, tương đồng mang tính tương đối giữa các thuộc tính nhất định của các sự vật, hiện tượng. Cái chung của các sự vật, hiện tượng có thể là về thuộc tính vật lý, hóa học, sinh học… hay những phẩm chất trong lĩnh vực xã hội.

Cái chung lại có thể phân thành cái phổ biến và cái đặc thù. Cái chung có ở tất cả các sự vật, hiện tượng thì được gọi là cái phổ biến. Cái chung chỉ có ở một loại sự vật hoặc một nhóm nhỏ sự vật mà khơng xuất hiện ở những sự vật khác thì được gọi là cái đặc thù.

Theo Từ điển Triết học: Mỗi sự vật riêng lẻ đều được lĩnh hội như là một cái đơn nhất. Những cái đơn nhất cũng có những đặc trưng chung, những nét và đặc tính chung vốn chỉ có ở những nhóm nhỏ các sự vật thì khi đó chúng là cái đặc thù, cịn những nét đặc tính chung ấy vốn có ở tất cả các sự vật và hiện tượng, thì khi đó chúng là cái phổ biến [58, tr.190-191].

Tính phổ biến và tính đặc thù có mối quan hệ biện chứng với nhau. Tính phổ biến và tính đặc thù ln có mối quan hệ khăng khít, khơng tách rời nhau, quy định lẫn nhau, chúng là một bộ phận của cái riêng, tồn tại trong cái

riêng và thơng qua cái riêng, chúng phản ánh tính thống nhất khách quan của các sự vật, hiện tượng của thế giới, trong sự tồn tại, vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng đó gắn với điều kiện lịch sử cụ thể. Sự giống nhau cơ bản của các sự vật, các quá trình chỉ là biểu hiện của mối quan hệ khách quan sâu sắc đó. Hình thức của tính phổ biến trong tự nhiên, - Ăngghen viết, - đó là quy luật… Hình thức của tính phổ biến là hình thức của sự hồn chỉnh bên trong và, do đó, là hình thức của tính vơ hạn; nó là sự liên kết nhiều sự vật hữu hạn thành cái vơ hạn. Vì vậy, cái phổ biến thể hiện sự phong phú của cái đặc thù, cái cá thể, cái riêng lẻ.

Mối quan hệ giữa cái phổ biến và cái đặc thù còn thể hiện ở chỗ, cái này lấy cái kia làm tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của mình. Trong Từ

điển Triết học có viết:

Phép biện chứng của cái đơn nhất, cái đặc thù, cái phổ biến nằm trong mối liên hệ của chúng, ở chỗ cái đơn nhất khơng thể tồn tại nếu khơng có cái phổ biến, cái phổ biến khơng thể tồn tại nếu khơng có cái đơn nhất và trong điều kiện nào đó, cái đơn nhất có thể chuyển hóa thành cái đặc thù và cái phổ biến, v.v.. [58].

Sự chuyển hóa giữa cái đơn nhất, cái phổ biến và cái đặc thù gắn liền với quá trình vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng; với sự hình thành cái mới và sự mất đi của cái cũ. Sự chuyển hóa đó diễn ra theo một cơ chế nhất định, thơng qua cái đặc thù, cái đơn nhất có thể chuyển hóa dần dần thành cái phổ biến và ngược lại, cũng thông qua cái đặc thù, cái phổ biến có thể chuyển hóa thành cái đơn nhất. Trong tự nhiên và xã hội, cái mới khi xuất hiện lần đầu nó chỉ là cái đơn nhất, nếu cái đơn nhất này là tiến bộ, phù hợp, nó sẽ dần chuyển thành cái đặc thù và phát triển lên trở thành cái phổ biến. Cái cũ khi khơng cịn phù hợp thì nó sẽ chuyển dần thành cái đặc thù, cái đơn nhất rồi mới mất hẳn. Trong xã hội, sự chuyển hóa cái mới từ cái đơn nhất thành cái đặc thù, cái phổ biến là một quá trình lâu dài, phức tạp, với nhiều

bước quá độ, trung gian, nhiều khi có cả những thất bại tạm thời. Đó cũng chính là mối quan hệ giữa "tương đồng" và "khác biệt", trong sự tương đồng có những sự khác biệt và ngược lại.

Việc nghiên cứu về sự tương đồng và khác biệt, hay chính là nghiên cứu về tính phổ biến và tính đặc thù có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức và cải tạo thế giới. Đối với luận án này, nghiên cứu về sự tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra những điểm chung, những sự giống nhau có tính quy luật giữa hai nền dân chủ này, đồng thời thấy được những điểm khác biệt mang tính bản chất giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, luận án sẽ làm rõ sự tương đồng và khác biệt giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong sự tương đồng giữa hai chế độ dân chủ này đã bao hàm cả sự khác biệt giữa chúng và ngược lại, trong sự khác biệt giữa hai chế độ dân chủ này cũng vẫn có những điểm, những yếu tố, những giá trị chung, thống nhất.

Một phần của tài liệu LA _ Thu Mai _cap Hoc vien_ (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w