Những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản trên lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu LA _ Thu Mai _cap Hoc vien_ (Trang 53 - 55)

chủ nghĩa và dân chủ tư sản trên lĩnh vực kinh tế

Đây là nội dung cơ bản và quan trọng nhất, quyết định thực chất của dân chủ, cũng là nội dung cho thấy sự khác biệt mang tính bản chất giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Về thực chất, dân chủ trong kinh tế là tơn trọng và bảo đảm hài hịa các lợi ích, trước hết là lợi ích của người lao động. Nhà nước phải thơng qua cơ chế lợi ích, các nhân tố kích thích, các địn bẩy kinh tế mà khuyến khích, thúc đẩy người lao động quan tâm tới sản xuất, nâng cao năng suất lao động và gắn bó với cơng việc.

Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế gắn liền với hoạt động mang tính bản chất của con người là hoạt động lao động sản xuất, thực hiện lợi ích và thỏa mãn các nhu cầu. Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế là làm cho người lao động được đảm bảo các quyền dân chủ về kinh tế. Đối với nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đó trước hết là quyền làm chủ về sở hữu tư liệu sản xuất của nhân dân. Dân là chủ và làm chủ sở hữu về tư liệu sản xuất để từ đó họ được đảm bảo về lao động, quyền tự do phát triển sản xuất, có thu nhập, nâng cao đời sống cho bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội. Đó cịn là việc nhân dân tham gia vào quá trình tổ chức, quản lý kinh tế, tự chủ sản xuất - kinh doanh, phát huy sáng kiến, sáng tạo trong lao động sản xuất; bảo đảm cho người lao động được hưởng thụ xứng đáng thành quả lao động của họ, tương xứng với năng

suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và sức lao động đã bỏ ra, được bảo đảm an sinh xã hội.

Dân chủ trong kinh tế là thừa nhận sự tồn tại khách quan của thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Các thành phần kinh tế được tơn trọng, được bình đẳng trong sản xuất - kinh doanh, trong tiếp cận các nguồn lực, không bị phân biệt đối xử, nhũng nhiễu; là cải thiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp và người lao động; phát triển các loại thị trường, công dân được tự do tham gia vào các thị trường đó và được bảo đảm cạnh tranh lành mạnh.

Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế là tạo nên mối quan hệ hợp tác, tơn trọng, bình đẳng giữa các chủ thể: Nhà nước - doanh nghiệp - người lao động; giải quyết hài hịa, hợp lý lợi ích giữa các bên, nhất là lợi ích kinh tế giữa người sử dụng lao động và người lao động, giữa lợi ích cá nhân - lợi ích cộng đồng, lợi ích tồn xã hội. Dân chủ trong kinh tế là làm cho sự phân hóa giàu nghèo, tình trạng đói nghèo của một bộ phận nhân dân ngày càng thu hẹp, gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội. Khắc phục tình trạng bất bình đẳng về kinh tế giữa các cá nhân, nhóm xã hội, các giai cấp, các dân tộc, các vùng miền, bảo đảm cho cơng dân có việc làm, có thu nhập, cuộc sống được ấm no, hạnh phúc.

Thước đo trình độ dân chủ trong kinh tế thể hiện ở mức độ thực hiện một số yếu tố cơ bản sau:

Một là, bảo đảm cho mỗi người có khả năng và nhu cầu lao động đều

nhận được việc làm phù hợp, có thu nhập tương xứng với kết quả lao động và mức cống hiến của họ. Ở đây, nguyên tắc phân phối theo kết quả lao động và mức cống hiến chính là cốt lõi của nội dung dân chủ trong kinh tế. Đối với nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần thì vấn đề quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh của công dân phải được bảo

đảm. Giữa các công dân và các thành phần kinh tế, ai cũng được quyền làm những việc mà pháp luật không cấm.

Hai là, xã hội phải tạo ra những điều kiện nhằm phát huy tính tích cực

lao động, phát triển những khả năng chủ động, sáng tạo của người lao động cũng như của các thành phần kinh tế. Muốn vậy, người lao động và các nhóm lao động phải có quyền tham gia một cách chủ động vào quá trình xây dựng kế hoạch sản xuất, các chỉ tiêu và định mức lao động. Họ phải được cung cấp thông tin khách quan, kịp thời và đầy đủ về tình hình sản xuất, chất lượng sản phẩm cũng như tiêu thụ sản phẩm và phương thức phân phối thu nhập. Ở đây, tính cơng khai, cơng bằng xã hội phải được coi trọng và thực hiện nhất quán. Bên cạnh đó, xã hội tạo điều kiện và khuyến khích người lao động khơng ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chun mơn, nghiệp vụ, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển kinh tế.

Ba là, đề cao hiệu lực của pháp luật nhằm bảo vệ người lao động trung

thực, tận tụy với xã hội; trừng trị nghiêm minh những kẻ xâm phạm lợi ích xã hội và lợi ích của nhân dân. Nhà nước phải có những chính sách kiểm sốt nghiêm ngặt và trừng trị bằng pháp luật mọi hành vi phá hoại sản xuất, gây rối loạn nền kinh tế. Đây là yêu cầu cần thiết để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra trong kỷ luật, dân chủ gắn liền với kỷ cương, pháp luật.

Một phần của tài liệu LA _ Thu Mai _cap Hoc vien_ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w