Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin: Một là, dân chủ được xem xét với tư cách là hình thức tổ chức nhà nước, một chế độ xã hội trong đó quyền lực thuộc về nhân dân. Hai là, dân chủ là giá trị tiến bộ xã hội. Luận án đã chỉ ra 5 cách tiếp cận khái niệm dân chủ phổ biến hiện nay, từ đó khẳng định: dân chủ được hiểu là phương thức quan hệ giữa người với người trên tất cả các lĩnh vực xã hội, giữa các thiết chế xã hội, giữa các con người trong mọi cấp độ tồn tại khác nhau của nó; là một hình thức tổ chức quan hệ xã hội thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của mỗi thành viên, thừa nhận nhân dân là chủ thể của quyền lực.
Song song với việc phân tích, luận giải về thuật ngữ "dân chủ", quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ, dân chủ tư sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa, luận án cũng đã phân tích hai khái niệm cơ bản là khái niệm "tương đồng" và khái niệm "khác biệt", so sánh cặp khái niệm này trong mối quan hệ với cặp phạm trù "cái chung" và "cái riêng" để thấy tính biện chứng của sự "tương đồng" và "khác biệt"; từ đó khẳng định rằng: giữa dân
chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa có những điểm tương đồng và những điểm khác biệt. Sự tương đồng và khác biệt giữa chúng có khi là bản chất, có lúc chỉ mang tính tương đồng, chuyển hóa lẫn nhau, trong tương đồng có khác biệt và ngược lại.
Luận án cũng đã chỉ ra những nội dung kinh tế, chính trị, văn hóa để xem xét những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đây là khung lý thuyết đặc biệt quan trọng để phân tích thực trạng những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa mà luận án thực hiện ở chương 3.
Về cơ sở thực tiễn, luận án trình bày, phân tích những yếu tố tác động tới sự tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Trong đó, yếu tố thời đại tác động mạnh mẽ đến xu hướng dân chủ của cả hai nền dân chủ này, đáng chú ý là những tác động của cách mạng khoa học - cơng nghệ hiện đại, kinh tế tri thức, tồn cầu hóa.
Đây là cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn chủ yếu để phân tích, đánh giá thực chất những nội dung tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, từ đó luận giải thực chất sự tương đồng và khác biệt cũng như sự vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nền dân chủ này trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3