Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh

Một phần của tài liệu thực trạng nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em từ 2 tháng đến 6 tuổi tại hải phòng và một số giải pháp can thiệp (Trang 115 - 118)

bệnh NKTN trong cộng đồng.

4.4.1. Hiệu quả về giảm tỷ lệ mắc NKTN.

Nh− kết quả ở bảng 3.26: tỷ lệ NKTN tr−ớc và sau can thiệp khác nhau có ý nghĩa thống kê (4% so với 0,6%) và HQCT là 85% nghĩa là tỷ lệ mắc NKTN sau can thiệp giảm đi đ−ợc 85% so với tr−ớc can thiệp. Ba trẻ (0,6%)

mắc NKTN sau can thiệp là các tr−ờng hợp mới mắc NKTN. Rõ ràng, sau gần 2 năm tiến hành các biện pháp can thiệp tại Tân Trào, tỷ lệ NKTN ở trẻ 2 tháng đến 6 tuổi đã giảm đi rất nhiều. Đây là kết quả của việc áp dụng tổng thể nhiều biện pháp nh− nâng cao hiểu biết của bố/mẹ trẻ về NKTN để đi đến thay đổi ph−ơng pháp làm vệ sinh thân thể cho con cái họ, nhằm phòng chống bệnh NKTN. Trong số các biện pháp thực hành phòng chống bệnh NKTN đáng kể là thay đổi thói quen thực hành vệ sinh sau khi trẻ đi đại, tiểu tiện. Tình trạng dinh d−ỡng của trẻ đ−ợc cải thiện làm tăng khả năng đề kháng của chúng với bệnh tật, do đó làm giảm nguy cơ trẻ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn trong đó có NKTN. Tất cả các trẻ trai bị hẹp bao qui đầu đều đ−ợc tác giả trực tiếp nong, hay gửi đến bệnh viện nơi tác giả làm việc để đ−ợc nong hay tách bao qui đầu, nh− vậy đã loại bỏ yếu tố nguy cơ gây NKTN ở trẻ trai. Các tr−ờng hợp bị mắc NKTN cũng đã đ−ợc điều trị, làm siêu âm để loại trừ NKTN biến chứng. HQCT là giảm tỷ lệ mắc NKTN xuống 85% so với tr−ớc can thiệp.

4.4.2. Hiệu quả về thay đổi nhận thức của bố/mẹ về NKTN.

Bảng 3.27 cho thấy nhận thức của bố/mẹ đối t−ợng nghiên đã đ−ợc cải thiện nhiều so với tr−ớc can thiệp. Sự thay đổi về nhận thức triệu chứng bệnh, phân loại NKTN, xét nghiệm n−ớc tiểu để xác định NKTN, bệnh lý hay đồng hành với NKTN là điều kiện thuận lợi để NKTN phát triển, đ−ờng lây bệnh NKTN qua lỗ niệu đạo, bệnh NKTN có thể phịng và chữa đ−ợc. Nhìn chung kiến thức cơ bản về NKTN đã đ−ợc cải thiện tại địa bàn can thiệp nh−ng không phải hầu hết các bố/mẹ của các đối t−ợng nghiên cứu đã nhận thức đ−ợc hết. Cao nhất chỉ có khoảng gần 20-50% bố/mẹ nhận thức đúng về kiến thức cơ bản NKTN sau khi can thiệp.

4.4.3. Hiệu quả về sự thay đổi thực hành phòng chống NKTN của bố/mẹ.

Kết quả sự thay đổi về thực hành của bố/mẹ trẻ tham gia nghiên cứu đ−ợc trình bày ở bảng 3.28. Vấn đề thực hành phịng chống NKTN cho trẻ bao gồm việc lau, rửa đúng cách sau khi trẻ đại, tiểu tiện, cách thức rửa sau khi trẻ đại tiện, tiểu tiện, cách xử trí khi trẻ sốt, đái buốt, đái rắt, thực hành xử trí khi trẻ bị hẹp bao qui đầu, cho trẻ uống n−ớc đầy đủ, ăn rau quả, tiến hành tẩy giun th−ờng xuyên, không để trẻ lê la trên sàn nhà mà không mặc quần hay mặc quần thủng. Sự thay đổi tr−ớc và sau can thiệp là tích cực vì tỷ lệ thực hành đúng sau can thiệp đều cao hơn tr−ớc can thiệp có ý nghĩa thống kê. Tuy vậy cũng giống nh− sự thay đổi về nhận thức ch−a trở thành sự thay đổi sâu rộng trong cộng đồng vì mọi sự thay đổi đều ch−a v−ợt quá 50% nh−ng dẫu sao kết quả này thật đáng khích lệ vì từ tr−ớc tới nay vấn đề phòng chống mắc NKTN còn mới lạ với ng−ời dân trong cộng đồng.

4.4.4. Hiệu quả về giảm tỷ lệ mắc một số bệnh khác.

Bảng 3.29 là sự thay đổi về tỷ lệ mắc một số bệnh phổ biến tại Tân Trào sau khi đã tiến hành các biện pháp can thiệp. Các bệnh đó là SDD nhẹ cân, SDD thấp cịi, SDD gầy mịn và tình trạng hẹp bao qui đầu. Tr−ớc can thiệp, tỷ lệ SDD nhẹ cân là 32,8%, SDD thấp còi là 39,2% và SDD gầy mòn là 20,8%. Tỷ lệ SDD tại Tân Trào cao hơn tỷ lệ SDD ở trẻ d−ới 5 tuổi của cả n−ớc. Theo số liệu của WHO năm 2008 ở Việt Nam [103] có 21,2% trẻ d−ới 5 tuổi bị suy dinh d−ỡng nhẹ cân và 33,9% suy dinh d−ỡng thấp còi. Sau can thiệp ngoại trừ SDD thấp cịi khơng có sự thun giảm, cịn SDD nhẹ cân và gầy mịn đều giảm có ý nghĩa thống kê so với tr−ớc can thiệp. Tác giả cho rằng SDD thấp còi là hậu quả của suy dinh d−ỡng trong quá khứ nên không thể thay đổi trong thời gian ngắn.

Tình trạng hẹp bao qui đầu ở trẻ trai tr−ớc can thiệp là 16,1% và sau can thiệp chỉ còn 4 trẻ ch−a đ−ợc nong chiếm 1,8%. Đây là các trẻ mới sinh nên ch−a đ−ợc nong bao qui đầu.

Tóm lại NKTN là một bệnh phổ biến ở trẻ em. Để việc phòng chống bệnh phổ biến này ở trẻ em đạt kết quả tốt, cần thiết nên làm nghiên cứu ở diện rộng hơn, trên nhiều lứa tuổi khác nhau để xác định tỷ lệ, yếu tố liên quan, vi khuẩn gây bệnh và kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn gây bệnh còn đ−ợc sử dụng để điều trị NKTN tại cộng đồng.

Một phần của tài liệu thực trạng nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em từ 2 tháng đến 6 tuổi tại hải phòng và một số giải pháp can thiệp (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)