Vai trò của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong sự phát triển kinh tế xã

Một phần của tài liệu BẢO hộ QUYỀN sở hữu CÔNG NGHIỆP đáp ỨNG yêu cầu của các HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO THẾ hệ mới (Trang 26 - 29)

5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

1.1.3.Vai trò của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong sự phát triển kinh tế xã

tế xã hội và hội nhập quốc tế

Vấn đề bảo hộ quyền SHCN có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng đối với không chỉ chủ thể quyền SHCN, người tiêu dùng, chủ thể sản xuất, kinh doanh, mà còn liên quan đến vấn đề phát triển của quốc gia.

Thứ nhất, đối với chủ thể quyền SHCN

Bảo hộ quyền SHCN khuyến khích tạo động lực cho sự sáng tạo, thúc đẩy những nỗ lực, cống hiến của nhiều cá nhân vào hoạt động cải tiến kĩ thuật, nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra những sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội. SHCN là kết quả của một quá trình sáng tạo, đầu tư trí tuệ, tiền bạc, công sức của cá nhân, tổ chức. Hoạt động sáng tạo trí tuệ mong muốn đạt được những lợi ích nhất định trong việc nghiên cứu. Bằng việc bảo hộ tài sản trí tuệ, nhà nước khuyến khích và hỗ trợ những tổ chức, cá nhân sáng tạo nhiều hơn. Bởi bảo hộ tài sản trí tuệ sẽ đảm bảo quyền (quyền nhân thân và quyền tài sản) của các chủ sở hữu đối với sản phẩm mà mình sáng tạo ra.

Việc bảo hộ quyền SHCN của chủ thể đã thực sự khuyến khích sự sáng tạo ra các sản phẩm trí tuệ mới, đồng thời khai thác triệt để nội dung khoa học của các sản phẩm trí tuệ đã được bảo hộ. Ngoài lợi ích của chủ sở hữu trí tuệ được bảo hộ, toàn xã hội cũng được hưởng lợi ích do có sự áp dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất kinh doanh tạo ra những sản phẩm mới có hàm lượng trí tuệ cao, thuận tiện trong sử dụng.

Bên cạnh đó bảo hộ quyền SHCN bảo đảm sự công bằng cho mỗi cá nhân hoặc một doanh nghiệp, một công ty trong quan hệ xã hội đã đầu tư thời gian, tài sản và nguồn lực vào việc tạo ra các sản phẩm trí tuệ dưới dạng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu… hoặc có thiện chí vào việc phát triển uy tín của mình trong việc sản xuất hàng hóa, hoặc dịch vụ thì các cá nhân khác, công ty hay doanh nghiệp khác không được quyền khai thác những lợi ích tài chính từ việc đầu tư của một chủ thể.

Thứ hai, đối với chủ thể sản xuất, kinh doanh

Bảo vệ quyền SHCN cũng góp phần giảm thiểu tổn thất cho các nhà sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy họ phát triển sản xuất và kinh doanh hợp pháp. Việc bảo hộ quyền SHCN khuyến khích các hoạt động đầu tư, chuyển giao công nghệ, Các công ty nước ngoài khi đầu tư vào một quốc gia đều tìm cách đăng ký bảo hộ các tài sản trí tuệ của mình để đảm bảo rằng sản phẩm của họ khi xuất hiện trên thị trường sẽ không bị bắt chước. Họ coi đó là một đảm bảo cho việc đầu tư có hiệu quả. Nhờ đó, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được bảo hộ tại nước được đầu tư trở thành một biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy sản xuất, đổi mới kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu.

Theo Luật định, với các doanh nghiệp việc đăng ký bảo hộ các đối tượng SHCN là không bắt buộc. Việc có đăng ký hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, vì lợi ích của mình doanh nghiệp cần quan tâm đến việc bảo hộ quyền SHCN đối với các đối tượng SHCN mà mình có. Khi tạo ra một sáng chế/ giải pháp hữu ích, một kiểu dáng công nghiệp hay sử dụng một nhãn hiệu doanh nghiệp có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ đối tượng đó và khi được cấp văn bằng bảo hộ, đối tượng

đó trở thành tài sản của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp không nọp đơn yêu cầu bảo hộ, nếu có người khác cũng tạo ra hay sử dụng đối tượng tương tự, thì người đó có thể đăng ký để trở thành chủ sở hữu, quyền của doanh nghiệp bị thu hẹp hoặc bị phủ định hoàn toàn bởi người được cấp văn bằng bảo hộ.

Một hệ thống SHCN đầy đủ, có hiệu quả sẽ tạo ra những lợi ích tiềm tàng đối với việc thúc đẩy khả năng cạnh tranh và phát triển cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh thị trường ngày càng khốc liệt, để đáp ứng cho một nhu cầu nhất định của xã hội, rất nhiều doanh nghiệp đều cố gắng đáp ứng bằng các sản phẩm của mình, trong cuộc chiến đó người chiến thắng sẽ là người đưa ra được hang hóa.

Bảo hộ quyền SHCN nhằm tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh. Thật bất công nếu một người bỏ vốn đầu tư, nghiên cứu tạo ra các sản phẩm mới cũng như đầu tư cho quảng cáo, khuyến mại để người tiêu dùng các sản phẩm mới cũng như đầu tư cho quảng cáo, khuyến mại để người tiêu dùng biết và mua sản phẩm trong khi một người khác không phải tốn kém vẫn bán được hàng do nhái sản phẩm của người khác. Đây chính là chức năng tạo dựng và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh của cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung cũng như bảo hộ quyền SHCN nói riêng. Bằng cơ chế bảo hộ độc quyền, pháp luật SHCN chống mọi hành vi sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ cũng như những hành vi bộc lộ, sử dụng trái phép thông tin bí mật được bảo hộ từ đó tạo dựng và bảo vệ được môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Thứ ba, đối với người tiêu dùng

Bảo hộ quyền SHCN hiệu quả sẽ giúp cho người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn và được sử dụng các dịch vụ, hàng hóa chất lượng cao, đáp ứng được các nhu cầu của người tiêu dùng. Bảo vệ quyền SHCN đã hạn chế được các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, tạo ra hàng nhái hay hàng kém chất lượng và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác.

Thứ tư, đối với quốc gia

Quyền SHCN được khẳng định là “một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế”, cho nên việc bảo vệ quyền SHCN hiệu quả sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Đây là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút chuyển giao công nghệ, nhận được đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, cùng với sự luân chuyển mạnh mẽ và liên tục của các tài sản hữu hình cũng như tài sản vô hình giữa các quốc gia, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia.

Bảo hộ quyền SHCN là nghĩa vụ bắt buộc và là điều kiện tiên quyết đối với các quốc gia là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới và với những quốc gia muốn trở thành thành viên của Tổ chức này. Nhiều nước đặc biệt là các nước phát triển đã

coi việc bảo hộ quyền SHCN là một điều kiện không thể thiếu để thiết lập mối quan hệ thương mại, việc thực hiện không đầy đủ về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có thể tạo ra sự căng thẳng về thương mại. Bên cạnh đó, bảo hộ quyền SHCN còn góp phần trong việc thúc đẩy hoạt động thương mại lành mạnh trên phạm vi toàn cầu.

Quyền SHCN là kết quả của quá trình sáng tạo, đầu tư trí tuệ, công sức, tiền bạc của cá nhân, tổ chức. Hoạt động sáng tạo trí tuệ mong muốn đạt được những lợi ích nhất định. Bằng việc bảo hộ tài sản SHCN sẽ khuyến khích và hỗ trợ phát triển sản phẩm, ngành nghề kinh doanh. Quản lý tốt vấn đề sở hữu trí tuệ là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp, quan trọng quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân.

Nếu không có sự bảo hộ quyền sáng chế, công ty sẽ đối mặt với những thiệt hại về mặt kinh tế do hành vi “chiếm đoạt” của các đối thủ cạnh tranh. Nếu không có sự bảo hộ nhãn hiệu, công ty không thể xây dựng được “uy tín thương hiệu” mà hy vọng là có thể tồn tại vượt ra khỏi thời gian bảo hộ sáng chế…

Nếu không được bảo hộ theo các điều ước quốc tế và luật sở hữu trí tuệ thì các công ty dược như trên sẽ không nỗ lực thực hiện nghiêm trong việc tìm kiếm các sản phẩm viễn thông kết nối mọi người gần nhau hơn.

Một phần của tài liệu BẢO hộ QUYỀN sở hữu CÔNG NGHIỆP đáp ỨNG yêu cầu của các HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO THẾ hệ mới (Trang 26 - 29)