Sửa đổi LSHTT đảm bảo giữa cân bằng yêu cầu quốc tế và lợi ích quốc gia

Một phần của tài liệu BẢO hộ QUYỀN sở hữu CÔNG NGHIỆP đáp ỨNG yêu cầu của các HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO THẾ hệ mới (Trang 114 - 115)

5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

3.1.2. Sửa đổi LSHTT đảm bảo giữa cân bằng yêu cầu quốc tế và lợi ích quốc gia

gia.

Hành vi xâm phạm quyền SHCN diễn ra phổ biến trước khi Việt Nam tham gia các FTA. Tuy nhiên, điều đó chỉ là xảy ra trước khi Việt Nam tham gia các FTA bởi mỗi hiệp định đều có một chương riêng về SHCN với nội dung phủ rộng tới mọi đối tượng từ sáng chế, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý… Việc tuân thủ các quy định này là điều bắt buộc để chúng ta có thể hưởng lợi từ các hiệp định trên. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất là các quy định về SHCN trong các hiệp định có phần “khắt khe” hơn và nhiều khác biệt so với các quy định hiện có của Việt Nam. Chẳng hạn, từ trước đến nay, chúng ta chỉ bảo hộ nhãn hiệu dưới dạng hình ảnh (nhìn thấy bằng mắt), tuy nhiên, hiệp định mới yêu cầu phải bổ sung thêm nhãn hiệu ở dạng âm thanh. Độ chênh giữa các quy định về bảo hộ SHCN của Việt Nam với quốc tế, kết hợp với những tồn tại trong quá trình xác lập, bảo hộ và thực thi quyền SHCN ở Việt Nam hiện nay đã dẫn đến việc sửa đổi LSHTT. Mục tiêu của việc sửa đổi và bổ sung LSHTT nhằm tạo điều kiện cho chúng ta tham gia các sân chơi chung trên thế giới với các FTA mới, thứ hai là phát triển sức sáng tạo của quốc gia, tạo ra động lực phát triển cho xã hội.

Nhiều người lo ngại về việc thực hiện các cam kết về bảo hộ quyền SHCN trong các hiệp định sẽ tạo rào cản cho các doanh nghiệp, người sản xuất và người tiêu dùng Việt Nam, vốn đã quen với các quy định “thả lỏng” hơn. Tuy nhiên, việc cân bằng giữa các yêu cầu của hiệp định và lợi ích của các chủ thể quyền SHCN là điều đầu tiên cần tính đến tuy nhiên vẫn cần thiết tuân thủ các cam kết quốc tế. Mục tiêu hướng tới là nỗ lực tìm điểm cân bằng rõ ràng hơn giữa quyền độc quyền SHCN với quyền tự do kinh doanh, quyền tiếp cận thông tin cũng như đảm bảo phù hợp với đất nước đang phát triển như Việt Nam. Điều này đã thể hiện rõ qua bảy nhóm chính sách mà ban dự thảo đã đề cập đến trong hồ sơ đề nghị sửa đổi LSHTT trình Quốc hội và đã được chấp thuận, trong đó có nhóm chính sách “đảm bảo mức độ bảo hộ thỏa đáng và cân bằng”. “Chúng ta vẫn thực hiện cam kết quốc tế nhưng cũng phải dần dần, nếu bảo hộ quá mạnh thì cũng không phải là điều thuận lợi cho sự phát triển của đất nước, làm sao để cân bằng ở cả trong nước và quốc tế, lợi ích của chủ sở hữu quyền và xã hội phải hài hòa với nhau”. Trên cơ sở nguyên tắc này, pháp luật SHTT nên sửa đổi theo hướng bổ sung các quy định mới để đáp ứng với các FTA đồng thời làm rõ những tồn tai vướng mắc để tạo thuận lợi trong quá trình xác lập, bảo hộ và khai thác quyền SHCN.

Một trong những thay đổi đáng chú ý nhất là nhà nước trao quyền nhiều hơn cho các chủ thể, giúp họ chủ động trong việc khai thác tài sản trí tuệ. Chẳng hạn như theo

dự thảo sửa đổi, chỉ dẫn địa lý sẽ thuộc về sở hữu cộng đồng. Trước đây, nhà nước sở hữu chỉ dẫn địa lý, giao cho tổ chức đại diện cho người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý ở địa phương đó đứng ra đăng ký bảo hộ và quản lý. Tuy nhiên, điều này dẫn đến tình trạng “thụ động” trong việc xây dựng và sử dụng chỉ dẫn địa lý ở nhiều địa phương, thậm chí có nơi được cấp chỉ dẫn địa lý nhưng bỏ không sử dụng. Xét về bản chất theo luật dân sự, tài sản chỉ dẫn địa lý hình thành nên bởi những người sản xuất và kinh doanh sản phẩm qua bao đời ở vùng địa lý đó nên hướng của luật sửa đổi là trả về sở hữu cộng đồng.

Một phần của tài liệu BẢO hộ QUYỀN sở hữu CÔNG NGHIỆP đáp ỨNG yêu cầu của các HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO THẾ hệ mới (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)