5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
2.2.2. Các quy định pháp luật chưa tương thích một phần
Trong so sánh với nhóm quy định pháp luật đã tương thích thì nhóm các cam kết FTA mà pháp luật Việt Nam chưa tương thích ít hơn đáng kể về số lượng. Từ góc độ nội dung, có thể thấy tất cả các cam kết CPTPP mà pháp luật Việt Nam chưa tương thích đều là các cam kết TRIPS+, phân thành 02 nhóm: nhóm tiêu chuẩn TRIPS+ về quy trình thủ tục và nhóm tiêu chuẩn TRIPS+ về mức độ bảo hộ chủ thể quyền (mang lại lợi ích cho chủ thể quyền).
2.2.2.1. Đối tượng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật
Việt Nam hẹp hơn so với cam kết trong các FTA
Thứ nhất, FTA đề cập một cách cụ thể hơn đến một số đối tượng được bảo hộ hoặc không được bảo hộ dưới dạng chỉ dẫn địa lý.
Chỉ dẫn địa lý là đối tượng được quan tâm đặc biệt trong EVFTA. Có một vài sự khác biệt về việc xác định đối tượng được bảo hộ dưới dạng chỉ dẫn địa lý trong LSHTT Việt Nam và EVFTA: (i) Nếu như đối tượng được bảo hộ chỉ dẫn địa lý Việt Nam không có quy định giới hạn, có thể là bất cứ sản phẩm nào gắn liền với danh tiếng của một địa phương thì các cam kết về chỉ dẫn địa lý trong EVFTA chỉ áp dụng cho việc công nhận và bảo hộ các chỉ dẫn địa lý dùng cho rượu vang, rượu mạnh, sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm có nguồn gốc từ lãnh thổ các Bên. Trên thực tế thì 04 nhóm này cũng bao quát gần như phần lớn các sản phẩm có thể là đối tượng của chỉ dẫn địa lý; (ii) Pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành của Việt Nam không đề cập đến thuật ngữ chỉ dẫn địa lý đồng âm và những điều kiện riêng cho bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Liên minh Châu Âu (EVFTA), trong đó có các quy định nhấn mạnh về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý nói chung cũng như giải quyết vấn đề liên quan đến bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm. EVFTA được phê chuẩn buộc Việt Nam phải thay đổi một số nội dung pháp luật về sở hữu trí tuệ nhằm tương thích với EVFTA, trong đó EVFTA đặc biệt chú trọng đến các thỏa thuận về chỉ dẫn địa lý. Trong Hiệp định TRIPs lần đầu tiên đề cập đến chỉ dẫn địa lý đồng âm11 và việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm cho sản phẩm rượu vang. Cụ thể tại Điều 12.27.3 của EVFTA có quy định các vấn đề về bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm. Như vậy, hệ thống pháp luật SHTT Việt Nam còn thiếu sót khi chưa đưa ra các quy định có liên quan đến bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm. “Không ảnh hưởng đến quy định của Điều 23 Hiệp định TRIPs, các Bên sẽ cùng nhau quyết định điều kiện thực tế cho việc sử dụng các chỉ dẫn địa lý đồng âm để các chỉ dẫn địa lý này có thể phân biệt với nhau, có tính đến sự cần thiết phải bảo đảm sự đối xử công bằng giữa các nhà sản xuất liên quan và người tiêu dùng không bị nhầm lẫn. Một tên gọi đồng âm làm cho người tiêu dùng bị nhầm lẫn rằng một sản phẩm đến từ một lãnh thổ khác sẽ không được đăng ký cho dù tên gọi đó chính là tên của một lãnh thổ, khu vực hoặc địa điểm xuất xứ có thật của hàng hóa liên quan”. Trong khi đó pháp luật Việt nam chưa từng đề cập đến thuật ngữ chỉ dẫn địa lý đồng âm trong pháp luật về sở hữu trí tuệ. (Điều 12.27.3 EVFTA)
+ Hai là, CPTPP quy định về trường hợp không bảo hộ chỉ dẫn địa lý do chỉ dẫn
địa lý đã trở thành “tên gọi chung”.
Một trong những vấn đề quan trọng khi đề cập đến việc bảo hô chỉ dẫn địa lý là những trường hợp không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý. Tại khoản 32 Điều 18 CPTPP có quy định cụ thể hơn, cung cấp các căn cứ để phản đối/hủy bỏ chỉ dẫn địa lý dựa trên
tiêu chí khi tên của chỉ dẫn địa lý là một thuật ngữ thường được sử dụng trong ngôn ngữ chung để xác định hàng hóa có liên quan. Khoản 33 Điều này ấn định nghĩa vụ của một quốc gia thành viên đối với các thủ tục trong viêc xác định liệu một thuật ngữ có phải là thuật ngữ thông thường trong ngôn ngữ chung như là tên gọi chung cho hàng hóa có liên quan trong lãnh thổ của quốc gia thành viên đó. Các yếu tố liên quan đến sư hiểu biết của người tiêu dùng như vậy có thể bao gồm: (i) liệu thuật ngữ này có được sử dụng để chỉ loại hàng hóa được đề cập hay không, như được chỉ ra bởi các nguồn có thẩm quyền như từ điển, báo và các trang thông tin điện tử có liên quan; và (ii) làm thế nào hàng hóa được dẫn chiếu bởi thuật ngữ này được bán và sử dụng trong thương mại trên lãnh thổ của quốc gia thành viên đó”.
Trong khi đó, qtuy định về vấn đề này tại khoản 1 Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 khẳng định không bảo hộ đối tượng “tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam”. Tuy nhiên, quy định này khá chung chung, khiến chúng ta khó xác định thế nào là tên gọi chung của hàng hóa.
Để tuân thủ quy định này, Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định như sau: “1. Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam”. Xoay quanh sự sửa đổi này cũng có nhiều quan điểm đồng ý và không đồng ý. Có quan điểm cho rằng cách quy định của Luật vô hình chung đã làm hẹp pham vi đối tượng được xem xét, do đó làm gia tăng khả năng một thuật ngữ có thể bị coi là “tên gọi chung” và từ đó tăng khả năng từ chối bảo hộ chỉ dẫn địa lý có chứa tên gọi chung. Cách tiếp cận này dường như đã vượt qua tiêu chuẩn của CPTPP một cách không cần thiết và cũng sẽ khó có thể đạt đến mục tiêu bảo vệ một cách tốt nhất cho các chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam, không phù hợp với lợi ích chung của các cộng đồng này ở Việt nam. Và chỉ nên quy định theo hướng: “Tên gọi, chỉ dẫn địa lý đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của người tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam”.
Thứ hai, CPTPP mở rộng đối tượng bảo hộ đối với nhãn hiệu
Theo tinh thần của Hiệp định TRIPs, LSHTT Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc bảo hộ các dấu hiệu truyền thống là nhãn hiệu. Cụ thể tại quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, dấu hiệu được đăng ký là nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc một số màu sắc nhất định. Pháp luật Việt Nam chỉ bảo hộ những dấu hiệu có thể nhận biết được bằng thị giác. Tuy nhiên, khoản 18 Điều 18 CPTPP quy định không bên nào được yêu cầu nhãn hiệu phải là dạng nhìn thấy mới được nộp đơn xin bảo hộ, cũng như cơ quan có thẩm quyền cũng không được từ chối đơn đăng ký của chủ đơn chỉ vì nhãn hiệu xin đăng ký dưới dạng âm thanh.
Ngoài ra, mỗi quốc gia thành viên đều có trách nhiệm nỗ lực để tiến hành mở đăng ký cho các nhãn hiệu mùi hương. Như vậy, ngoài các đối tượng truyền thống mà pháp luật Việt Nam đang bảo hộ (như chữ, ký hiệu, từ ngữ, hình ảnh), CPTPP còn mở rộng ra cả âm thanh, và khuyến khích các nước bảo hộ cả mùi hương. Về việc phải bảo hộ nhãn hiệu dưới hình thức âm thanh, Việt Nam chỉ phải thực hiện nghĩa vụ này sau 3 năm kể từ ngày CPTPP có hiệu lực.
Thứ ba, yêu cầu bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp bộ phận
Đối với kiểu dáng công nghiệp, pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ bảo hộ kiểu dáng tổng thể bên ngoài của sản phẩm mà không bảo hộ kiểu dáng được chứa đựng trong một phần sản phẩm. Trong khi đó, EVFTA quy định về cả bảo hộ kiểu dáng tổng thể và kiểu dáng linh kiện thành phần. Cụ thể tại Điều 12.35.2 EVFTA quy định: “Một kiểu dáng áp dụng cho hoặc chứa đựng trong một sản phẩm là bộ phận của một sản phẩm phức hợp chỉ được xem là mới và nguyên gốc khi: a) bộ phận đó, nếu được lắp vào sản phẩm phức hợp, vẫn nhìn thấy được trong quá trình sử dụng thông thường của sản phẩm phức hợp đó; và b) khi chính những đặc điểm nhìn thấy được của bộ phận đó đáp ứng điều kiện về tính mới và nguyên gốc”.
CPTPP yêu cầu các nước thành viên phải bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đầy đủ và hiệu quả, bao gồm cả các kiểu dáng được thể hiện một phần của sản phẩm hoặc một phần của một sản phẩm nằm trong tổng thể toàn bộ sản phẩm (kiểu dáng riêng phần), nhưng đảm bảo tuân thủ WTO về vấn đề này. Cam kết này cũng đặt ra cho Việt Nam phải sửa đổi, bổ sung quy định về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hiện nay của LSHTT.
Thứ tư, mở rộng các đối tượng được bảo hộ là sáng chế
Đối với sáng chế, hiện nay pháp luật Việt Nam bảo hộ hai loại là sáng chế dạng sản phẩm và sáng chế dạng quy trình. Trong khi đó, các nước phát triển bảo hộ cả sáng chế dạng sử dụng tức là những giải pháp đã được biết đến nếu như chúng được sử dụng theo một cách mới hoặc là phương pháp hay quy trình sử dụng mới của một sản phẩm đã được biết đến,
Pháp luật Việt Nam không đề cập nhưng thực tiễn thì Việt Nam chưa bảo hộ các đối tượng nào trong 03 nhóm này. Trong thực tế thẩm định đơn sáng chế từ thời điểm LSHTT Việt Nam 2005 có hiệu lực đến nay, các luật sư đại diện Sở hữu công nghiệp Việt Nam và Cục Sở hữu trí tuệ đã có những tranh luận kéo dài về vấn đề yêu cầu bảo hộ dạng sử dụng (use claims) của đơn đăng ký bảo hộ sáng chế. Vấn đề cụ thể bắt nguồn từ Cục Sở hữu trí tuệ cho rằng các sáng chế liên quan tới vấn đề sử dụng chất hoặc quy trình đã biết để thực hiện chức năng mới sẽ không được coi là đối tượng được bảo hộ theo LSHTT vì theo Điều 4.12 LSHTT: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc
ứng dụng các quy luật tự nhiên. Và theo quan điểm của Cục Sở hữu trí tuệ, việc “sử dụng” (use) không phải là “sản phẩm” (product) hoặc “quy trình” (process), do đó, Cục đã từ chối hoặc kéo dài quá trình thẩm định đơn cho các sáng chế có yêu cầu bảo hộ dạng sử dụng “use claims”.
Trái lại với quan điểm của Cục Sở hữu trí tuệ, các luật sư đại diện Sở hữu công nghiệp cũng như những người nộp đơn đã nhiều lần có ý kiến, bằng văn bản trả lời, bằng các cuộc trao đổi, hoặc các tham luận trong các buổi hội thảo, cho rằng “sử dụng”, trong trường hợp cụ thể phải được công nhận là một dạng ‘quy trình” hoặc “sản phẩm”. Tuy nhiên, cuộc tranh luận này đã chấm dứt khi trong Điều 18.37 CPTPP có quy định đối tượng có thể được cấp bằng độc quyền sáng chế như sau: “Tùy thuộc vào khoản 3 và khoản 4 và phù hợp với khoản 1, các Bên khẳng định rằng bằng độc quyền sáng chế có thể được cấp cho các sáng chế có yêu cầu bảo hộ cho ít nhất một trong các đối tượng sau: các công dụng mới của một sản phẩm đã biết, các phương pháp sử dụng mới của một sản phẩm đã biết, hoặc các quy trình sử dụng mới của một sản phẩm đã biết. Một Bên có thể giới hạn các quy trình mới này ở những quy trình không yêu cầu bảo hộ đơn thuần việc sử dụng sản phẩm”. Như vậy có thể hiểu, CPTPP yêu cầu các nước thành viên công nhận sáng chế có thể được bảo hộ cho một trong các đối tượng sau: các công dụng mới của một sản phẩm đã biết, các phương pháp sử dụng mới của một sản phẩm đã biết, hoặc các quy trình sử dụng mới của một sản phẩm đã biết.
. Như vậy, theo quy định tại điều này, Việt Nam, một thành viên ký kết CPTPP, sẽ phải chấp nhận bảo hộ sáng chế dạng “sử dụng” được thể hiện ở yêu cầu bảo hộ dạng “sản phẩm” hoặc “quy trình”.
2.2.2.2. Điều kiện bảo hộ của một số đối tượng quyền sở hữu công nghiệp
Điều kiện bảo hộ trong các FTA đặc biệt là CPTPP có đòi hỏi nâng cao nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữu. Cụ thể:
Thứ nhất, quy định về việc ân hạn để xác định tính mới của sáng chế
+ Một là, quy định về việc ân hạn đối với việc bộc lộ công khai sáng chế của người có quyền đăng ký.
Nếu tác giả muốn bảo hộ sáng chế của mình theo hệ thống đăng ký, việc giữ bí mật sáng chế là một viêc cực kỳ quan trọng. Lý do của việc này nằm ở chỗ các yêu cầu của viêc bảo hộ sáng chế là sáng chế phải “có tính mới”. Sáng chế đã được bộc lộ công khai, ví dụ, thông qua việc quảng cáo trên tài liệu tiếp thị của công ty có thể không được coi là “mới”. Kiểu dáng đó sẽ trở thành một bộ phận của sở hữu cộng đồng và không thể được bảo hộ trừ khi pháp luât hiên hành quy định một “ân hạn”.
Ở một số nước, pháp luật cho phép một ân hạn từ 6 tháng đến một năm kể từ ngày sáng chế được công bố công khai, bị bộc lộ hoặc được công bố để đăng ký. Đây
là trường hợp mà những sản phẩm chứa đựng giải pháp kỹ thuật được bán, trưng bày, triển lãm hoặc hội chợ thương mại, hoăc giải pháp kỹ thuật được công bố trên tài liêu quảng cáo, chương trình quảng cáo… trước khi đơn được nộp. Trong thời hạn đó, tác giả có thể bộc lộ giải pháp kỹ thuật của mình mà không làm mất đi “tính mới” và tác giả vẫn có thể tiến hành đăng ký bảo hộ sáng chế. Tuy nhiên sẽ không có độc quyền đối với giải pháp kỹ thuật trong thời gian ân hạn. Bên cạnh đó, có những quốc gia không quy định thời gian ân hạn này, chỉ cho phép một số ngoai lệ đặc biêt ví dụ như trường hơp triển lãm hoặc hội chợ, theo đó cho phép tác giả giải pháp kỹ thuât đã trưng bày sáng chế tai một cuộc triển lãm quốc tế cho đến 6 tháng trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ mà không làm mất đi “tính mới”.
Trong Luật 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định, sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới các hình thức như: sử dụng, mô tả bằng văn bản (ấn phẩm, tư liệu…) hoặc các hình thức thể hiện khác (truyền hình, triển lãm…). Một thông tin được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số lượng người xác định có liên quan được biết đến thông tin đó và có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin. Những người có liên quan ó thể là những người cùng tham gia vào quá trình để tạo ra giải pháp kỹ thuật đó; hoặc là những người đã cung cấp tư liệu, vật chất, kỹ thuật… để tạo ra sáng chế. Pháp luật chỉ cho phép một số ngoại lệ, cụ thể trong các trường hơp sau, sáng chế vẫn được coi là có tính mới, mặc dù sáng chế đó đã được công bố trong thời hạn 6 tháng trước thời điểm nôp đơn đăng ký sáng chế:
- Công bố không được phép của người có quyền đăng ký; - Người có quyền đăng ký công bố bằng báo cáo khoa học;