Yêu cầu của các FTA thế hệ mới đối với pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu

Một phần của tài liệu BẢO hộ QUYỀN sở hữu CÔNG NGHIỆP đáp ỨNG yêu cầu của các HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO THẾ hệ mới (Trang 45 - 46)

5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

1.3.2.Yêu cầu của các FTA thế hệ mới đối với pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu

hữu công nghiệp của Việt Nam

Có thể nhận thấy các FTA đặt ra các yêu cầu tổng quan đối với pháp luật Việt Nam như sau:

Thứ nhất, yêu cầu hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công:

Ngoài các quy định chung, hai hiệp định này lại đưa thêm những tiêu chuẩn riêng, như CPTPP yêu cầu phải bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và nỗ lực bảo hộ nhãn hiệu mùi (trong khi TRIPs và PLVN hiện tại chỉ bảo hộ sản phẩm nhìn thấy được); yêu cầu cơ chế độc quyền dữ liệu đồng thời gia tăng thời hạn độc quyền lên 10 năm trong thủ tục đăng ký lưu hành nông hóa phẩm (trong khi cơ chế hiện tại chỉ là nghĩa vụ bảo mật và thời hạn bảo mật 5 năm); hay EVFTA yêu cầu phải có cơ chế đền bù cho chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế nếu chậm trễ bất hợp lý trong thủ tục cấp phép lưu hành thuốc (cơ chế này chưa từng xuất hiện trong TRIPs hay PLVN), yêu cầu công nhận và

bảo hộ 169 chỉ dẫn địa lý (rượu vang, rượu mạnh và các mặt hàng nông sản khác) của EU với mức bảo hộ cao vốn chri dành riêng cho rượu vang và rượu mạnh…

Mặc dù sau khi Hoa Kỳ rút khỏi TPP (tiền thân của CPTPP) rất nhiều điều khoản liên quan đến chế độ bảo hộ cao đã được tạm hoãn thi hành trong CPTPP, những rõ ràng với xu thế này, trong tương lai khi Hoa Kỳ quay trở lại đàm phán, hoặc Việt Nam tiếp tục tham gia các FTA với đối tác là các nước phát triển khác, chắc chắn sức ép của việc áp dụng cơ chế bảo hộ cao về SHTT sẽ tiếp tục là con bài trong cuộc chơi đánh đổi lợi ích kinh tế và tiếp cận thị trường.

EU dường như không đòi hỏi quá nhiều các tiêu chuẩn TRIPS+ trong EVFTA với Việt Nam, nhưng CPTPP lại có những yêu cầu cao như các tiêu chuẩn TRIPs+. Với nguyên tắc không phân biệt đối xử trong TRIPs, Việt Nam chỉ cần điều chỉnh pháp luật chung về SHTT để thực thi các cam kết này. Nói cách khác, Việt Nam phải khắc phục những điểm hạn chế của pháp luật hiện hành về bảo hộ quyền SHCN; đồng thời có những rà soát và điều chỉnh kịp thời để hướng đến sự tương đồng của các quy định pháp luật nội địa so với các cam kết của Hiệp định về bảo hộ SHCN.

Thứ hai, yêu cầu thực thi pháp luật về bảo hộ quyền SHCN:

Thực thi hiệu quả quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói riêng là vấn đề được cả hai bên cùng quan tâm. Vì vậy, các FTA đặt ra thêm một số yêu cầu về thực thi dân sự và kiểm soát biên giới so với Hiệp định TRIPs, nhằm tăng cường tính hiệu quả của hoạt động thực thi quyền.

Hai hiệp định yêu cầu siết chặt thực thi quyền SHTT thông qua chế tài xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính, đặc biệt là về hình sự. CPTPP yêu cầu hình sự hàng loạt hành vi xâm phạm quyền theo hướng hạ thấp yếu tố cấu thành tội phạm. Đối với kiểm soát biên giới, hai hiệp định này đều yêu cầu cơ chế chủ động kiểm soát hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh đối với hàng giả mạo nhãn hiệu mà không cần phải có yêu cầu của chủ SHTT như quy định hiện nay. Quy định này giúp các cơ quan hải quan chủ động hơn trong hoạt động kiểm tra, giám sát nhưng cũng gây ra những hạn chế nhất định như dễ bị lạm dụng để cản trở tiến trình thông quan của các doanh nghiệp chân chính.

Một phần của tài liệu BẢO hộ QUYỀN sở hữu CÔNG NGHIỆP đáp ỨNG yêu cầu của các HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO THẾ hệ mới (Trang 45 - 46)