5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
2.2.3. Các quy định pháp luật chưa tương thích hoàn toàn
So sánh với các cam kết trong CPTPP cho thấy pháp luật Việt Nam chưa tương thích một phần đối với các cam kết nằm trong 28 Điều trên tổng số 82 Điều của Chương SHTT của CPTPP. Điểm nổi bật của nhóm này là tất cả đều là chưa tương thích một phần (chưa tương thích ở một khía cạnh nào đó, một đoạn/mục/khoản trong một Điều trong Chương SHTT của CPTPP), không có trường hợp nào chưa tương thích với toàn bộ các nội dung của một Điều hay một vấn đề trong Chương SHTT của CPTPP.
Trong so sánh với nhóm các cam kết về SHTT trong Chương 12 EVFTA mà pháp luật Việt Nam đã tương thích, các cam kết có nội dung mà PLVN chưa tương thích có số lượng ít hơn, chủ yếu là các trường hợp chưa tương thích một phần, số hoàn toàn chưa tương thích là rất ít. Sở dĩ như vậy bởi EU dường như không đòi hỏi quá nhiều các tiêu chuẩn TRIPS+ trong EVFTA với Việt Nam. Một số ít nội dung chưa tương thích chỉ mang tính quy định chi tiết, đơn lẻ, chủ yếu liên quan đến bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Liên quan tới các cam kết mà PLVN hoàn toàn chưa tương thích với Chương 12 EVFTA bao gồm 03 cam kết trong đó có một cam kết liên quan đến bảo hộ SHCN là cam 2ết về công nhận tự động các chỉ dẫn địa lý của EU trong Phụ lục GI-I. Về các trường hợp được bảo hộ đương nhiên, Chương 12 của EVFTA có 02 Phụ lục GI-I và GI-II, trong đó liệt kê 171 chỉ dẫn địa lý của Liên minh châu Âu và 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam (gồm tên gọi, địa phương xuất xứ, nước xuất xứ) mà hai bên cam kết bảo hộ đương nhiên, không cần qua các thủ tục thẩm định, thông báo, khiếu nại… của quy trình thông thường. Theo cam kết tại Hiệp định, danh mục các chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đương nhiên này có thể được rà soát lại bởi Nhóm công tác về sở hữu trí tuệ (trong đó có chỉ dẫn địa lý). EVFTA thậm chí còn có các quy tắc bảo hộ riêng đối với các chỉ dẫn địa lý thuộc nhóm được liệt kê này (ví dụ chủ thể quyền phải được phép ngăn cản việc sử dụng các chỉ dẫn địa lý này cho các sản phẩm không xuất phát từ nước xuất xứ được liệt kê, ngăn cản việc sử dụng các thiết kế hoặc trình bày theo bất kỳ cách nào khiến người tiêu dùng nhầm lẫn về xuất xứ của sản phẩm vốn không có xuất xứ tại đó…)
Hiện nay, một số nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự với những chỉ dẫn nói trên đã hoặc đang được đăng ký tại Việt Nam. Trong trường hợp này, nhãn hiệu sẽ
không được coi là xâm phạm quyền SHTT nếu đã được nộp đơn hoặc đăng ký một cách trung thực tại Việt Nam trước “ngày thích hợp”. Danh mục các chỉ dẫn địa lý nói trên chỉ có thể được sửa đổi theo thủ tục sửa đổi EVFTA. Những chỉ dẫn địa lý này nếu không còn được bảo hộ ở EU cũng sẽ đương nhiên không được bảo hộ tại Việt Nam.
Một số ngoại lệ đặt ra đối với 04 chỉ dẫn địa lý về pho-mát của EU (“Asigo”, “Fontina”, “Gorgonzola” và “Feta”) đang được sử dụng như tên gọi sản phẩm pho-mát ở một số nước, thì việc bảo hộ 04 chỉ dẫn địa lý nói trên sẽ không cản trở các doanh nghiệp bất kỳ được tiếp tục sử dụng các tên gọi này trên thị trường Việt Nam cho sản phẩm pho – mát từ trước ngày 01/01/2017, và cả những người kế nghiệp (successor) của họ. Trường hợp còn lại, những doanh nghiệp sử dụng tên gọi nói trên sau ngày 01/01/2017 sẽ không có quyền sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với các chỉ dẫn này.
Đối với 01 chỉ dẫn địa lý về rượu của EU (“champagne”) đang được sử dụng như tên gọi chung (vang sủi bọt), thì tên gọi này vẫn sẽ được tiếp tục sử dụng chung trong vòng 10 năm kể từ ngày EVFTA có hiệu lực, tuy nhiên, sau thời hạn đó, thị trường Việt Nam sẽ phải sử dụng tên gọi khác cho sản phẩm vang sủi bọt mà lâu nay vẫn gọi là “rượu sâm – panh” khi đưa ra thị trường, và chỉ dẫn địa lý này sẽ được bảo hộ toàn diện tại Việt Nam. Vì lẽ đó, các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm trong nhóm “rượu vang” tại Việt Nam mà hiện đang sử dụng tên gọi chung là “champagne” (hay bản dịch, bản phiên âm hoặc phiên tự của từ này) cho sản phẩm của mình sẽ cần phải dần thay đổi thói quen người tiêu dùng Việt Nam trong cách gọi tên sản phẩm vang sủi bọt để giảm bớt các lợi ích vô hình có thể mất đi khi hết thời hạn 10 năm chuyển tiếp của Hiệp định.
Cam kết này mang tính đặc thù rất riêng của EU, không trùng với bất kỳ đối tác hay chủ thể nào khác. Nếu như 02 cam kết về việc bù đắp chậm trễ trong quá trình đăng ký lưu hành thuốc và cam kết suy đoán về chủ thể quyền trong tố tụng SHTT liên quan tới pháp luật nội địa Việt Nam, thì đối với cam kết về công nhận tự động các chỉ dẫn địa lý của EU, do các nội dung trong cam kết này đã rất rõ ràng (về tên chỉ dẫn địa lý, phân loại sản phẩm, cơ chế công nhận…), giải pháp hợp lý nhất là áp dụng trực tiếp cam kết này mà không cần sửa đổi văn bản pháp luật về SHTT liên quan của Việt Nam.