Đánh giá tính tương thích của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công

Một phần của tài liệu BẢO hộ QUYỀN sở hữu CÔNG NGHIỆP đáp ỨNG yêu cầu của các HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO THẾ hệ mới (Trang 76 - 77)

5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

2.2. Đánh giá tính tương thích của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công

công nghiệp so với các cam kết về sở hữu công nghiệp trong các FTA thế hệ mới

Khi đánh giá về tính tương thích của các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam và các cam kết trong các FTA thế hệ mới, tác giả đồng thời cũng đưa ra một số so sánh và đánh giá về các cam kết cụ thể trong các FTA về cùng một nội dung cam kết, cụ thể là so sánh các cam kết trong CPTPP và EVFTA. Việc so sánh này là có ý nghĩa giúp pháp luật Việt Nam xác định được các nghĩa vụ trong quá trình thực hiện nội luật hóa các cam kết đảm bảo đồng thời thỏa mãn các cam kết về sở hữu trí tuệ trong tất cả các FTA.

Với nguyên tắc MFN và NT trong TRIPs, nếu Việt Nam đã có cam kết về sở hữu trí tuệ trong EVFTA, Việt Nam sẽ phải áp dụng cam kết đó cho tất cả các đối tác EU hoặc ngoài EU. , việc so sánh nội dung các cam kết về sở hữu trí tuệ của CPTPP và EVFTA là rất có ý nghĩa. Kết quả so sánh CPTPP và EVFTA cho thấy trong tổng thể CPTPP có yêu cầu về bảo hộ sở hữu trí tuệ cao hơn EVFTA (với nhiều các quy định TRIPs+ hơn hẳn so với EVFTA). Tuy nhiên, trong một số ít các trường hợp cụ thể, cam kết CPTPP và EVFTA có nội dung tương tự nhau (ví dụ các nguyên tắc bảo hộ, các quyền độc quyền) hoặc thậm chí EVFTA có yêu cầu cao hơn (ví dụ về chỉ dẫn địa lý).

Với nhóm các cam kết CPTPP và EVFTA có nội dung tương đương (tương đồng) khi quy định về bảo hộ SHCN chủ yếu tập trung ở một số quy định về nhãn hiệu và vấn đề thực thi quyền SHCN: (i) Nhãn hiệu (một số nội dung về nhãn hiệu trùng hoặc tương tự; nhãn hiệu nổi tiếng, thủ tục thẩm định, phản đối, hủy bỏ; duy trì hiệu lực văn bằng qua hệ thống điện tử; phân loại hàng hóa dịch vụ); (ii) Thực thi (các yêu cầu chung về thực thi, các yêu cầu về thủ tục và chế tài dân sự, hành chính; các biện pháp tạm thời; các biện pháp tại biên giới). Về mặt nội dung, cam kết tương đương trong CPTPP và EVFTA chủ yếu là các cam kết có mức bảo hộ tương tự như TRIPs.

Một số rất ít các trường hợp cam kết CPTPP và EVFTA được thiết kế theo cùng hướng TRIPs+ (tăng mức độ bảo hộ cao hơn so với TRIPs) nhưng lại khác nhau về chi tiết nội dung cam kết, do đó không được xếp vào nhóm cam kết tương đương. Nhóm các cam kết có trong CPTPP nhưng không có trong EVFTA bao gồm:

- Nhãn hiệu (bảo hộ nhãn hiệu đối với âm thanh, mùi; nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận; thời hạn bảo hộ; không bắt buộc đăng ký hợp đồng li-xăng; tên miền)

- Tên quốc gia

- Hệ thống bảo hộ kiểu dáng công nghiệp (cải thiện chất lượng, hiệu quả của hệ thống này).

Đối với các trường hợp này, CPTPP được coi là có yêu cầu bảo hộ cao hơn EVFTA (do EVFTA không đề cập nên suy đoán là không có bất kỳ yêu cầu gì với pháp luật Việt Nam về vấn đề liên quan trong khi CPTPP lại có cam kết, tức là có ràng buộc về tuân thủ). Về mặt nội dung, các lĩnh vực mà CPTPP có cam kết trong khi EVFTA không có cam kết tương ứng rơi vào các vấn đề về ngoại lệ đối với dược phẩm (liên quan tới sức khỏe cộng đồng), nhãn hiệu và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, những vấn đề mà thành viên CPTPP đưa ra đề xuất ban đầu trong đàm phán sở hữu trí tuệ, rất quan tâm nhưng không phải là trọng tâm ưu tiên của EU. Ngược lại, EVFTA có các cam kết rất chi tiết, với số lượng tương đối lớn các điều khoản trong chương sở hữu trí tuệ về chỉ dẫn địa lý mà CPTPP không có, thể hiện mối quan tâm đặc biệt từ EU đối với chế định này.

Nhóm các vấn đề mà CPTPP và EVFTA cùng có cam kết nhưng nội dung và mức độ cam kết không giống nhau bao gồm:

- Nhãn hiệu (sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự, hệ thống nộp đơn điện tử): CPTPP có cam kết cao hơn

- Chỉ dẫn địa lý: EVFTA có cam kết cao hơn

- Bảo hộ độc quyền dữ liệu đối với nông hóa phẩm: CPTPP có cam kết cao hơn; - Sáng chế đối với dược phẩm (điều chỉnh thời hạn bảo hộ sáng chế do bị rút ngắn bất hợp lý vì chậm trễ trong quy trình xem xét đăng ký lưu hành): EVFTA nêu mức điều chỉnh tối đa, CPTPP không nêu mức nào cụ thể

- THời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp: EVFTA có cam kết cao hơn;

- Hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ (công khai các quyết định liên quan đên sở hữu trí tuệ): EVFTA có cam kết cao hơn.

Dưới đây tác giả chỉ ra mức độ tương thích giữa pháp luật Việt Nam và các cam kết trong các FTA về bảo hộ sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu BẢO hộ QUYỀN sở hữu CÔNG NGHIỆP đáp ỨNG yêu cầu của các HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO THẾ hệ mới (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)