Các quy định pháp luật đã tương thích hoàn toàn

Một phần của tài liệu BẢO hộ QUYỀN sở hữu CÔNG NGHIỆP đáp ỨNG yêu cầu của các HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO THẾ hệ mới (Trang 77 - 79)

5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Các quy định pháp luật đã tương thích hoàn toàn

Trong quá trình đàm phán đối với cả EVFTA và CPTPP, có thể thấy những đòi hỏi cao của các đối tác EU và các thành viên trong CPTPP về sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ sở hữu công nghiệp nói riêng, tuy nhiên pháp luật Việt Nam vẫn được đánh giá là tương thích với đa số các cam kết trong EVFTA và CPTPP về bảo hộ SHCN, từ tiêu chuẩn bảo hộ quyền cũng như thực thi quyền.

Trên thực tế, cam kết EVFTA và CPTPP về SHCN mặc dù có tiêu chuẩn cao nhưng nền tảng cơ bản vẫn là các quy định TRIPs, phần TRIPs+ thực chất chỉ là bổ sung và làm rõ thêm trên nền tảng đó. Trong khi đó kể từ khi là thành viên chính thức của WTO năm 2007, với trách nhiệm thực thi đầy đủ các cam kết bắt buộc từ khi là thành viên chính thức của WTO, với trách nhiệm thực thi đầy đủ các cam kết bắt buộc

trong WTO, trong đó có cam kết của TRIPs, Việt Nam đã tiền hành sửa đổi pháp luật cho phù hợp với cam kết mới. Riêng đối với các nước EU, Điều X (sau Điều 2, trước Điều 3) trong Chương 12 EVFTA chứa một cam kết đặc biệt, có thể xem như “chìa khóa” cho nhiều cam kết trong EVFTA về sở hữu trí tuệ: nguyên tắc tối huệ quốc (MFN), theo đó mỗi Bên cam kết dành ngay và vô điều kiện cho chủ thể mang quốc tịch của Bên kia bất kỳ lợi thế, ưu tiên hay miễn trừ nào liên quan tới bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà bên đó dành cho bất kỳ nước nào khác (trừ các ngoại lệ trong Điều 4, 5 TRIPs). Cam kết này thực chất là nhấn mạnh nghĩa vụ MFN trong TRIPs để nhắm tới các cam kết về sở hữu trí tuệ trong CPTPP. Và như đã thấy trong văn kiện đầy đủ của CPTPP, cam kết của Việt Nam trong CPTPP về sở hữu trí tuệ có khá nhiều điều khoản TRIPs+, tương ứng với đó Việt Nam đồng thời cũng phải dành các cam kết này cho EU theo nguyên tắc MFN. Điều này giải thích tại sao mặc dù lúc ban đầu, đàm phán EVFTA về sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng gặp rất nhiều khó khăn bởi EU yêu cầu nhiều điều khoản TRIPs+, trong cam kết cuối cùng của EVFTA, EU lại không có quá nhiều yêu cầu TRIPs+ như dự kiến trước đó. Cũng từ đặc điểm này, có thể thấy để rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết EVFTA một cách đầy đủ, triệt để nhất, bên cạnh việc rà soát với các cam kết về sở hữu công nghiệp tại Chương 12 EVFTA, cần thiết phải tiến hành một rà soát khác với các cam kết CPTPP về sở hữu công nghiệp. Đây là những lý do cho thấy một phần cơ bản (đa số) các cam kết trong EVFTA và CPTPP về sở hữu công nghiệp về những vấn đề nền tảng gắn liền với TRIPs đã được thể hiện đầy đủ và phù hợp trong pháp luật Việt Nam.

Về tổng quan, pháp luật sở hữu trí tuệ của nước ta hiện đã tương thích với đa số cam kết trong các FTA này ở hai vấn đề là:

Một là các cam kết về điều kiện bảo hộ và thủ tục đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, cụ thể:

- Nhãn hiệu: phân loại nhãn hiệu, ngoại lệ hạn chế quyền của chủ nhãn hiệu, dấu hiệu bị coi là “có khả năng gây nhầm lẫn”, nhãn hiệu nổi tiếng, thủ tục liên quan tới bảo hộ nhãn hiệu, phân loại hàng hóa, thời hạn bảo hộ. trong EVFTA, khẳng định nghĩa vụ theo Thỏa ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu quốc tế; sử dụng bảng phân loại NICE

- Tên miền quốc gia

- Chỉ dẫn địa lý: CPTPP cho phép các thành viên lựa chọn hệ thống bảo hộ chung với nhãn hiệu hoặc riêng, thủ tục bảo hộ chỉ dẫn địa lý, thời điểm bắt đầu bảo hộ). Trong EVFTA có yêu cầu chế độ bảo hộ đặc thù đối với chỉ dẫn địa lý. Trong đó, hiện nay pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đã có cơ chế bảo hộ riêng đối với chỉ dẫn địa lý.

- Sáng chế và dữ liệu bí mật: đối tượng và điều kiện bảo hộ, các trường hợp tước bỏ/hủy/vô hiệu văn bằng bảo hộ, ngoại lệ hạn chế quyền độc quyền, nguyên tắc ưu tiên đơn nộp trước, quyền sửa chữa đơn và bình luận của người nộp đơn, ngoại lệ kiểm soát bắt buộc đối với dược phẩm, tính độc lập về thời hạn bảo hộ giữa sáng chế và độc quyền dữ liệu. Trong EVFTA, đơn giản hóa thủ tục đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế phù hợp các cam kết theo Hiệp ước hợp tác sáng chế -PCT

- Kiểu dáng công nghiệp: tất cả các cam kết về kiểu dáng công nghiệp, bao gồm đối tượng bảo hộ, cải thiện hệ thống bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

- Bảo hộ bí mật kinh doanh.

Hai là, các yêu cầu về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp: Giải quyết tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ, thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới; vi) duy trì cơ chế/thủ tục để bảo vệ quyền khi chủ thể quyền có yêu cầu, quyền ngăn chặn đưa hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ vào lưu thông, các khoản bồi thường thiệt hại, chế tài đối với hành vi vi phạm lệnh về bí mật thông tin, các biện pháp tạm thời, đình chỉ hàng nghi ngờ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới, yêu cầu bên liên quan cung cấp thông tin, khoản bảo đảm bắt buộc khi yêu cầu biện pháp tạm thời, chế tài phạt hành chính, chế tài thu giữ tài sản có được từ hành vi vi phạm hoặc phạt tiền tương đương; vii) tội danh hình sự (tội danh hình sự với hành vi cố ý làm giả, xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối hàng hóa giả nhãn hiệu, sao lậu trái phép ở quy mô thương mại.

Về mặt nguyên tắc, đối với các trường hợp pháp luật đã tương thích với cam kết CPTPP thì Việt Nam sẽ không cần sửa đổi, điều chỉnh gì về pháp luật.

Một phần của tài liệu BẢO hộ QUYỀN sở hữu CÔNG NGHIỆP đáp ỨNG yêu cầu của các HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO THẾ hệ mới (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)