5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
3.2.2. Một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật Việt Nam về bảo hộ
hộ quyền SHCN đáp ứng yêu cầu của FTA thế hệ mới
Các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền SHCN cần được rà soát và sẽ phải sửa đổi những vấn đề chưa phù hợp với các FTA, đồng thời phải tăng cường nhiều biện pháp để thực hiện hiệu quả các cam kết của Việt Nam. Nhằm đáp ứng các yêu cầu của FTA thế hệ mới về bảo hộ và thực thi quyền SHCN, tác giả đưa ra một số kiến nghị sau:
3.2.2.1. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung về xác lập quyền SHCN Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung về đối tượng bảo hộ quyền SHCN
+ Một là, mở rộng các đối tượng được bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và sáng chế.
Như vậy, CPTPP đã đặt ra cho các quốc gia thành viên nhiệm vụ phải nhanh chóng thiết lập cơ chế bảo hộ đối với các nhãn hiệu phi truyền thống mà trước hết là
nhãn hiệu âm thanh. Đã có 9 quốc gia trong số 11 quốc gia thành viên CPTPP quy định về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh, 5 quốc gia thành viên chấp thuận bảo hộ nhãn hiệu mùi, riêng Việt Nam và Malaysia chưa chấp thuận bảo hộ “dấu hiệu không nhìn thấy được” là nhãn hiệu bao gồm cả nhãn hiệu là âm thanh và mùi. Bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống là một nội dung mới cho pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Theo cam kết, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh các quy định để bảo hộ nhãn hiệu âm thanh trong thời hạn 3 năm kể từ ngày CPTPP có hiệu lực. Sự thay đổi này có thể sẽ dẫn đến thay đổi căn bản toàn bộ cơ chế đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam. Việc bảo hộ nhãn hiệu âm thanh, mùi hương sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm sáng tạo với những ý tưởng của mình. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức cho các cơ quan quản lý và thực thi sở hữu trí tuệ cũng như các doanh nghiệp Việt Nam khi chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về loại nhãn hiệu mới này.
Việt Nam có thể tiếp thu kinh nghiệm lập pháp cũng như thực tiễn bảo hộ từ các quốc gia để xây dựng một cơ chế bảo hộ riêng cho cả nhãn hiệu âm thanh và mùi.
Khi thực hiện cam kết bảo hộ nhãn hiệu là âm thanh đồng nghĩa với việc chúng ta phải sửa đổi các quy định về bảo hộ nhãn hiệu, cụ thể: (i) sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ về xác định các dấu hiệu được bảo hộ nhãn hiệu theo hướng, bên cạnh bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu có thể nhìn thấy được thì còn bảo hộ đối với dấu hiệu không nhìn thấy được; đồng thời, cần bổ sung quy định để chỉ rõ thế nào là dấu hiệu âm thanh có thể được bảo hộ; (ii) sửa đổi, bổ sung Điều 73, Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ theo hướng loại trừ các dấu hiệu không nhìn thấy được không được coi là nhãn hiệu, và các trường hợp nhãn hiệu âm thanh bị coi là không có khả năng phân biệt.
Xuất phát từ tính cấp thiết trong thực thi cam kết CPTPP, Dự thảo sửa đổi, bổ sung LSHTT 2020 bổ sung điều kiện nhãn hiệu được bảo hộ theo đó “dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa”. Thêm vào đó, Dự thảo sửa đổi khoản 1 Điều 73 như sau: “1. Dấu hiệu trùng hoặc ương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy, quốc ca của Việt Nam và của các nước, quốc tế ca.”. Trong tờ Trình lý giải thêm, dấu hiệu âm thanh “thể hiện được dưới dạng đồ họa” sẽ được cụ thể hóa tại Thông tư hoặc Quy chế hướng dẫn thi hành, chẳng hạn như khuông nhạc, lời hát, biểu đồ, sóng âm…, để tùy từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội cũng như nhân lực, vật lực mà có thể mở rộng hay thu hẹp các loại âm thanh có thể đăng ký làm nhãn hiệu.
Theo lý giải tại Tờ trình, việc bổ sung dấu hiệu này để phù hợp với cam kết của Việt Nam khi gia nhập CPTPP. Tuy nhiên, có quan điểm không đồng tình với sửa đổi này. Việc chỉ giới hạn bảo hộ dấu hiệu âm thanh thể hiện dưới dạng đồ họa là phạm vi khá hẹp và chưa thực sự phù hợp với cam kết tại CPTPP, cụ thể Điều 18.18 CPTPP có nêu “Không Bên nào được yêu cầu, như một điều kiện để được đăng ký, là dấu hiệu
phải nhìn thấy được, cũng như không Bên nào được từ chối đăng ký một nhãn hiệu chỉ với lý do rằng dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu đó là âm thanh… Một Bên có thể yêu cầu phải cóc bản mô tả ngắn gọn và chính xác, hoặc thể hiện dưới dạng đồ họa, hoặc cả hai nếu phù hợp, của nhãn hiệu”. Như vậy, hình thức của dấu hiệu âm thanh được bảo hộ có thể là “bản mô tả hoặc bản thể hiện dưới dạng đồ họa, hoặc cả hai nếu phù hợp”. Do đó, để phù hợp với cam kết, bản dự thảo nên sửa đổi quy định theo hướng “dấu hiệu âm thanh thể hiện dưới dạng đồ họa hoặc bản mô tả hoặc cả hai”.
Bổ sung thêm quy định về bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp bộ phận.
LSHTT Việt Nam nên sửa đổi khoản 13 về kiểu dáng công nghiệp nhằm thi hành nghĩa vụ tại Điều 12.35 EVFTA về bảo hộ một phần/bộ phận của một sản phẩm hoàn chỉnh và xác định rõ phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tạo thuận lợi cho việc xác lập quyền cũng như thực thi quyền sở SHCN. Theo đó sử dụng lời văn đã được thể hiện tại Nghị quyết số 102/2020/QH14 ngày 8/6/2020 về việc phê chuẩn EVFTA để chính thức đưa vào Luật.
Cụ thể trong bản dự thảo sửa đổi như sau: “13. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoàn chỉnh hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh. Hình dáng bên ngoài được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm hoàn chỉnh.”16
Việc sửa đổi như trên đảm bảo cho việc thực thi cam kết CPTPP về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Bổ sung khái niệm về bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm
LSHTT 2005 không có quy định về khái niệm chỉ dẫn địa lý đồng âm tuy nhiên trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung luật sở hữu trí tuệ năm 2020 (Dự thảo Luật) có bổ sung thêm khái niệm này trong khoản 22 Điều 4, cụ thể: “Chỉ dẫn địa lý đồng âm được hiểu là các chỉ dẫn địa lý có cách phát âm hoặc cách viết trùng nhau”. Việc pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đưa ra định nghĩa về chỉ dẫn địa lý đồng âm là hợp lý bởi khi có một định nghĩa chính xác và đầy đủ về chỉ dẫn địa lý đồng âm sẽ là cơ sở quan trọng để xác định đối tượng được bảo hộ và các điều kiện cho phép các chỉ dẫn địa lý này đồng thời tồn tại.
Định nghĩa trong Dự thảo Luật đã chỉ ra các đặc điểm của các chỉ dẫn địa lý đồng âm: (1) chỉ dẫn địa lý đồng âm chỉ có thể là các dấu hiệu từ ngữ. Theo quy định hiện hành, dấu hiệu được công nhận là chỉ dẫn địa lý là các dấu hiệu bất kỳ, có thể là từ ngữ, hình ảnh hay biểu tượng có chức năng thông tin về nguồn gốc địa lý của sản
phẩm17. Tuy nhiên theo cách định nghĩa về chỉ dẫn địa lý đồng âm thì chỉ có các dấu hiệu từ ngữ mới được xem xét là các chỉ dẫn địa lý đồng âm. (2) Là các dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc của sản phẩm từ các vùng lãnh thổ, các quốc gia được viết hoặc phát âm giống hệt nhau. Tuy nhiên định nghĩa này chưa làm rõ được một số vấn đề: (i) pháp luật bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm đối với các loại sản phẩm nào; (ii) các chỉ dẫn địa lý được coi là đồng âm khi nó chỉ dẫn đến nguồn gốc của các sản phẩm bất kỳ hay là các sản phẩm cùng loại.
Trong Hiệp định TRIPs lần đầu tiên đề cập đến chỉ dẫn địa lý đồng âm18 và việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm cho sản phẩm rượu vang nhưng không đưa ra khái niệm thế nào là chỉ dẫn địa lý đồng âm. Tuy nhiên theo cách hiểu trong Hiệp định TRIPs, các chỉ dẫn địa lý đồng âm là các dấu hiệu để chỉ các vùng lãnh thổ có tên gọi giống nhau về nghĩa đen được sử dụng để chỉ nguồn gốc địa lý của các sản phẩm đến từ các quốc gia khác nhau19. Tương tự, trong Quy định số 479/2008 ngày 29 tháng 4 năm 2008 quy định về tổ chức chung của thị trường rượu đề cập đến thuật ngữ đồng âm một phần hoặc đồng âm hoàn toàn, là các chỉ dẫn giống hệt nhau nhưng đề cập đến các vùng địa lý khác nhau trong Cộng đồng20. Ví dụ “Rioja” là tên của một vùng ở Tây Ban Nha và ở Argentina và cụm từ này áp dụng cho rượu vang được sản xuất ở hai quốc gia này. Như vậy “Rioja” là chỉ dẫn địa lý đồng âm dùng để chỉ dẫn xuất xứ của rượu vang đến từ hai quốc gia khác nhau.
Cũng giống như các chỉ dẫn thương mại khác, hiện tượng tồn tại các chỉ dẫn thương mại giống hệt nhau được sử dụng để chỉ dẫn nguồn gốc của các sản phẩm được sản xuất từ các quốc gia, các vùng lãnh thổ khác nhau có thể xảy ra. Vấn đề này xuất phát từ việc trùng tên gọi của các vùng, lãnh thổ trong một quốc gia hoặc ở các quốc gia khác nhau. Các chỉ dẫn địa lý giống nhau được gắn cho các sản phẩm được tiêu thụ trên một thị trường khiến nhiều người lo điều này dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về xuất xứ thực sự của sản phẩm. Bởi vậy, trong các văn kiện quốc tế và pháp luật của các quốc gia bắt đầu đề cập đến bảo hộ cho các chỉ dẫn địa lý đồng âm.
Nếu hiểu theo nghĩa phổ thông, thuật ngữ đồng âm (homonym) được định nghĩa trong Merriam Webster’s Collegiate Dictionary là “một trong hai hoặc nhiều từ được
17 Xem khoản 22 Điều 4 LSHTT 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 18 Xem quy định Điều 23.3 Hiệp định TRIPS
19 WIPO Standing Committee On The Law Of Trademarks, Industrial Designs And Geographical Indicaitons, “Possible Solutions For Conflicts Between Trademarks and Geographical Indications and For Conflicts Between homonymous Geographical Indicaitons’ WIPO Doc.Sct/5/3, 8 June 2000
20 Xem Điều 42.1 Quy định số 479/2008 ngày 29 tháng 4 năm 2008 quy định về tổ chức chung của thị trường rượu của Cộng đồng Châu Âu
đánh vần và phát âm giống nhau nhưng khác nhau về nghĩa”21. Định nghĩa này giúp ta hiểu rằng chỉ dẫn địa lý đồng âm là những chỉ dẫn địa lý được viết và phát âm giống nhau được dùng để chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của sản phẩm xuất phát từ các vùng lãnh thổ, các quốc gia khác nhau.
Từ những phân tích trên tác giả xin đưa ra một số kiến nghị cụ thể liên quan đến vấn đề bảo hộ các chỉ dẫn địa lý đồng âm:
-Thứ nhất, cần thiết phải sửa đổi lại khái niệm chỉ dẫn địa lý đồng âm trong khoản 22 Điều 4 Dự thảo Luật. Trong đó cần làm rõ hai vấn đề: (i) phạm vi bảo hộ chỉ dẫn đồng âm đối với tất cả các sản phẩm hay chỉ một số sản phẩm; (ii) các chỉ dẫn địa lý được coi là đồng âm khi nó chỉ dẫn đến nguồn gốc của các sản phẩm bất kỳ hay là các sản phẩm cùng loại.
+ Tùy thuộc vào hệ thống pháp luật mỗi quốc gia khác nhau xác định bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm cho các loại sản phẩm khác nhau. Theo quy định của Hiệp định TRIPs và một số quốc gia như Trung Quốc, New Zealand… quy định chỉ bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm đối với rượu vang. Tuy nhiên hiện nay việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm cho nhiều sản phẩm bên cạnh sản phẩm rượu vang đã được một số quốc gia thừa nhận, chẳng hạn như Thái Lan đã thừa nhận chỉ dẫn địa lý đồng âm đối với một số sản phẩm đặc biệt22 hay Ấn Độ thừa nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm đối với tất cả các sản phẩm23. Hơn thế nữa, trong cam kết của Việt Nam trong EVFTA, chúng ta đã thừa nhận việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm dùng cho rượu vang, rượu mạnh, sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm24. Như vậy theo tác giả chỉ dẫn địa lý đồng âm không nên bị giới hạn trong một, một số sản phẩm cụ thể mà nên mở rộng bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm cho tất cả các sản phẩm.
+ Theo tác giả, nên xem xét chỉ dẫn địa lý đồng âm đối với các dấu hiệu được chỉ dẫn nguồn gốc của các sản phẩm cùng loại. Việc tồn tại đồng thời các chỉ dẫn địa lý đồng âm hoàn toàn hợp lý bởi vì các chỉ dẫn chỉ ra nguồn gốc địa lý thực sự của các sản phẩm mà chúng được sử dụng. Tuy nhiên, xung đột thường nảy sinh khi các sản phẩm sử dụng các chỉ dẫn địa lý đồng âm được bán vào cùng một thị trường và chỉ dẫn đến nguồn gốc của các sản phẩm giống hệt nhau. Việc sử dụng đồng thời các chỉ dẫn địa lý đồng âm trong cùng một lãnh thổ có thể gây ra vấn đề khi sản phẩm sử dụng chỉ dẫn địa lý có những phẩm chất và đặc điểm riêng biệt mà không có sản phẩm sử dụng từ đồng âm của chỉ dẫn địa lý đó. Trong trường hợp này, việc sử dụng chỉ dẫn địa lý
21one of two or more words spelled and pronounced alike but different in meaning (such as the noun quail and the verb quail)
22 Xem Điều 29 Luật Bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Thái Lan năm 2003
23 Xem Điều 10 Luật đăng ký và bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với hàng hóa của Ấn Độ 1999 24 Xem Điều 12.23.1 EVFTA
đồng âm sẽ gây hiểu lầm, vì các kỳ vọng liên quan đến chất lượng của sản phẩm mà chỉ dẫn địa lý đồng âm được sử dụng không được đáp ứng. Đối với các chỉ dẫn thương mại khác như nhãn hiệu, khi xét nhãn hiệu đăng ký sau có trùng hay tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký trước hay khi, pháp luật cũng chỉ xem xét nhãn hiệu được gắn lên các sản phẩm cùng loại25. Trong Hiệp định TRIPs chỉ dẫn địa lý đồng âm cũng chỉ được xác định đối với các chỉ dẫn đến xuất xứ của các loại rượu vang, nói cách khác, Hiệp định TRIP chỉ công nhận sự tồn tại đồng thời của các chỉ dẫn địa lý đồng âm được gắn với các sản phẩm cùng loại. Bởi vậy, tác giả cho rằng chỉ xác định là chỉ dẫn địa lý đồng âm để chỉ dẫn nguồn gốc của các sản phẩm cùng loại.
Như vậy, khoản 22 Điều 4 Dự thảo Luật nên được sửa lại như sau: “22. Chỉ dẫn địa lý đồng âm là các chỉ dẫn địa lý có cách phát âm hoặc cách viết trùng nhau để chỉ dẫn nguồn gốc của các sản phẩm cùng loại.”
Mở rộng đối tượng được bảo hộ là sáng chế
Như phân tích ở chương 2, pháp luật Việt Nam hiện nay không đề cập đến việc có hay không bảo hộ đối với sáng chế dưới dạng sử dụng nhưng thực tiễn thì Việt Nam chưa bảo hộ các đối tượng nào trong 03 nhóm này, do đó chưa có sự tương thích.Bởi vậy, pháp luật về SHTT của Việt Nam cần bổ sung bảo hộ sáng chế dưới dạng sử dụng. Bên cạnh đó cần thiết phải xác định lại đối tượng không được bảo hộ dưới dạng chỉ dẫn địa lý
Cách tiếp cận này dường như đã vượt qua tiêu chuẩn của CPTPP một cách không cần thiết và cũng sẽ khó có thể đạt đến mục tiêu bảo vệ một cách tốt nhất cho các chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam, không phù hợp với lợi ích chung của các