Vai trò của FTA thế hệ mới trong vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở

Một phần của tài liệu BẢO hộ QUYỀN sở hữu CÔNG NGHIỆP đáp ỨNG yêu cầu của các HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO THẾ hệ mới (Trang 46 - 52)

5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

1.3.3. Vai trò của FTA thế hệ mới trong vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở

nghiệp ở Việt Nam

Thứ nhất, tạo ra một làn sóng cải cách thể chế mới mang tính tích cực

Việc tham gia FTA là đúng đắn, kịp thời, phù hợp với chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa; tăng cường sự đan xen lợi ích trong mối quan hệ với các đối tác, đặc biệt là các nước lớn, các nước có tiềm lực về kinh tế và công nghệ hiện đại, góp phần giữ vững môi trường hòa bình và ổn định chính trị, tranh thủ sự ủng hộ của

các nước đối tác đồng thời nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, vị thế quốc tế của Việt Nam được nâng lên rõ rệt.

Việc tham gia, thực hiện FTA đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc vào một thị trường truyền thống. Nền kinh tế nwuowcs ta có sự tăng trưởng cao, phát triển từng bước và vững chắc. Nền tảng kinh tế vĩ mô được duy trì tốt, ngày vàng được củng cố. Góp phần tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn từ các nước trong khu vực và thế giới. Tạo động lực để Việt Nam hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý tiếp cận các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, cải cách thủ tục hành chính về SHTT.

Những năm vừa qua, Việt Nam đã tích cực tham gia các FTA lớn, được đánh giá có ảnh hưởng nhiều tới nền kinh tế nói chung và hệ thống SHTT nói riêng như CPTPP năm 2018 và EVFTA năm 2019. Trong đó riêng về quyền SHTT, các FTA mới này đã nâng cao mức bảo hộ quyền SHTT vượt bậc so với chuẩn mực quốc tế phổ biến trước đó như TRIPs của WTO. Điều này đem lại những cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào sân chơi mới, nhưng ngược lại cũng gây không ít khó khan nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trước tình hình đó, pháp luật Việt Nam về SHTT cần phải có một sự thay đổi nhằm đảm bảo tuân thủ các cam kết trong các FTA đồng thời khắc phục những hạn chế về SHCN trong những năm qua.

Với những cam kết trong các FTA này về SHTT mà ngày 22 tháng 8 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1068/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030. Đây là lần đầu tiên Việt Nam ban hành một chiến lược mang tầm quốc gia về SHTT, đánh dấu một bước phát triển mới trong lĩnh vực SHTT, khẳng định SHTT nói chung và SHCN nói riêng là công cụ quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo cũng như phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Chiến lược định hướng sự phát triển của hệ thống SHTT Việt Nam trong giai đoạn tới theo ba quan điểm chỉ đạo lớn, đó là:

- Phát triển hệ thống SHTT đồng bộ, hiệu quả ở tất cả các khâu sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ quyền SHTT, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, đưa SHTT trở thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Chính sách SHTT là một bộ phận không thể tách rời trong chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia và các ngành, lĩnh vực.

- Hoạt động SHTT có sự tham gia tích cực của tất cả các chủ thể trong xã hội, trong đó viện nghiên cứu, trường đại học, các cá nhân hoạt động sáng tạo, đặc biệt là các doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra và khai thác tài sản trí tuệ.

Các cam kết SHTT trong hai FTA thế hệ mới ở mức độ cao và toàn diện hơn, phạm vi các vấn đề điều chỉnh đa dạng, bao trùm nhiều lĩnh vực so với trước đây.

SHTT được cho là sẽ có tác động trực tiếp và lớn đến thể chế pháp luật và thực thi của Việt Nam. Đây là chế định tâp hợp các nguyên tắc, yêu cầu về các tiêu chuẩn bảo hộ cũng như thực thi việc bảo hộ các quyền SHTT. EU và các quốc gia thành viên của CPTPP là khu vực xuất khẩu các sản phẩm SHTT hàng đầu thế giới, do đó có nhu cầu tăng cường bảo hộ các quyền SHTT. Các nước này đồng thời có chế độ bảo hộ đặc thù đối với một số nhóm đối tượng SHCN như chỉ dẫn địa lý, sáng chế, nhãn hiệu… và rất chú trọng việc bảo hộ loại quyền SHTT này. Về phía mình, là một nước đang phát triển, chỉ sở hữu một số lượng rất ít các sản phẩm SHTT so với các nước đối tác, Việt Nam rất cần không gian cho phép các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiếp cận các sản phẩm SHTT phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế khoa học, xã họi với chi phí thấp nhất có thể.

Về quy định chung, hai hiệp định này yêu cầu minh bạch hóa hơn nữa các chính sách, quy định liên quan đến SHTT, cụ thể như phải công bố trên Internet quy định pháp luật, các thủ tục, quyết định liên quan đến bảo hộ và thực thi quyền SHTT, hay minh bạch hơn trong quy trình xác lập cũng như thực thi quyền SHTT, cụ thể như công bố đơn đăng ký SHCN, đăng tải thông tin về nỗ lực thực thi quyền SHTT…

Về chế độ bảo hộ quyền SHTT, ngoài các quy định chung, hai hiệp định này lại đưa thêm những tiêu chuẩn riêng, như CPTPP yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và nỗ lực bảo hộ nhãn hiệu mùi (trong khi Hiệp định TRIPs và pháp luật của Việt Nam hiện tại chỉ bảo hộ sản phẩm nhìn thấy được); yêu cầu cơ chế độc quyền dữ liệu đồng thời gia tăng thời hạn độc quyền lên 10 năm trong thủ tục đăng ký lưu thông nông hóa phẩm (trong cơ chế hiện tại chỉ là nghĩa vụ bảo mật và thời hạn bảo mật 5 năm); hay EVFTA yêu cầu phải có cơ chế đền bù cho chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế nếu chậm trễ bất hợp lý trong thủ tục cấp phép lưu hành thuốc (cơ chế này chưa từng xuất hiện trong TRIPs hay PLVN), yêu cầu công nhận và bảo hộ 169 chỉ dẫn địa lý (rượu vang, rượu mạnh và các mặt hàng nông sản khác) của EU với mức bảo hộ cao vốn chỉ dành riêng cho rượu vang và rượu mạnh…

Mặc dù sau khi Hoa Kỳ rút khỏi TPP (tiền thân của CPTPP), rất nhiều điều khoản liên quan đến chế độ bảo hộ cao đã được tạm hoãn thi hành trong CPTPP, nhưng rõ ràng với xu thế này, trong tương lại khi Hoa Kỳ quay trở lại đàm phán, hoặc Việt Nam tiếp tục tham gia các FTA với đối tác là các nước phát triển khác, chắn chắn sức ép của việc áp dụng cơ chế bảo hộ cao về SHTT sẽ vẫn tiếp tục là con bài trong cuộc chơi đánh đổi lợi ích kinh tế và tiếp cận thị trường.

Thứ ba, tăng cường hiệu quả hoạt động thực thi quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói riêng

Việt Nam bắt đầu tham gia với cộng đồng quốc tế về vấn đề SHTT khá sớm. Từ năm 1949, Việt Nam đã tham gia Công ước Paris về bảo hộ SHCN và Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa… Nhưng quá trình tham gia và xác lập quyền SHTT của Việt Nam mới đi vào thực chất kể từ khi nền kinh tế Việt Nam tích cực hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là khi Việt Nam bắt đầu thực hiện tiến trình gia nhập WTO. Theo đó, nhiều các văn bản, quy phạm pháp luật đã được ban hành nhằm thực hiện hóa việc xác lập quyền SHCN trong điều kiện Việt Nam. Bộ Luật Dân sự 1995 đã dành phần IV với 61 điều đề cập đến vấn đề SHTT và chuyển giao công nghệ, tiếp đó là hàng loạt các văn bản pháp quy về SHTT đã được ban hành. Ví dụ như Nghị định 63/CP của Chính phủ ban hành ngày 24/10/1996 về bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu cũng như xuất xứ hàng hóa; Nghị định 54/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 quy định về việc bảo hộ bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới SHCN, Nghị định 6/2001 bổ sung các quy định về đăng ký quyền đối với SHCN (kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, các phát minh, sáng chế, tên gọi xuất xứ hàng hóa)…

Với tư cách là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đã và đang tiêu chuẩn hóa và thực hiện các cam kết về khung pháp luật bảo vệ quyền SHCN. Cho đến hiện nay, nếu so với yêu cẩu của TRIPs thì về cơ bản hệ thống bảo hộ quyền SHCN của Việt Nam đã được hình thành tương đối đầy đủ, LSHTT được ban hành năm 2005, có hiệu lực từ 01/7/2007 đã thay thế toàn bộ các Nghị định và văn bản hướng dẫn về từng lĩnh vưc của SHCN trước đó, đồng thời cũng thống nhất và tập hợp các quy định riêng lẻ đó vào trong LSHTT.

Tuy nhiên, trên thực tế việc thực thi quyền SHTT còn nhiều hạn chế, hiệu lực của hệ thống các quy định về bảo hộ quyền SHCN còn thấp, tính minh bạch và sự nghiêm minh trong thực thi luật còn nhiều vấn đề cần xem xét… dẫn đến tình trạng vi phạm, xâm phạm quyền SHCN đang diễn ra khá phổ biến. Hầu như mọi chủng loại sản phẩm hàng hóa đều có hàng nhái, hàng có chứa yếu tố vi phạm quyền SHCN. Do vậy, vấn

đề đặt ra là cần có một định hướng rõ ràng, hiệu quả nhằm nâng cao hiệu lực của việc thực thi quyền SHCN trong thực tế.

Với các cam kết trong các FTA yêu cầu siết chặt thực thi quyền SHTT thông qua các chế tài xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính, đặc biệt là về hình sự. CPTPP yêu cầu hình sự hóa hàng loạt hành vi xâm phạm quyền theo hướng hạ thấp yếu tố cấu thành tối phạm. Ví dụ, các hành vi trước đây vẫn được nhiều người Việt coi là “nhỏ” như quay phim trong rạp mà gây thiệt hại cho chủ thể quyền hay nghiệm trọng hơn như xâm phạm bí mật thương mại trên mạng máy tính, hoặc chỉ nhập khẩu hoặc sử dụng tem nhãn và bao bì giả mạo nhãn hiệu (chứ không phải sản phẩm giả mạo)… cũng đã có thể bị xử lý hình sự. Hơn nữa, Hiệp định này còn quy định phải xử lý hình sự ngay cả khi chủ sở hữu hoặc bên thứ ba không yêu cầu… Mặc dù một số yêu cầu nâng cao mức độ thực thi quyền cho phép thời gian chuyển tiếp (03 năm), nhưng thời gian này là khá ngắn ngủi, khiến cho áp lực để sửa đổi pháp luật thương thích cũng như tăng cường nâng cao nhận thức của công chúng và doanh nghiệp là rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh văn hóa tôn trọng quyền SHTT vẫn còn thấp như hiện nay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, tác giả vừa khái quát lý luận chung về bảo hộ quyền SHCN thông qua việc phân tích khái niệm, đặc điểm, vai trò, khung pháp luật về bảo hộ quyền SHCN; vừa khái quát các vấn đề về bảo hộ quyền SHCN trong hai FTA là CPTPP và EVFTA thông qua việc phân tích một cách sơ lược nội dung Chương 12 của EVFTA và Chương 18 của CPTPP về vấn đề bảo hộ quyền SHCN; các yêu cầu của các FTA thế hệ mới đối với pháp luật Việt Nam và đánh giá tổng quan vai trò của các Hiệp định này trong việc bảo hộ quyền SHCN. Có thể thấy các cam kết trong các FTA thế hệ mới này đưa ra các điều kiện tiêu chuẩn bảo hộ cao hơn so với các quy định trong Hiệp định TRIPs và đặc biệt chú trọng bảo vệ quyền SHCN bằng các biện pháp dân sự và biện pháp kiểm soát biên giới về SHTT.

Từ đó, làm cơ sở lý luận để nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật của Việt Nam để đáp ứng yêu cầu của FTA thế hệ mới về bảo hộ quyền SHCN trong chương 3 của nghiên cứu. trong đó có thể thấy các yêu cầu cơ bản nhất của các FTA thế hệ mới này đối với pháp luật về SHTT của Việt Nam là:

+ Yêu cầu hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền SHCN + Yêu cầu thực thi pháp luật về bảo hộ quyền SHCN

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN SHCNVÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN SHCNĐÁP

Một phần của tài liệu BẢO hộ QUYỀN sở hữu CÔNG NGHIỆP đáp ỨNG yêu cầu của các HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO THẾ hệ mới (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)