Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịc hy tế tại Malaysia

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG MARKETING TRỰC TUYẾN DU LỊCH y tế ở VIỆT NAM (Trang 43 - 46)

7. Kết cấu của báo cáo

1.3. Một số kinh nghiệm marketing trực tuyến DLYT

1.3.3. Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịc hy tế tại Malaysia

Chính phủ Malaysia bắt đầu xúc tiến du lịch y tế vào năm 1998 nhằm đa dạng hóa hoạt động đồng thời cả hai ngành chăm sóc sức khỏe và du lịch. Malaysia được coi là thuộc trong số những điểm đến du lịch y tế hàng đầu hiện nay ở châu Á nhờ sở hữu các cơ sở y tế tư nhân hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia y tế lành nghề. Khách du lịch-bệnh nhân quốc tế đến Malaysia trong năm 2013 được ước tính là 770 134 lượt người và chủ yếu đến từ quốc gia láng giềng Indonesia; tuy nhiên, với đặc điểm là một quốc gia Hồi giáo, Malaysia có nhiều điều kiện thuận lợi cho phép thu hút khách du lịch-bệnh nhân quốc tế đến từ các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi. Giá cả phải chăng, thời gian chờ đợi để được tiếp cận dịch vụ y tế ngắn, môi trường chính trị tương đối ổn định, rào cản ngôn ngữ ở mức tối thiểu là những yếu tố cốt lõi tạo nên lợi thế so sánh của Malaysia trên thị trường du lịch y tế; mặt khác, chính phủ Malaysia cịn tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch-bệnh nhân quốc tế về thủ tục nhập cảnh và thời hạn cư trú thông qua việc áp dụng chế độ thị thực đặc biệt. Các dịch vụ y tế

phổ biến ở Malaysia dành cho khách du lịch-bệnh nhân quốc tế bao gồm phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật chỉnh hình, phẫu thuật thẩm mỹ, điều trị ung thư, hỗ trợ sinh sản và khám sức khoẻ tổng qt; ngồi ra, Malaysia cịn có khả năng cung cấp cho khách du lịch-bệnh nhân các loại thuốc cổ truyền dân tộc và nhiều loại thực phẩm chức năng (Wong KM, Musa G, 2012).

Với mục tiêu đến năm 2020 sẽ thu hút khoảng 1,9 triệu khách du lịch-bệnh nhân quốc tế để tạo ra doanh thu khoảng 9,6 tỷ Ringgit Malaysia (RM), tương đương với khoảng 3,2 tỷ Đô la Mỹ (Performance Management and Delivery Unit - PEMANDU, 2010), chính phủ Malaysia chủ động giảm bớt dần sự nghiêm ngặt trong các quy định về quảng cáo y tế và du lịch y tế, đặc biệt là đã thành lập Hội đồng Du lịch Chăm sóc sức khỏe Malaysia (Malaysia Healthcare Travel Council - MHTC) vào

năm 2009. MHTC được hiểu là cơ quan chuyên trách về du lịch y tế (trực thuộc Bộ Y tế) có chức năng xem xét và công nhận chất lượng các bệnh viện để quảng cáo với khách du lịch-bệnh nhân quốc tế thông qua một trang web chuyên dụng (http://www.medicaltourism.com.my). MHTC cũng tích cực hỗ trợ mơ hình hợp tác công-tư (Public-Private Partnership - PPP) trong lĩnh vực du lịch y tế, thúc đẩy các hoạt động quảng cáo du lịch y tế ở trong nước cũng như ở nước ngoài và phát triển các “gói dịch vụ du lịch y tế” với sự hợp tác của các bên liên quan. Ngoài ra, để tăng cường thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch-bệnh nhân quốc tế tiềm năng, MHTC thành lập các trung tâm chăm sóc khách hàng, các phịng tiếp đón tại các sân bay quốc tế và các văn phòng đại diện ở nước ngồi. Có ý kiến cho rằng Malaysia không thu hút được nhiều khách du lịch-bệnh nhân quốc tế thuộc diện giàu có hay khá giả (chi tiêu cao); điều này được lý giải một phần bởi sự kém thuyết phục khách du lịch-bệnh nhân quốc tế về chất lượng của đội ngũ chuyên gia y tế Malaysia vì thơng tin về tính chun nghiệp của họ rất hiếm và/hoặc khó đánh giá trên internet (Leong T, 2014).

Điểm sáng trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch y tế tại Malaysia được thể hiện khá rõ ràng thông qua các website bệnh viện. Bên cạnh những thông tin tổng quát có thể được cung cấp bởi các trang web bệnh viện bao gồm nhiều loại và liên quan đến bản thân bệnh viện cũng như khách du lịch-bệnh nhân, các trang web bệnh viện Malaysia có khả năng cơng bố thơng tin về quyền

riêng tư của khách du lịch-bệnh nhân rất rõ rang qua đó chứng tỏ các quy định về quảng cáo y tế và/hoặc bảo vệ người sử dụng/người tiêu dùng theo luật pháp của Malaysia có phần nghiêm ngặt hơn so với các quốc gia khác. Tất cả các trang web bệnh viện đều giới thiệu tỷ mỷ các dịch vụ y tế thuộc nhiều chuyên khoa với các lĩnh vực vượt trội được cung cấp bởi bệnh viện sở hữu trang web, đặc biệt là việc công bố những loại bảo hiểm tư nhân được chấp nhận đối với khách du lịch-bệnh nhân cũng như đưa ra những thỏa thuận sau khi ra viện, bao gồm cả dịch vụ chăm sóc tiếp theo.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING TRỰC TUYẾN DLYT Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG MARKETING TRỰC TUYẾN DU LỊCH y tế ở VIỆT NAM (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)