Sự dung hợp tam giáo với nhau là chủ yếu

Một phần của tài liệu (Trang 26 - 28)

Đặc điểm nổi bật trong sinh hoạt văn hóa tư tưởng thời Tùy - Đường là Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo đều được lưu hành và đều được nhà nước ủng hộ, khơng có cái nào là độc tơn. Thời kì này cả Nho lẫn Đạo đều khơng khỏi ít nhiều bị ảnh hưởng bởi triết lý Phật giáo và ngược lại. Thời Tùy, sự thống nhất nội bộ của giai cấp địa chủ được biểu hiện trên mặt ý thức bằng khuynh hướng “điều hòa

tam giáo”. Vương Thông - một học giả tự xưng là nối chí Chu Cơng, Khổng Tử,

Mạnh Tử - giải thích rằng học thuyết của ba giáo đều có chỗ đáng theo, còn những cái xấu sinh ra đều không phải từ nguyên lý của các giáo ấy. Tư tưởng của Vương Thơng có tác dụng mở đầu cho ba trăm năm học thuật đời Đường; các công thần của Đường Thái Tông phần đông là học trị của Vương Thơng. Dưới thời Đường, Nho giáo không độc tôn, mà Đạo giáo và Phật giáo nhiều lúc đóng một vai trị quan trọng trong sinh hoạt văn hóa cũng như trong sinh hoạt chính trị, chẳng những ở nhân dân mà ngay ở triều đình, cung điện. “Bắt đầu từ đời Đường Cao Tổ Lý Uyên, thường thường cho tụ họp nhân sĩ Nho, Phật, Đạo giáo bàn về giáo nghĩa các tông giáo. Phật giáo giảng về “Bát Nhã kinh”, Đạo giáo giảng về sách “Lão Tử”, các học giả Nho giáo giảng “Hiếu kinh” ” [27; tr.699]. Lý Cao khi

phát triển nhân tính luận của Nho gia đã viện dẫn lý luận Phật tính của Thiền tơng, đề xuất thuyết “diệt tình phục tính” cũng như các nhà Thiền học cho rằng ai ai cũng có Phật tính, chỉ cần diệt trừ suy nghĩ xấu xa, lệch lạc là có thể thành Phật. Thời kì này tư tưởng tam giáo đồng nguyên còn thể hiện trong tư tưởng của thiền

sư Tơng Mật. Ơng là tổ thứ 5 của phái Hoa Nghiêm Tông, không những chủ trương Thiền, Đạo nhất trí mà cịn nêu Nho, Thích cùng một nguồn mà ra. Ơng nói: “Khổng Tử, Lão Tử, Thích Ca đều là chí thánh, tùy thời đem ứng dụng vào vật, giáo lý tuy khác đường, nhưng nội ngoại đều có thể hỗ trợ cho nhau, cùng có lợi cho quần sinh. Muôn việc cần đến đều có thể dựa vào Tam giáo” (Hoa Nghiêm

nguyên nhân luật)” [40; tr.12]. Theo giáo sư Trần văn Giàu: “Thuyết “tam giáo đồng nguyên”,“tam giáo hợp nhất”của Liễu Tôn Nguyên ảnh hưởng khá lớn ở Việt Nam ta” [15; tr.80]. Trong dân gian Trung Quốc, Nho giáo, Phật giáo, Đạo

giáo thường thường thống nhất thành một khối gọi là Tam giáo. Người dân theo đạo Phật như một tôn giáo, nhưng khi phải cầu tài, tránh họa thì cầu đến Thái Thượng Lão Quân (Lão Tử), còn trong đời sống xã hội họ lại là học trò của Khổng Tử.

Còn ở nước ta, dưới thời Lý - Trần sự “dung hợp” Nho - Phật - Đạo được biểu

hiện rất rõ rệt. Trong giai đoạn lịch sử này, văn hóa Đại Việt có sự giao lưu và hội nhập giữa ba thành tố Phật, Đạo và Nho. Đây vốn là ba hệ tư tưởng, tôn giáo ngoại lai nhưng đều du nhập vào đời sống tinh thần của người Việt từ rất sớm và mặc nhiên trở thành các hệ giá trị văn hóa dân tộc. Nhìn chung, các nhà nước Lý, Trần đã chủ trương một chính sách khoan dung hịa hợp và chung sống hòa bình giữa các tín ngưỡng, tơn giáo. Thời kì này dù Phật giáo rất được đề cao nhưng với bản chất giáo lý và cách thức truyền bá, Phật giáo chủ trương hịa đồng với các tơn giáo khác trong xã hội. Do đó, có thể nói giữa Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo có mối quan hệ hòa hợp với nhau. Thời kỳ Lý - Trần, “Tam giáo tịnh hành”, hội nhập Tam giáo trên cơ sở lấy Phật giáo làm bản vị. Giai đoạn Lý -Trần, Nho giáo còn đang ra sức tạo ảnh hưởng, cố vươn lên vị trí độc tôn. Bối cảnh tam giáo qn bình thời đó là sự buộc phải chấp nhận đối với Nho giáo khi mà nó chưa đủ sức để cải thiện vị trí của mình cả trên trường chính trị cũng như xã hội. Như vậy, sự dung hợp tam giáo là một thực thể được hình thành trong tình cảm và việc làm của người dân. Thời Lý - Trần, được chính quyền cơng nhận, triều đình tổ chức những kì thi tam giáo để tìm những người thơng thạo cả ba giáo lý ra giúp nước.

Đặc biệt hội nhập Tam giáo ở trong thời kì này đã đi đến một hệ quả đó là hiện tượng “Tam giáo đồng nguyên”. Quan niệm Tam giáo đồng nguyên đã thể hiện qua lời vua Lý Nhân Tơng nói với Mãn Giác: “Bậc chí nhân thị hiện tất phải

khơng phải chăm lo chẳng phải chỉ sức định tuệ mà cũng có cơng giúp ích nên phải kính nhận nó” [25; tr.216]. Lời nói trên nêu rõ về con người lý tưởng trong xã

hội. Đó là con người có trí tuệ sáng suốt của bậc giác giả (tri), lại biết đem đức hạnh và tài sức ra giúp nước cứu dân (hành); con người ấy, xong việc rồi lại tự tại tiêu dao như kiểu Trang Tử. Sử sách cũng cho biết rằng nhà vua tuy là người sùng mộ đạo Phật, nhưng lại chú trọng đến Nho. Còn trong tác phẩm Khóa hư lục của

Trần Thái Tơng khuyến khích người ta thực hiện được sự kiến tính tại tâm theo tinh thần hịa hợp tam giáo: “Nào biết bồ đề giác tính, ai nấy viên thành; hay đâu trí tuệ thiện căn, người người đều đủ (…). Người chưa hiểu chia bừa tam giáo; giác ngộ rồi cùng thấu một chữ tâm” [25; tr.216]. Ở bài Phổ khuyết phát bồ đề tâm, nhà vua cho rằng Khổng Tử, Thích Ca và Lão Tử đều như nhau với những tư

tưởng hoạt động gần nhau, bởi Đạo chỉ có một mà thơi: “Tuy nhiên nói thân mệnh là đáng trọng nhưng cũng còn chưa trọng bằng cái đạo tối cao. Cho nên Khổng Tử nói: Sớm nghe đạo, chiều có thể chết được rồi. Lão Tử nói: Ta sở dĩ có điều to lớn là vì ta có cái thân. Đức Thế Tơn cầu đạo, quên mình cứu hổ. Há chẳng phải ba bậc thánh nhân khinh thân mình mà trọng đạo đó sao?” [25; tr.217].

Chủ trương kết hợp Phật giáo với Nho giáo và Đạo giáo còn thể hiện ở vua Trần Nhân Tơng. Tiêu biểu đó là khi truyền y bát cho Pháp Loa kế thừa làm tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm, ông đã trao cho Pháp Loa “hai mươi hộp Đại Tạng

Kinh Phật giáo cùng với một trăm hộp Kinh ngoại sử ”. [35; tr.60]. Điều đó chứng

tỏ đến đời Trần Nhân Tơng, mối quan hệ khăng khít giữa Tam giáo, lấy Phật giáo làm nền tảng đã phát triển tới đỉnh cao.

Như vậy, qua việc phân tích trên ta có thể thấy rằng sự dung hợp tam giáo là chủ yếu chính là điểm tương đồng đầu tiên trong mối quan hệ tam giáo giữa hai thời kì này. Và hệ quả của quá trình hội nhập Nho - Phật - Đạo ở hai thời kì này đều đã dẫn đến sự tồn tại của hiện tượng “Tam giáo đồng nguyên”.

Một phần của tài liệu (Trang 26 - 28)