Thể hiện trong văn học

Một phần của tài liệu (Trang 42 - 45)

Văn học không chỉ là tấm gương phản chiếu đời sống, mà cịn là hình bóng của đời sống, gắn chặt với lịch sử trong quá trình phát triển của mình. Ba dịng tư tưởng, tơn giáo Nho - Phật - Đạo ở Việt Nam (thời Lý - Trần) và Trung Quốc (thời Tùy - Đường) đã trở thành nguồn cảm hứng cho văn chương học thuật và nó ảnh hưởng sâu sắc đối với nền văn học thời phong kiến. Ở cả hai thời kì này, mối quan hệ Tam giáo được phản ánh một số tác phẩm tiêu biểu như:

Ở Việt Nam, nội dung “Chiếu dời đô” (Thiên đô chiếu) của vua Lý Thái Tổ (1010), “thể hiện cùng một lúc tư tưởng của ba “đạo” hay tôn giáo : “Trên vâng mệnh Trời (Lão), dưới theo ý dân (Nho), nếu thấy thuận tiện thì thay đổi (Phật)”. Rõ ràng ơng vừa nhìn nhận triết lý của đạo Lão xác định có Trời là đấng tối cao (khác với thiên mệnh của Nho học), vừa hành đạo theo Khổng Mạnh lấy dân làm gốc nên làm theo ý kiến của nhân dân (Dân vi quý). Ông lại khéo léo sử dụng giáo lý nhà Phật là

phá chấp” tức không câu nệ, chấp nhất mà linh hoạt trong hành động dời đô” [50]. Như vậy, nhà vua đã thấm nhuần tư tưởng Tam giáo, vận dụng sáng tạo nhuần nhuyễn Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo đồng quy, hợp nhất hay điều hịa trong Chiếu dời đơ mà tác giả vốn là con nhà Phật.

Mối quan hệ Tam giáo cịn có mặt trong tác phẩm “Cư trần lạc đạo phú” của vua Trần Nhân Tông. Bài phú gồm mười hội chứa đựng nội dung tư tưởng Tam giáo,

được bắt đầu từ sự khẳng định của tác giả cho rằng, sống giữa thành thị nhưng nắm được yếu chỉ của đạo thì mn nghiệp sẽ lặng, thể tính sẽ được an nhàn và thanh tâm được tự tại.

An nhàn và tự tại vốn là những khái niệm chung cho cả tam giáo, được dùng để chỉ phương châm sống của Dật sĩ, Đạo sĩ và Cư sĩ. Ở đây Trần Nhân Tông thể hiện khái niệm đó từ tâm thể của cư sĩ, tức người học Phật tại gia. Trong Hội thứ nhất của “Cư trần lạc đạo phú” viết: “Lo hoán cốt, ước phi thăng, đan thần mới phục; Nhắm trường sinh, về thượng giới, thuốc quỷ còn đam. Sách Dịch xem chơi, yêu tính sáng hơn yêu châu báu; Kinh nhàn đọc dấu, trọng lịng rồi trọng nữa hồng kim” [19;

tr.109].

Hai câu đầu của đoạn phú này phản ánh chủ trương của Đạo giáo về sự tu tiên để đạt trường sinh bất tử. Đó là sự đam mê đi tìm thần dược của các đạo sĩ, điều này hoàn toàn phù hợp với tư tưởng thời Trần, ở thời đó ngồi Phật giáo vốn được xem là quốc giáo, Nho và Đạo cũng được chú trọng. Đặc biệt Nho giáo với vai trò quản lý nhà nước đã từng bước khẳng định vị thế của mình ở thời Trần. Với tư cách là ông vua, Trần Nhân Tơng khi tham khảo sách Dịch đã tìm thấy ở đó tính sáng của thánh nhân, quân tử, giúp ông trở thành bậc minh quân. Mặc dù, đề cao con đường tu dưỡng của Phật giáo, Trần Nhân Tông vẫn thường đề cập đến những nội dung của Nho và Đạo ở những phương diện tương đồng, nói đúng hơn, đó là sự “dung hợp, tịnh tồn” của tam giáo. Tóm lại, tư tưởng Tam giáo được thể hiện trong bài “Cư trần lạc đạo phú” cho chúng ta thấy vua Trần Nhân Tông là người vừa am hiểu sâu sắc những yếu chỉ của Thiền tông, vừa vận dụng những yếu tố quan trọng của Nho và Đạo để so sánh, để luận chứng cho con đường đi đến giác ngộ của nhà tu hành, vừa lại chịu tư tưởng “vô vi” của Đạo giáo.

Tuy nhiên, trong khơng khí hào hùng của sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước mà nhân dân ta tiến hành một cách thắng lợi thì những ảnh hưởng của Tam giáo không làm lu mờ tinh thần dân tộc ở phần lớn các tác giả. Trái lại, chính hào khí tiếp thu được từ cuộc chiến đấu của dân tộc Đại Việt lại khiến các tác giả uốn nắn và nâng

cao nội dung của các hệ tư tưởng ấy để cho phù hợp với yêu cầu phản ánh thiên nhiên, xã hội và con người trong nước Đại Việt độc lập, tự cường.

Còn ở Trung Quốc, hiện tượng Tam giáo hợp lưu cũng đã diễn ra trong lĩnh vực văn học. Dưới thời Đường, Bạch Cư Dị là một trong những nhà thơ tiêu biểu. Là một người chịu ảnh hưởng tư tưởng của cả Nho, Phật, Đạo, nên trong thơ của ơng nó cũng thể hiện những tư tưởng đó. Mặc dù ơng qn triệt nguyên lý thi học cơ bản của Nho giáo vì quân, vì thần, vì dân mà sáng tác chứ khơng phải “vì văn mà sáng tác”( Tựa Tân nhạc phủ), nhưng khi bàn về chính thơ của mình, ơng lại phân ra hai loại, trong đó có một loại có màu sắc Phật - Lão: “Chí của tôi ở chỗ kiêm tế, hành động ở chỗ độc thiện. Giữ đến cùng chí nguyện và hành động đó là đạo sống của tôi. Thơ phúng dụ là thơ diễn đạt các chí kiêm tế, thơ nhàn thích là thơ diễn đạt cái nghĩa độc thiện. Cho nên người xem thơ tôi, có thể biết được cái đạo của tôi vậy (…) Khi lui về việc quan về ngồi một mình, hoặc khi ốm đau rỗi rãi, biết thế nào là tự đầy đủ và giữ vững sự vừa phải, ngẫm ngợi để đi dưỡng tính tình, thì gọi là thơ nhàn thích (…) Thơ nhàn thích thì ý đạm bạc mà lời xa vời”. [24; tr. 23-24]. Trong phương thức sáng tác

ơng rất chú ý dùng cái hư để nói cái thực như đã trích dẫn và quán triệt trong bài Tỳ bà hành cái nguyên lý “Vô thanh thắng hữu thanh” của Lão Tử” [24; tr. 23-24].

Thậm chí như trường hợp nhà thi học Thích Hiệu Nhiên. Ơng vốn là một nhà sư, cho rằng thơ: “Hư thực khó phân rõ. Có thể thấy, nhưng không thể nắm lấy, đó là cảnh. Có thể nghe nhưng không thể thấy rõ được đó là gió. Mặc dù có liên quan đến bóng dáng của tơi, nhưng khéo tả đến vơ hình, đó là tâm. Bàng bạc trong mn hình, nhưng khơng xác định được tính chất, đó là sắc (Thi nghĩa)” [24; tr.19]. Tuy nhiên,

khi bàn về thơ, Thích Hiệu Nhiên cũng chịu ảnh hưởng của Nho giáo, cho rằng thơ: “có mười chín đặc tính, trong đó có những phạm trù của Nho giáo: “Trung: Lâm nguy bất biến”; Chí: Lập tính bất cái” [24; tr. 23-24].

Ngồi ra, đời nhà Đường cịn có nhà thi học Tư Khơng Đồ, tuy không phải là nhà sư, nhưng ông lại chịu nhiều ảnh hưởng của Thiền học. Ông cho rằng: “Cái hay

của thơ tập trung ở “thần vận” (…) Cái đẹp của thơ ca có cái gì huyền diệu khó nắm bắt được: “Đẹp ở ngoài vần điệu, hay ở ngoài ý vị” (Thư gửi Lý Sinh bàn về thơ); “Hình ảnh ở ngồi hình ảnh, cảnh ở ngồi cảnh” (Thư gửi Cực Phố bàn về thơ ” [24; tr.19]. Mặt khác, ơng lại nói: “Thơ có sáu nghĩa: phúng dụ, dương ức, ôn nhã… đều

có trong đấy cả” (Thư gửi Lý Sinh bàn về thơ)” [24; tr.23-24], như thế là đã hấp thu

quan niệm của Nho gia.

Như vậy, ảnh hưởng của Nho, Phật, Đạo đã để dấu ấn trong các tác phẩm văn học ở hai thời kì này. Ảnh hưởng của ba hệ tưởng ấy pha trộn hoặc xen kẽ với nhau. Điều này phản ánh mối quan hệ Tam giáo dung hợp vốn lưu hành trong hai thời kì Lý - Trần và Tùy - Đường.

Một phần của tài liệu (Trang 42 - 45)