Tương đồng trong quan hệ Tam giáo ở hai thời kì này phản ánh thái độ ứng xử dung hịa tư tưởng, tơn giáo của các nền văn hóa phương Đơng

Một phần của tài liệu (Trang 70 - 73)

ứng xử dung hịa tư tưởng, tơn giáo của các nền văn hóa phương Đơng

Trong xã hội Á Đông cổ truyền, Trung Quốc cũng như Việt Nam và một số nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho gia, truyền thống khoan dung được biểu hiện khá đậm nét, tiêu biểu là trên lĩnh vực tôn giáo. Nho giáo và Đạo giáo là sản phẩm tinh thần riêng của người Trung Hoa, sau lan truyền sang một số nước lân cận trong đó có Việt Nam, còn Phật giáo là một tôn giáo ngoại lai du nhập vào Trung Quốc. Ở Trung Quốc trong suốt hai nghìn năm qua, Phật giáo cùng Nho giáo, Đạo giáo vẫn chung sống hịa bình và kết hợp với nhau, tạo thành văn hóa

Tam giáo hợp nhất. Biểu hiện rõ nhất là dưới thời kì Tùy - Đường. Will Durant

nhận xét về các tôn giáo ở Trung Quốc như sau: “Khổng, Lão, Phật vui vẻ sống

chung với nhau chẳng những trong nước mà cả trong tâm hồn tín đồ nữa; nhiều người Trung Hoa theo cả tam giáo, lại thờ thần sông, thần núi nữa. Người dân Trung Hoa cơ hồ như một triết nhân: ngỡ rằng khơng có gì chắc chắn cả; xét cho cùng các nhà thần học có lý chưa biết chừng, có thể có thiên đường được lắm, thế

thì tốt hơn hết cứ tôn trọng tất cả các tôn giáo cúng dường cho thật nhiều để khi mình chết, các tu sĩ tụng kinh siêu độ cho” [46; tr.288].

Ở Việt Nam hàng ngàn năm qua cũng vậy. Mặc dù không phải là nơi sản sinh ra Nho, Phật, Đạo, nhưng nước ta lại hấp thu được các tôn giáo khác nhau này tạo nên tính dung hợp tam giáo. Trước hết, ta bắt gặp sự dung hợp giữa yếu tố văn hóa ngoại sinh (Nho, Phật, Đạo) với yếu tố văn hóa bản địa. Sau đó là dung hợp giữa các yếu tố văn hóa ngoại sinh (đã được bản địa hóa) với nhau. Chính vì vậy mà hình thành nên quan niệm tam giáo đồng nguyên. Trên tinh thần khoan dung cởi mở, người Việt Nam xưa đã xây dựng một nền văn hóa hợp nhất ba đạo Nho, Phật, Đạo. Văn hóa Tam giáo tịnh tồn thấm sâu trong tư tưởng của người Việt, mà tiêu biểu là thời kì Lý - Trần.

Ở Việt Nam và Trung Hoa tinh thần khoan dung trong lĩnh vực tôn giáo không chỉ thể hiện ở sự tôn trọng tâm linh, mà còn nhận thức rằng các tơn giáo đều có một điểm chung là dạy con người làm điều thiện, tránh điều dữ, hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ. Nếu Nho giáo dạy con người về nhân nghĩa, Đạo giáo dạy con người biết quý trọng và sống hài hòa với tự nhiên, thì Phật giáo dạy con người ta về từ, bi, hỉ, xả, vị tha… Có thể thấy, ở Trung Hoa và Việt Nam các tơn giáo có tính cách bao dung, chứ không độc chiếm, tự cho là độc tôn như ở bên phương Tây. Xét về mặt tôn giáo, trong lịch sử Việt Nam và Trung Quốc khơng có chiến tranh giữa các tơn giáo như đã từng diễn ra ở một số nước phương Tây. Tất nhiên trong quá trình lịch sử lâu dài ấy, giữa Nho, Phật, Đạo có sự đấu tranh với nhau, nhưng đều được hòa giải trên tinh thần khoan dung. Xét về phương diện lịch sử triết học, tư tưởng khoan dung quả là đóng vai trị chủ yếu trong q trình điều chỉnh hịa giải giữa những dị biệt của Nho, Phật, Đạo.

Hơn nữa, theo như nhận xét của Trần Hồng Hùng thì Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo: “Đều nằm trong cái triền của hệ tư tưởng phương Đông, ít nhiều có

những nét chung của kiểu tư duy Đơng phương” [49].Trong đó: “Bản thân Nho giáo cũng không phải hẳn là một tôn giáo như Hồi giáo, Công giáo; Nho giáo có

nói tới trời, nhưng chủ yếu là nói người (…) cho nên sự mê tín tuy có mà không đến nỗi nặng nề có thể đưa đến chiến tranh tôn giáo” [15; tr.67]. Hoặc theo như ý

kiến của một học giả khác: “Một đặc sắc lớn của Nho giáo là tính chất không hồn chỉnh của nó, khơng nhất quán (…) khiến nó vừa có thể chung sống với các học thuyết khác, vừa tiếp thu từng bộ phận của các học thuyết đó xem như của mình.” [15; tr.73]. Cịn đạo Phật là một tơn giáo cởi mở, phóng khống, bao dung,

sẵn sàng tiếp thu những cái hay của các tôn giáo và hệ tư tưởng khác. Ngoài ra, bản thân Nho, Phật, Đạo trong quá trình chung sống đã xâm nhập, tiếp thu lẫn nhau.

Xét hệ tư tưởng Nho - Phật - Đạo, ta thấy tư tưởng của mỗi đạo có những mặt tích cực nhất định. Đó là, Phật Giáo với tư tưởng bình đẳng, bắc ái, từ bi, hỷ, xã, với chủ trương cứu khổ cứu nạn… thấm đẫm tinh thần nhân bản, Đạo Giáo với phương châm vô vi, tiêu dao thốt ly với hiện thực, ít nhiều phù hợp với tâm lý, tình cảm, phong tục tập quán, tín ngưỡng bản địa của cả hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa (thờ thần và thờ cúng tổ tiên) nên được đông đảo mọi người tiếp nhận. Còn Nho giáo với tư tưởng đức trị đã có vai trị trong việc tổ chức và định hướng hoạt động của bộ máy nhà nước.

Mặt khác, Trung Quốc là một nước lớn, có lịch sử văn hóa lâu đời và ảnh hưởng sâu, rộng trên thế giới. Nền văn hoá Trung Hoa cổ đại là một trong những chiếc nôi của nền văn minh phương Đơng, nó hàm chứa bao giá trị tinh thần bí ẩn, độc đáo và hữu ích. Văn minh Trung Quốc quả có những điều nên học tập. Từ kĩ thuật đến khoa học, từ nghề nông đến nghề buôn, từ các khoa y, lý, số đến nghệ thuật, văn học, triết học Trung Quốc vẫn là tiền bối đối với Á Đông. Trong lĩnh vực tư tưởng, Nho giáo, Đạo giáo là những tư tưởng, tôn giáo đặc sắc. Ấy là chưa nói đến uy tín lừng lẫy của các hồng đế phương Bắc đối với các nước láng giềng. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lâu đời và sâu sắc của nền văn hoá Trung Hoa cổ đại, trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tư tưởng, tôn

giáo. Đây cũng là một nguyên nhân lý giải cho những nét tương đồng về mối quan hệ Tam giáo ở hai thời kì này.

Như vậy, dung hợp tam giáo phản ánh một trong những đặc điểm nổi bật của triết lý phương Đơng. Đó là sự kết hợp khơng thể tách bạch giữa triết học, tơn giáo, chính trị, đạo đức mà thực chất là quá trình kết hợp, pha trộn các bộ phận, yếu tố trong hệ thống tư tưởng Tam giáo dưới tác động của những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội để tạo ra một tổ hợp tư tưởng khơng có cấu trúc rõ ràng và khơng có sự vận động nội tại, tự thân.

Một phần của tài liệu (Trang 70 - 73)