lịch sử tư tưởng của hai dân tộc
Tam giáo là một yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội Việt Nam và Trung Quốc thời phong kiến, đã có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa… của cả hai dân tộc.
Ở nước ta trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa tinh thần từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV không khỏi bị chi phối bởi ý thức hệ phong kiến, trước hết là bị chi phối bởi Nho, Phật, Đạo. Khuynh hướng tư tưởng ở Việt Nam vào giai đoạn này xuất phát từ thực tế là Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo đang tồn tại trong xã hội nước ta có một vai trò nhất định trong những hoạt động về tư tưởng văn hóa của nhân dân. Qua thực tại “tam giáo tịnh tồn” dưới thời Lý -Trần, Lê Văn Siêu đã nhận xét:
“Một cuộc tổng hợp đầu tiên giữa hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ đã được diễn ra trên xứ Đại Việt của ta” [33; tr.242]. Mặt khác, nhờ cuộc tổng hợp ấy người Đại Việt đã chắt lọc ra mà lấy được cái tinh túy, hàm súc của tâm linh Ấn Độ để dùng trong ngôn ngữ tư tưởng và phép xử thế của mình. Người Đại Việt cũng rút từ phép tu trì kiên nhẫn của văn minh Trung Hoa, được thêm sự bình dị của nhà Thiền vào nếp sống bình thản và trưởng thành của họ trước mọi khoa trương, để đúc kết thành cái thị hiếu mỹ thuật riêng tách rời ảnh hưởng Trung Hoa. Hơn nữa họ cũng dùng được phần nào cái tinh thần thiết thực hợp lý, tổ chức và quyết liệt tranh đấu với văn minh Trung Hoa để bành trướng về phía Nam, bổ túc cho phần quá thiên trọng tâm linh của văn minh Ấn Độ. Người Việt “cũng rút
được ở Nho giáo cái đạo tu tề, trị, bình để tổ chức đời sống xã hội theo cái hữu thể hiện hữu, bổ túc cho chủ trương Phật giáo coi việc đời chỉ là sắc sắc không không. Họ cũng lấy được ở Lão giáo cái tinh thần tuyệt đối, toàn thiện và siêu nhiên để tự cởi mở những bó thắt của cuộc sống mà tìm an lạc và chế bớt những khe khắt của giới luật trong việc tu Thiền” [33; tr.243-244].
Cùng với quá trình lịch sử, tư tưởng của dân tộc ta cũng vận động không ngừng. Mỗi thời kỳ qua đi, nền tảng tư tưởng ấy lại càng phong phú và sâu sắc hơn. Nhân dân Đại Việt dưới thời Lý - Trần đã tạo lập được một nền văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc dân tộc và hệ Tam giáo là một trong những thành tố quan trọng đóng góp cho sự phong phú đa dạng của văn hóa dân tộc Việt Nam. Bản thân Nho - Phật - Đạo, với tư cách là những dịng tư tưởng tơn giáo ngoại nhập, khi được truyền bá vào Việt Nam đã được “Việt hóa” sâu sắc. Hay nói cách khác, chính sự khoan dung của nền văn hóa bản địa, của tín ngưỡng đa thần, đã biến đổi và thâu nạp Tam giáo vào hệ tư tưởng bản địa. Tam giáo thời kì này trở thành bộ phận cấu thành quan trọng tư tưởng của Việt Nam. Do đó đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tư tưởng dân tộc.
Ảnh hưởng dễ dàng nhận thấy nhất là ảnh hưởng về mặt hình thức biểu hiện của tư tưởng, về thái độ của các nhà tư tưởng Việt Nam đối với những người sáng lập ra ba đạo. Hình thức biểu hiện của tư tưởng như hệ thống khái niệm, phạm trù, cách thức tư duy và thói quen diễn đạt ý nghĩ tình cảm trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, nói chung, đều mượn của Nho - Phật - Đạo, đều từ Nho - Phật - Đạo mà ra. Còn thái độ của các nhà tư tưởng Việt Nam đối với Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Trang Tử, Phật Thích Ca… là thái độ tơn sùng, chấp nhận.
Ảnh hưởng quan trọng hơn là ảnh hưởng về mặt thế giới quan và nhân sinh quan. Nhiều quan niệm về thế giới, về xã hội, về con người của tư tưởng Việt Nam bắt nguồn từ Nho, Phật, Đạo. Không những thế, trên một mức độ nhất định, tư tưởng của Nho - Phật - Đạo còn ảnh hưởng tới dòng tư tưởng trong dân gian, giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân.
Trong đời sống xã hội và sinh hoạt tinh thần thì Phật giáo và Đạo giáo ở dưới thời kì Lý - Trần có một sức sống hết sức bền bỉ, ăn sâu bám rễ trong nhân dân, ảnh hưởng đến ăn ở, tư duy cộng đồng người Việt, hòa điệu với tập tục, bản sắc riêng của văn hóa bản địa Việt Nam. Các thế hệ người Việt tiếp nhận “Tam
giáo” thiên về khía cạnh đạo đức của nó, vận dụng vào cuộc sống, tức là hành
đạo, sống đạo. Những giá trị đạo đức của các dịng tư tưởng tơn giáo đó kết hợp với những giá trị đạo đức truyền thống của người Việt cổ, được chắt lọc bản địa hóa, nâng giá trị đạo đức Việt Nam lên tầm cao mới, trở thành những chuẩn mực, quy phạm đạo đức của dân tộc Việt Nam. Đồng thời những mặt tích cực của Nho, Phật, Đạo với những quy phạm luân lý đạo đức, những chuẩn mực góp phần điều chỉnh những hành vi của con người cho tốt đẹp hơn. Đặc biệt, tư tưởng từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn của đạo Phật kết hợp với truyền thống yêu thương đồng loại của dân tộc Việt Nam hun đúc nên chủ nghĩa nhân đạo, tính nhân văn trong ứng xử của con người Việt Nam thời kì Lý - Trần. Tư tưởng ấy cũng thẩm thấu vào đạo đức, tư tưởng của người cầm quyền, ảnh hưởng tới chính sách nội trị, ngoại giao của nhà nước.
Lĩnh vực triết học, lĩnh vực thế giới quan cho thấy dấu ấn của Nho, Phật, Đạo rất sâu sắc. Song những nhận thức có tính quy luật của người Việt Nam một dân tộc độc lập, về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên vùng nhiệt đới, giữa con người với làng xã có tính chất cơng xã… thì về đại thể khơng có hình ảnh của Nho, Phật, Đạo. Những yếu tố đó là sản phẩm của con người Việt Nam.
Trong tư tưởng của các nhân vật lịch sử tiêu biểu của Đại Việt thời kì này có dấu ấn của ba đạo. Các tác phẩm của Lý Công Uẩn, Trần Thái Tơng, Trần Nhân Tơng,… có ảnh hưởng của Phật, Nho, Đạo, nhưng những tư tưởng của Tam giáo đều được biến đổi trên cơ sở của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam để nói lên một nội dung mới, nội dung yêu nước mà các yếu tố trên vốn khơng có. Tư tưởng chủ đạo là tư tưởng độc lập tự chủ của Việt Nam, bắt nguồn từ truyền thống yêu nước Việt Nam, từ cuộc sống có bản lĩnh của con người Việt Nam. Đặc biệt, là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khí thế hào hùng của dân tộc Đại Việt thời kì Lý -
Trần được sử sách đời sau gọi là hào khí Đơng A. Hào khí đó khơng chỉ thể hiện trong chiến đấu mà cả trong xây dựng, thể hiện trong nền văn hóa dân tộc với bản sắc rất độc đáo. Nho - Phật - Đạo sau khi được uốn nắn, điều chỉnh cho phù hợp với truyền thống, với hiện thực của đất nước, dần dần chiếm được vị trí trong thế giới quan của người Việt và trở thành những bộ phận không tách rời của lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Tóm lại, trên nền tảng của tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc vững vàng, ảnh hưởng của Tam giáo đã tạo nên nét đặc sắc trong đời sống tư tưởng thời Lý - Trần. Văn học, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc đều phát triển trong tinh thần ấy và để lại những di sản vô giá trong kho tàng văn hóa Việt Nam.
Còn đối với Trung Quốc dưới thời kì Tùy - Đường, tư tưởng của Tam giáo (Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo) phát huy giúp con người điều chỉnh lại tư tưởng và hành vi của mình, thẩm thấu trong các lĩnh vực xã hội. Đa phần các vị vua của triều đại Tùy, Đường không chỉ là người tơn sùng Nho học, mà cịn là người phù trì Phật giáo, bảo hộ Đạo giáo, xây dựng cả một hệ thống hồn thiện điện tế trời đất, tơng miếu thờ thần linh, chùa chiền tượng Phật. Người dân thì kính Trời và tin Thần, tơn sùng đạo đức, đọc sách thánh hiền, có trách nhiệm cao đối với sự hưng thịnh của xã tắc. Trong đó, “Nho gia giảng: “Nhân giả ái nhân” (Người yêu thương người), Đạo gia giảng: “Ngộ đạo chứng nhân” (Giác ngộ Đạo và chứng được Chân Lý), Phật gia giảng: “Từ bi phổ độ chúng sinh” (Từ bi cứu độ mn lồi). Các tín ngưỡng chính thống giúp cho con người mở rộ ng nhãn quan, duy trì phẩm chất mộc mạc, thiện lương, thuần chính, tìm cầu chân lý, kiên định hành thiện” [52].
Trước hết là vai trò của hai hệ tư tưởng tôn giáo bản địa Nho giáo và Đạo giáo. Nho giáo là nền tảng của văn hóa truyền thống Trung Quốc. Nho giáo đã thống trị một xã hội phong kiến đã kéo dài trong một thời gian dài trước đó; vì vậy ảnh hưởng của nó trên cấu trúc lịch sử xã hội và nhân dân Trung Quốc không thể bỏ qua. Nho giáo thời Tùy - Đường, đã trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lý luận và tư tưởng của chế độ phong
kiến Trung Quốc. Đặc biệt thời kì này, cuốn “Ngũ Kinh Chính Nghĩa”, trở thành cuốn sách kinh điển cho các đại khoa cử, trở thành tiêu chuẩn cho các thế hệ sau này. Tư tưởng của Nho giáo trở thành quy phạm chuẩn mực cho tư tưởng và hành vi của người dân Trung Quốc. Bên cạnh Nho giáo, Đạo giáo cũng đã ảnh hưởng rất sâu sắc đến tư tưởng của dân tộc Trung Hoa. Nền hội họa, thơ ca có nhiều tác phẩm trứ tuyệt về Đạo giáo và Phật giáo, được xem là nền nghệ thuật của chư Thần trợ giúp.
Như vậy, Nho giáo, Đạo giáo bổ sung cho nhau và cùng đóng vai trị quan trọng trong đời sống tư tưởng của dân tộc Trung Hoa. Đúng như GS. Phùng Hữu Lan đã nói: “Hai xu hướng này đối lập nhau, nhưng cũng bổ sung cho nhau. Cả
hai đều tham gia diễn tập vào cuộc thăng bằng về hấp lực. Nó đem lại cho người Trung Hoa một cảm giác thăng bằng tốt đẹp giữa nhập thế và xuất thế” [24; tr. 20].
Còn đối với Phật giáo thời Tùy - Đường, tầm quan trọng cũng như mức độ ảnh hưởng trực tiếp của nó đối với đời sống dân chúng và quốc gia đạt đến thời kỳ cực thịnh, được ghi nhận trong lịch sử Trung Quốc. Phật giáo với thái độ ơn hịa, nhẫn nại, với triết lý đạo đức nhân sinh thâm trầm “từ bi, hỉ xả”, đặc biệt do điều kiện kinh tế, chính trị và nhu cầu văn hóa tinh thần của xã hội Trung Quốc mà Phật giáo thời kì này đã từng bước lơi cuốn, thuyết phục, khẳng định chỗ đứng của mình trong trái tim và khối óc của quần chúng nhân dân Trung Hoa. Trong suốt bốn thế kỉ hưng thịnh, Phật giáo đã ăn sâu vào mọi tầng lớp dân chúng trong xã hội, ảnh hưởng từ cách cư xử và sinh hoạt hằng ngày cho đến tư tưởng người dân. “Đạo Phật chiếm nhiều đền cũ, dựng chùa ngay bên cạnh các đền Đạo giáo trên ngọn núi Thái Sơn thiêng liêng, tập cho dân chúng có thói que n đi hành hương, giúp cho văn học, kiến trúc, cả ấn loát nửa tiến bộ, tiêm vào tâm hồn Trung Hoa một chút khoan hậu, nhân từ” [46; tr.287]. Người dân tín phụng Phật Pháp, tín
kính chư Phật, thâm tâm tin vào Nhân Quả báo ứng, tu tâm hướng thiện. Tư tưởng Phật giáo phảng phất rất nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật, văn chương, phong tục và nhất là trong nếp tư tưởng của dân tộc Trung Hoa. Ngoài ra, Phật giáo dưới
thời kì Tùy - Đường, về lý luận với học thuyết tâm tính có mức độ tư duy lý luận rất cao, tạo ảnh hưởng sâu sắc đối với triết học và tồn thể văn hóa, tư tưởng Trung Quốc. Có thể nói, đạo Phật đã cung cấp cho người Trung Hoa “một nhận
thức vô biên về không gian, vô tận về thời gian mà đạo Khổng không có” [5; tr.85]. Chỉ cần so sánh văn hóa Tùy - Đường với văn hóa Hán trước đó cũng đủ đánh giá sự cống hiến vô cùng vĩ đại của Phật giáo cho nền văn hóa Trung Hoa. Thời Tùy - Đường văn hóa Trung Quốc đạt đến đỉnh cao và được “mềm” đi rất nhiều bởi có sự đóng góp của Phật giáo.
Như vậy, Tam giáo thời kì này đã ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa dân tộc Trung Quốc. Mặc dù có rất nhiều quan điểm khác biệt nhưng cả ba giáo lý này đã hòa hợp thành một truyền thống. Ảnh hưởng Tam giáo trong lĩnh vực tơn giáo và văn hóa vượt khỏi biên giới Trung Quốc, được truyền bá đến các nước lân cận như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản.