bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có đường biên giới chung và quá trình giao lưu văn hóa giữa hai nước trong lịch sử cũng như hiện tại đã để lại những dấu ấn Trung Hoa rất đậm nét ở Việt Nam. Tuy nhiên khi nhìn vào văn hóa Việt Nam trong sự đồng đẳng với văn hóa Trung Hoa, chúng lại phải chú tới ranh giới văn hóa của hai nước này. Mỗi nền văn hóa có những nét đặc sắc riêng của nó. Tất nhiên có sự gặp gỡ ở một số giá trị chung toàn nhân loại như nhân ái, bao dung, trọng nghĩa, yêu hịa bình… Nhưng bên cạnh đó mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa riêng như là cái cốt tủy làm nên bản sắc tinh thần của mình. Những nét bản sắc này do hồn cảnh lịch sử, địa lý, tính cách của mỗi dân tộc quy định và nó vận động, phát triển theo quá trình sống của dân tộc từ khi lập quốc cho đến mãi về sau. Nhìn vào mối quan hệ Tam giáo của Trung Quốc và Việt Nam ở hai thời kì này, ta thấy giữa chúng có những điểm dị biệt, do hồn cảnh lịch sử của mỗi nước quy định. Đồng thời qua đó nó cũng thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc.
Trước hết, Việt Nam là một quốc gia trong khu vực văn minh lúa nước. Sông rạch chằng chịt, suốt dọc chiều dài tiếp cận với biển mênh mông, rất thuận lợi cho giao thơng đường thủy. Tính chất địa lý này hình thành nên một tâm lý con người cởi mở, linh hoạt, ứng biến nhanh nhẹn, dễ dàng thích nghi với hồn cảnh. Mặt khác, dân tộc Đại Việt trên lãnh thổ nhỏ bé của mình từ những thế kỉ đầu của
thời kì tự chủ ln phải chịu áp lực từ nước láng giềng to lớn Trung Quốc. Không khôn ngoan, trí tuệ thì khó có thể tồn tại - cả về lãnh thổ và văn hóa. Bởi sức mạnh đồng hóa của văn hóa Trung Quốc là rất mạnh mẽ: “Trung Hoa là con rồng khi ngủ khi thức (…). Nhưng tự thân văn hóa Hán tộc là một sức mạnh vô cùng to lớn, gặp thời cơ thuận tiện, được sự lãnh đạo đúng đắn sự phục hồi sẽ diễn ra nhanh chóng và lúc đó các dị tộc cùng với đất đai của họ sẽ tan biến trong lòng Hoa Hạ. Lúc đó con rồng tỉnh dậy, nó sẽ nuốt chững anh” [26; tr.49]. Chính hồn cảnh sống và điều kiện lịch sử ấy đã giải thích người Việt chống ngoại xâm nhưng không bài ngoại, vẫn sẵn sàng tiếp thu cái hay của các dân tộc khác. Hơn nữa, tiếp thu của người mà vẫn giữ những bản sắc riêng của mình. Ta thấy một nét khá nổi bật trong cách tư duy của Việt Nam là dung hòa và khéo léo kết hợp. Điều này khác với nhiều dân tộc ở phương Đông và phương Tây. Sự mềm dẻo, linh hoạt trong tư duy như vậy, nên có một số học giả đã ví phương thức tư duy của người Việt Nam giống như “NƯỚC”, nó có thể hịa tan tất cả, có thể thích ứng trong mọi tình huống, dễ thích nghi với hồn cảnh. Có thể nói, văn hóa bản địa, và chủ nghĩa yêu nước chính là cái nền, là cơ sở để dân tộc ta tiếp nhận các hệ tưởng và tơn giáo từ bên ngồi. Và biện pháp, “tiếp thu văn hóa để giữ vững độc lập” là cách làm khôn ngoan nhất của cha ông ta thời bấy giờ. Đúng như Giáo sư Phan Ngọc nhận xét : “Sự tiếp thu văn hóa Trung Quốc, người Việt Nam chỉ tiếp thu cái phần cần thiết của văn hóa Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền dân tộc mà thôi, chứ không phải là bắt chước một cách nơ lệ, dù cho bên ngồi khó lịng bảo là khơng máy móc” [26; tr.43].
Có người nhận xét Việt Nam khơng có hệ tư tưởng triết học riêng của mình. Đúng là người Việt khơng có triết học Nho giáo lừng lẫy, triết học Lão - Trang thâm thúy như Trung Quốc hay triết học Phật giáo huyền ảo khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ, tìm về như Ấn Độ, nhưng chính trong hồn cảnh khơng có những cây cao bóng cả ấy mà người Việt có thể tiếp nhận, dung hịa được tất cả để ứng dụng vào đời sống của mình. Theo Phó Giáo sư Nguyễn Thừa Hỷ: “Cái mạnh của văn
ứng và biến hóa” [18; tr.12]. Dân tộc Việt Nam đã xây dựng tư tưởng Việt Nam
bằng cốt lõi của tư tưởng truyền thống, bằng bản lĩnh con người Việt Nam trước lịch sử và bằng thực tế phong phú của đời sống Việt Nam. Mối quan hệ Tam giáo ở Việt Nam thời kì Lý - Trần nó phản ánh nội dung, nhu cầu chính trị - xã hội ở thời kì này. Thời kì Lý - Trần là một trong những giai đoạn phát triển đặc biệt trong lịch sử Việt Nam với sứ mệnh là xây dựng và chiến đấu bảo vệ quyền độc lập, tự chủ của dân tộc. Đây là nhiệm vụ lịch sử mang tính sống cịn bao trùm, chi phối các nhiệm vụ khác. Trong bối cảnh đó, mọi hoạt động trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, dường như đều tập trung về một mục đích, quy tụ theo một ý chí thống nhất để giải quyết mâu thuẫn chủ yếu giữa dân tộc Việt Nam với quân xâm lược phương Bắc (Tống, Nguyên - Mơng). Do đó, nguồn gốc xã hội quan trọng nhất ảnh hưởng tới mối quan hệ Tam giáo ở thời kì Lý - Trần là nhân tố chính trị và sau đó là truyền thống văn hóa dân tộc. Để đồn kết được tồn xã hội, thời Lý - Trần đã có một bước chuyển biến lớn về mặt tư tưởng - một bước chuyển thấm đẫm tinh thần “thân dân, khoan dung, cởi mở, dân chủ”. Bước chuyển tư tưởng trong giai đoạn này đã đạt đến trình độ mới với những giá trị, chất liệu và diện mạo riêng mà người đương thời gọi là chất “Đại Việt”. Như vậy, sự dung hợp ba hệ tư tưởng Nho, Phật, Đạo dưới thời Lý -Trần đã được mềm hóa bởi truyền thống văn hóa Việt Nam và chịu sự quy định của nhân tố chính trị đương thời.
Đặc biệt, là dưới thời Lý - Trần, một thời đại đang phải bắt tay làm lại từ đầu, cũng như đang phải tạo ra nhiều khn mẫu cho đời sau, do đó tiếp thu những tư tưởng ngoại nhập không những bao hàm hướng tới chân, thiện, mĩ mà cịn bao gồm trong đó cả khái niệm Việt Nam - tâm hồn, tình cảm, phong cách Việt Nam. Con người Việt Nam chỉ có thể tiếp nhận các nhân tố tư tưởng bên ngồi đưa đến thơng qua tinh thần tự chủ của mình. Các tư tưởng, tôn giáo ngoại lai mới muốn cắm rễ và trở thành những yếu tố của văn hóa bản địa thì đều phải khúc xạ, thay đổi và hịa nhập với các tín ngưỡng và tư tưởng bản địa, cũng như không đe dọa đến an ninh quốc gia. Thời đại Lý - Trần là thời đại “Nam Bắc các đế nhất
Đây cũng là: “thời đại mà các vương triều Việt Nam, trong khi xây dựng chính quyền chuyên chế, còn có ý đồ làm cho đất nước mình khơng thua kém Trung Quốc (vô tốn Trung Quốc) về văn minh” [43; tr.35]. Tiêu biểu ở đây, trên lĩnh vực tư tưởng tôn giáo, hiện tượng “Tam giáo đồng nguyên thời Trần là nhân tố quan
trọng trong bước chuyển tư tưởng từ “tự ý thức về cái tôi” của dân tộc sang chất “Đại Việt”, nó góp phần vạch ra biên giới văn hóa giữa Việt Nam và Trung Hoa, khẳng định sự độc lập tự chủ trong lĩnh vực tư tưởng” [47]. Có thể nói, tinh thần “tam giáo đồng nguyên” thời Lý - Trần không chỉ thể hiện tinh thần phá chấp, vô
ngã vị tha của Phật giáo đã được các vị vua thời kì này thấm nhuần. Hơn thế, tinh thần này còn được phát huy, chuyển biến trong nhận thức, trong hành động, rằng chớ quá coi trọng thành phần, xuất thân, chớ phân chia tôn giáo, dân tộc. Đây chính là một nét đặc sắc của văn hóa truyền thống Đại Việt.
Ngồi ra, bản sắc văn hóa Đại Việt thể hiện trong lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo thông qua việc trên cơ sở kế thừa, phát triển những thành quả tiếp biến Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Hoa từ các thế kỉ trước, Phật giáo ở nước ta dưới thời kì Lý, Trần đã tiến tới sáng lập ra một thiền phái của riêng mình. Phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử ra đời mang đậm bản sắc văn hóa Đại Việt, bộc lộ đầy đủ bản lĩnh tiếp thu và cải biến sáng tạo các dịng thiền có nguồn gốc ngoại lai. Thiền đời Trần ở Việt Nam cũng có sự dung hợp, pha trộn với tư tưởng Nho giáo và Đạo giáo. Qua đó nó cịn góp phần thúc đẩy thêm sự đa dạng trên lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo. Đặc sắc của Phật giáo thời Lý - Trần là tính tích cực nhập thế. Đạo khơng tách với đời và đời cũng không thiếu vắng đạo, nó hợp thành một thể linh động, sáng tạo và diệu dụng trong mọi hồn cảnh.
Có thể nói, khoan hòa trong đời sống tâm linh là một triết lý sống của người dân Việt. Điều này thể hiện trong cách tiếp nhận các tôn giáo ngoại lai: họ khơng q cuồng tín, không chuộng lối tu khổ hạnh, giữ mức thăng bằng để đời sống được an vui tự tại. Nhìn chung, người dân Việt xưa theo đạo Khổng nhưng không mấy ai thuộc hàng ngũ Nho thâm; theo đạo Phật nhưng không phải là Phật tử thuận thành; theo đạo Giáo nhưng không quá mê đền phủ, sống tách khỏi nhân
sinh. Người ta có thể vừa theo Nho giáo trong nếp sống gia đình, xã hội; theo Phật trong nỗ lực diệt tham - sân - si, ý thức được luật nhân quả, nghiệp báo, luân hồi; vừa theo Đạo giáo trong cách sống an nhiên tự tại, không vướng bận bụi trần. Tức là người Việt khai thác phần trí ở Nho, phần hồn ở Phật và phần tâm ở Lão. Đó là “thế dung hợp Tam giáo rất Việt Nam - không quá thiên về lý trí, khắt khe như Nho giáo, không qua tuyệt đối thiên về tâm như Phật giáo mà không bàng qua ng như Đạo giáo” [17; tr.57]. Nói tóm lại người Việt tiếp nhận Tam giáo theo cách
riêng của mình, theo khả năng lĩnh hội và theo cả nhu cầu, sở thích, dự định của mình. Cái thế dung hợp này còn trở thành khuôn mẫu cho sự ra đời của các tơn giáo nội sinh như Cao Đài, Hịa Hảo sau này. Chúng ta thấy trong các tơn giáo đó nhiều giáo thuyết rất khác nhau được tổng hợp thành một tôn giáo rất cá biệt, không mâu thuẫn, không phản kháng. Người Việt chúng ta được xem là một dân tộc có phương thế sống dung hợp, tức là bất cứ lý thuyết, tôn giáo nào nếu giúp con người thỏa mãn nhu cầu tâm linh, tri thức và đạt được mục đích sinh tồn, phát triển thì đều được chấp nhận cả. Khi đã Việt hóa những yếu tố ngoại lai rồi, người Việt coi đó là những mẫu mực, bản sắc của dân tộc mình. Do đó, mối quan hệ Tam giáo ở Việt Nam một mặt đã thay đổi để thích ứng với thực tiễn xã hội - tâm linh Việt, một mặt đã đan xen, hỗn dung vào nhau do sự xúc tác của tín ngưỡng dân gian. Qua đây, nó cũng thể hiện được bản sắc của dân tộc Việt Nam trên lĩnh vực tư tưởng, tơn giáo.
Cịn Trung Quốc là quê hương của những tư tưởng, tôn giáo đặc sắc, uyên thâm và bí ẩn mà cho đến nay, nhân loại vẫn đầy ngưỡng mộ và khâm phục. Văn hóa Trung Quốc từ Hán đến Tùy, Đường cho dù đã có sự giao lưu khá sâu sắc với văn hóa Phật giáo Ấn Độ, và các nền văn hóa khác nhưng hệ thống văn hóa cổ Trung Quốc trước sau vẫn giữ được phong cách và cơ cấu tự thân. Đây chính là một trong những bản sắc của văn hóa Trung Quốc. Có học giả đã nhận định rằng, một trong những đặc điểm của văn hóa Trung Hoa đó là: “Tính độc lập thể hiện ở
chỗ bài xích văn hóa ngoại lai, nếu hấp thu cũng chỉ trọng cái giống, gạt cái khác (trọng kì đồng, xích kì dị)” [41; tr.384]. Dưới thời kì Tùy - Đường, bàn về những
biểu hiện của khuynh hướng tư tưởng “tam giáo đồng nguyên”, trước hết phải thấy Thiền Tông là sản phẩm của tư tưởng, tư duy Trung Hoa. Có nghĩa là từ tư tưởng Thiền của Bồ - đề Đạt - ma đến tư tưởng Thiền của Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hồng Nhẫn, nhất là Huệ Năng có một khoảng cách: khoảng cách của sự địa phương hóa và đương đại hóa lý thuyết Thiền Ấn Độ, tức là sự dung hợp giữa các tư tưởng triết học cổ đại của Lão giáo, Khổng giáo với tư tưởng Thiền Ấn Độ vào thời điểm nhất định ở Trung Quốc. Từ đó mà có lý thuyết về Tam giáo đồng nguyên sau này. Sau khi được du nhập, Phật giáo Trung Quốc khơng chỉ bó hẹp phát triển ở trong nước mà còn truyền bá ra bên ngoài theo các ngả khác nhau. Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Triều Tiên, Phật giáo Nhật Bản ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc. Và đây chính là một trong những yếu tố thể hiện bản sắc văn hóa riêng của dân tộc Trung Hoa trên lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo.
Mặt khác, so với Trung Quốc, nước ta sử dụng và phát huy các giá trị Tam giáo theo chiều hướng thực tế hơn, song lại thiếu mất phần sâu sắc nhất là khía cạnh triết học của Tam giáo và tính sáng tạo theo thời gian. Người Việt tiếp nhận Tam giáo một cách tự nhiên, ít băn khoăn, trăn trở nhiều về hệ thống triết học của Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo. Đây là kết quả tất yếu của đặc tính văn hóa Việt Nam vốn thiên về âm tính, tư duy tổng hợp, lối sống nông thôn trọng cộng đồng, trọng nét linh hoạt, cũng như nó phản ánh tính thực tế của người Việt. Trong khi đó, ở Trung Quốc trong lĩnh vực triết học của Tam giáo rất phát triển và mang tính sáng tạo. Thời Tùy - Đường đã diễn ra cuộc đấu tranh tư tưởng giữa các trường phái triết học Nho gia, Phật giáo, Đạo giáo hết sức phức tạp, và sơi động. Chính thơng qua q trình đấu tranh đó, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo đã tiếp thu những quan điểm triết lý của nhau, tạo ra sự giao lưu, đan xen, phát triển giữa các luồng tư tưởng trong đời sống tinh thần xã hội thời Tùy - Đường. Về mặt lý luận, mỗi phái đều không ngừng lo hồn thiện mình. Nó là một hệ thống tạo nên thế giới tâm linh của dân tộc và tăng cường sự phong phú và phát triển của triết học Trung Quốc. Điều này cũng thể hiện một nét bản sắc của văn hóa Trung Quốc.
Ngồi ra, “do hồn cảnh địa lý đặc biệt của Trung Quốc, do kết cấu chính
trị và kết cấu kinh tế đặc biệt, cũng do tâm lý tự mãn tự túc xuất phát từ văn hóa cổ đại lấy văn hóa Nho gia làm chủ, nên trong một thời gian lịch sử rất dài, người Trung Quốc coi quốc gia mình là chủ thể của thế giới, nhìn mọi người bằng tâm thái “Thiên triều thượng quốc”, kiêu ngạo xem khinh các nước và các dân tộc xung quanh” [41; tr.380]. Do đó, chính điều này mang lại những mặt tiêu cực,
cũng như tích cực trong lĩnh vực tơn giáo, tư tưởng. Mà cụ thể, là về mức độ bài xích, phê phán của Nho giáo, Đạo giáo - lấy tư cách là tôn giáo bản địa đối với Phật giáo là quá gay gắt. Đặc biệt là pháp nạn diệt Phật giáo của vua Đường Vũ Tông với những biện pháp thô bạo và khắc nghiệt. Có thể nói, “Phật giáo Trung
Hoa phải chịu một đòn đánh gần như chí tử… và bắt đầu một q trình suy thối kéo dài” [5; tr.88]. Sau biến cố trên, di tích văn hóa và nghệ thuật Phật giáo bị mất
mát gần hết. Dẫu sao thì biến cố bị ngược đãi trên đây cũng đã thúc dục Phật giáo