Trong khi khẳng định, Phật, Đạo, Nho song song tồn tại và cùng phát huy ảnh hưởng trong hai thời đại Lý - Trần và Tùy - Đường, khơng có nghĩa là ba hệ thống tư tưởng đó trước sau vẫn có một địa vị bất di bất dịch. Mà ở đây có sự khác nhau và nó chính là một trong những biểu hiện của nét dị biệt trong mối quan hệ tam giáo giữa hai nước Việt Nam và Trung Hoa trong hai thời kì này.
Dưới thời kì Lý - Trần, so với Nho giáo, Đạo giáo thì Phật giáo là tơn giáo được đề cao, có thế lực nhất ở cả triều đình và trong dân chúng. Đạo Phật thời kì này đã đóng một vai trị quan trọng, có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và trở thành một giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam. Đặc biệt Phật giáo thực sự đã ảnh hưởng đến chính sách của các triều đại Lý, Trần và đã đóng một
vai trị khơng nhỏ trong cuộc kháng chiến chống Tống và chống quân Mông - Nguyên.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Thuần trong cuốn Đại cương lịch sử văn hóa
Việt Nam tập 2, đã đưa ra các biểu đồ tổng quát về vị trí của Tam giáo trên hai địa
hạt chính, đó là trên vũ đài chính trị tư tưởng và trong lịng xã hội. Trong đó theo ơng, “từ đầu thế kỉ XI đến cuối thế kỉ thứ XIII, Phật giáo giữ vị trí quan trọng hàng đầu, chi phối mạnh mẽ đối với vũ đài chính trị và tư tưởng nước nhà” [37;
tr.112]. Hệ tư tưởng nhà Lý, lấy Phật giáo làm quốc giáo mà địa hạt của nó chủ yếu là tập trung giải quyết vấn đề tâm linh, đạo đức, học thuật... và ngồi ra nó cịn bao trùm sang cả địa hạt chính trị, giáo dục. Còn Nho giáo từng bước thể hiện được vai trị của nó trong mọi lĩnh vực điều hành và quản lý đất nước. Tư tưởng “ý trời” - “lịng dân” trong bài “Thiên đơ chiếu” của Lý Công Uẩn, lĩnh vực khoa cử
và xây dựng Văn Miếu đã chứng minh điều đó. Như vậy mối quan hệ Tam giáo vào thời Lý đã nâng lên một trình độ phát triển mới về chất, phản ánh mối quan hệ giữa chính trị - xã hội với đời sống tâm linh. Sự phân định địa hạt hoạt động nhưng lại nằm trong sự thống nhất của hệ tư tưởng thời đại - đó là xây dựng đất nước Đại Việt thống nhất và hùng mạnh.
Đến đời Trần, sự thay đổi về chủ thể quyền lực đã kéo theo sự thay đổi về hệ tư tưởng. Phật giáo tuy vẫn giữ được vị trí quốc giáo nhưng sự tương quan về ảnh hưởng của Tam giáo trong đời sống xã hội có những biến đổi về chất, đặc biệt là giữa Nho giáo và Phật giáo đã có sự phân định lẫn nhau về địa hạt hoạt động. Sang đời Trần, địa vị của Nho giáo có bước phát triển hơn so với đời Lý. Nhà Trần đã từng bước đề cao vai trị của Nho giáo trong lĩnh vực đời sống chính trị. Đúng là Phật giáo là quốc giáo, là tôn giáo của triều đình, các nhà vua đều tôn sùng Phật giáo, nhưng Nho giáo lại dần dần chiếm vai trị chủ đạo trong đời sống chính trị. Tuy cịn chịu “lép vế” dưới ưu thế của Phật giáo về lễ nghi tôn giáo
bắt đầu địi hỏi những tài học chun mơn mà nhà Nho là yếu tố căn bản. Bởi vậy, ưu thế Phật giáo lúc đầu bao trùm sang cả địa hạt chính trị, giáo dục thì sau dần dà đã rút về lễ nghi tôn giáo, để trả các địa hạt kia cho Nho giáo. Cụ thể là từ cuối thế kỉ XIII, mà đặc biệt là từ đầu thế kỉ XIV, vị trí cũng như ảnh hưởng của Phật giáo trên vũ đài chính trị và tư tưởng của nước ta bị thu hẹp dần, từng bước thay thế vị trí này của Phật giáo là Nho giáo. Phật giáo lùi dần xuống vị trí thứ hai và Đạo giáo ở vị trí thứ ba.
Như vậy, do nhu cầu tiến hóa thiết thực của việc trị nước, nhu cầu phát triển của trí tuệ, ảnh hưởng ngày càng nhiều về mặt văn hóa của nước láng giềng “khổng lồ” Trung Hoa; những lưu tệ của Phật giáo đương thời trong xã hội, tất cả
đều khiến Nho giáo dần dần chiếm thế mạnh, để cuối cùng thì chiếm ưu thế ở triều đình và trong hàng tri thức so với Phật giáo vào giai đoạn cuối của nhà Trần. Có thể nói, thối của cái này, tiến của cái kia, ban đầu dưới thời Lý - Trần, Phật giáo còn giữ một vai trò quan trọng hơn so với Nho giáo, thế nhưng sau đó lui dần, ít ra là trong lĩnh vực chính trị, giáo dục, cịn Nho giáo thì cứ tiến mãi và cung cấp càng đông viên chức cho bộ máy nhà nước phong kiến. Cho đến cuối thời Trần thì rõ ràng là Nho giáo đã chiếm ưu thế hơn so với Phật giáo và Đạo giáo trong giới cầm quyền chính trị và trong văn hóa giáo dục. Tuy vậy, trong thời gian này Nho giáo chủ yếu được tiếp thu trong tầng lớp cầm quyền, ở triều đình và cả lộ phủ, cịn trong dân gian Phật giáo, Đạo giáo vẫn giữ vai trị chủ đạo, có ảnh hưởng sâu đậm hơn nhiều so với Nho giáo. Đặc biệt, đạo Phật vẫn chiếm địa vị chủ yếu: “Đất
vua, chùa làng, phong cảnh Bụt” nói lên lòng dân còn tán dương đạo Phật. Như
thế là đến lúc đó, Nho giáo thời Lý - Trần vẫn chưa nhập cuộc hoàn toàn vào đời sống tinh thần Việt Nam.
Còn ở thời Tùy - Đường, một thực tế là khơng phải chỉ có Nho giáo mà cịn có Đạo giáo, Phật giáo và nhiều luồng tư tưởng khác. Song, phải công nhận rằng Nho giáo thường chiếm ưu thế hơn, luôn là hệ tư tưởng chi phối tất cả, xuyên suốt
lịch sử truyền thống dân tộc. Do đó, xét về tổng thể, suốt thời kì Tùy - Đường, Nho giáo luôn luôn là tư tưởng chính thống cơ bản, là tư tưởng chỉ đạo dẫn đến quốc thái dân an, vì vậy thường được chiếm địa vị chủ đạo. Đặc biệt các nhà Nho, cũng như các vị vua thời Tùy - Đường đối với Phật giáo đó là họ chỉ tin theo một bộ phận nào đó của giáo nghĩa Phật giáo, chứ họ không bao giờ thừa nhận địa vị bình đẳng của Phật giáo với Nho giáo. Họ chỉ coi Phật giáo như là một “nhà” (gia) trong số “trăm nhà”(bách gia), là một bậc “thầy” trong “các thầy” (chư tử) và như vậy, Phật giáo khơng có tư cách để thay thế Nho giáo đã được coi là “thánh giáo”; thậm chí đơi khi Phật giáo cịn bị coi là “dị đoan” [27; tr. 661]. Theo Đường Cao Tổ Lý Uyên, trong bài chiếu “Hưng Học” đã viết như sau: “Đối với tác dụng chính trị giáo hóa, Phật giáo, Đạo giáo không thể nào so được với Nho giáo, nên không thể xây dựng chùa Phật quá nhiều mà bỏ phế trường học Nho giáo” [27; tr.698].
Dưới thời Tùy - Đường, tùy thuộc vào thời thế hoặc do lòng yêu ghét khác nhau của giới thống trị đưa ra có lúc khuyến khích, có lúc hạn chế Phật giáo. Trong cuốn Một cách tiếp cận văn hóa, Phan Ngọc đã nhận xét rằng: “Chúng ta hiểu vai trò của Phật giáo như một biểu hiện của tinh thần yêu nước Việt Nam rất khác vai trò của nó ở Trung Hoa. Như Vương Công Vũ nói trong “Tính Trung Hoa của Trung Quốc”: “Đạo Phật đã được nhiều người cai trị Trung Quốc lắng nghe nhưng không thể cấp một sự thay thế nào cho cái cấu trúc quan liêu và quân phiệt mà mỗi triều đại dựa vào” [26; tr.363]. Mặt khác, thời Tùy - Đường, là thời
đại Phật giáo hưng thịnh nhất ở Trung Quốc. Nhưng khi đó, vị thế của Nho giáo vẫn còn rất cao, các cuộc thi khoa cử của triều đình vẫn theo những kinh điển của Nho giáo. Cho nên những người làm quan trong triều đình đa phần là Nho sinh. Thời Tùy - Đường, Phật giáo là một tôn giáo phổ biến, nhưng Nho giáo là xương sống của nền văn hóa và xã hội Trung Quốc. Nó là một cơng cụ hướng dẫn những người cai trị triều đại và dạy cách sống cho người dân Trung Quốc. Nhìn chung dưới thời kì này, trên địa hạt chính trị và giáo dục đứng đầu vẫn là Nho giáo, tiếp đến là Đạo giáo, cuối cùng là Phật giáo.
Tuy nhiên, cịn có một điểm dị biệt khác về địa vị của Đạo giáo ở Trung Quốc và Việt Nam. Cụ thể đó là, dưới thời nhà Đường, Đạo giáo có một địa vị chính trị đặc biệt, được các vua Đường rất tôn sùng. Một số vua thời Đường tự nhận là hậu duệ của Lão Tử, coi Đạo giáo là đạo chính thống của hoàng gia, đặt Đạo giáo trên đạo Nho, đạo Phật, tôn Lão Tử làm Thái thượng Huyền ngun Hồng đế.
Cịn xét về tư tưởng, Phật giáo, Đạo giáo thời Tùy - Đường cơ đồ đã len lỏi vào đủ mọi ngõ ngách đời sống. “Chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đủ mọi thành phần từ dân chúng hạ tầng đến quan lại trí thức sĩ đại sĩ phu thượng tầng. Hồn tồn khơng tin Phật như các ông Phó Dịch, Lý Cao là cực ít có” [27; tr.725]. Trong tâm khảm đại đa số dân chúng, một mặt theo Nho giáo chính tơng, một mặt vẫn dành tình cảm cho Phật giáo những cảm tình ít hoặc nhiều.
Như vậy, xét về tổng thể suốt thời kì Tùy - Đường, Nho giáo ln ln là tư tưởng chính thống, nên thường chiếm được địa vị chủ đạo, tiếp đến là Đạo giáo và cuối cùng mới đến Phật giáo. Còn ở Việt Nam thì ngược lại từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV, hệ tư tưởng chủ đạo là Phật giáo, còn từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX mới là Nho giáo. Qua đó, cho ta thấy sự biến hóa địa vị tơn giáo có tương quan mật thiết đến sự biến hóa của xã hội và tư tưởng văn hóa.