Sự bài xích, phê phán lẫn nhau trong Tam giáo ở giai đoạn cuố

Một phần của tài liệu (Trang 28 - 32)

Trong khi khẳng định Phật, Đạo, Nho cùng tồn tại và phát huy ảnh hưởng trong hai thời đại Lý - Trần và Tùy - Đường, khơng có nghĩa là ba hệ tư tưởng, tơn

giáo đó trước sau vẫn chung sống hịa bình, khơng cạnh tranh bài xích lẫn nhau. Bản thân chúng trong quá trình lâu dài thâm nhập vào đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam và Trung Hoa, từng phải vất vả gạt bỏ những trở ngại để giành chỗ đứng, cũng như phải trải qua khơng ít bước thăng trầm. Cuộc cạnh tranh sinh tồn không những diễn ra trong giai đoạn trước đó mà vẫn cịn diễn ra ngay dưới thời Lý - Trần và Tùy - Đường. Bằng nhiều hình thức ơn hịa hoặc có khi gay gắt, Phật, Đạo, Nho, mà chủ yếu là Phật và Nho, từng bày tỏ tinh thần không chấp nhận, phủ định sự hiện diện của nhau, để khẳng định chỗ đứng của mình. Đặc biệt là vào giai đoạn cuối của cả hai thời kì này đều diễn ra sự bài xích, phê phán lẫn nhau giữa Tam giáo. Mà cụ thể ở đây đó là Nho giáo đã phê phán, bài xích những lưu tệ của Phật giáo.

Ở Việt Nam cuộc đấu tranh giữa đạo Nho và Đạo Phật có mầm mống từ cuối thời Lý. Đàm Dĩ Mông lên án tín đồ nhà Phật như sau: “tự kết bè lũ, ngang

nhiên rượu thịt ngay nơi tịnh xá, gian dâm tại chốn tăng phòng, tịnh viện là làm bại hoại phong tục, phương hại giáo lý, nếu không cấm sẽ thành tệ ” [3; tr.526].

Tất nhiên sự phê phán này chưa phải là tiếng nói của một trào lưu chống Phật. Phải đến thế kỉ XIV, sự phê phán Phật giáo mới trở thành một trào lưu phổ biến với hàng loạt các nhà Nho như Lê Văn Hưu, Lê Quát, Trương Hán Siêu… Họ phê phán nhà chùa là nơi chứa chấp những kẻ lười biếng, trốn tránh nghĩa vụ đối với nhà nước; tín đồ nhà Phật làm những chuyện khả ố. Lê Văn Hưu tỏ thái độ với đạo Phật qua lời bàn về ông vua đầu của triều đại nhà Lý như sau: “Lý Thái Tổ lên

ngôi mới được hai năm, tôn miếu chưa dựng, xã tắc chưa lập, mà trước lo xây tám ngôi chùa ở phủ Thiên Đức, lại lo sửa chữa chùa ở các lộ và cấp độ diệp cho hơn ngàn người ở kinh đô làm tăng; thế thì đã tiêu phí của cải và sức dân về việc thổ mộc biết chừng nào mà kể (…) cho nên đời sau mới xây tường cao ngất trời, tạc cột chùa bằng đá” [15; tr.63]. Còn Trương Hán Siêu và Cao Bá Quát lại mượn

mặt bia của nhà chùa để bài xích đạo Phật. Trong văn bia chùa Khai Nghiêm (Bắc Giang), Trương Hán Siêu viết: “… Hiện nay, những kẻ giảo hoạt trong bọn sư sãi

chỉ chăm lo chiếm những nơi đất tốt, cảnh đẹp, tự dát vàng nạm ngọ c cho chỗ ở của chúng rực rỡ (…). Đã là kẻ sĩ đại phu, nếu không phải đạo Nghiêu Thuấn, không bày tỏ trước vua; không phải đạo Khổng Mạnh, không trước thuật” [44;

tr.145]. Lê Quát soạn trên mặt bia chùa Thiên Phúc (Bắc Giang): “Đạo Phật lấy

phúc họa cảm động người ta mà sao được lòng người sâu xa bền chặt đến thế! Trên từ vương công dưới đến dân thường hễ đối với việc Phật dẫu hết của cũng không tiếc (…). Cho nên trong từ kinh thành, ngồi đến châu phủ, thơn cùng ngõ hẻm, không có lệnh mà theo, không phải thề mà tin, chỗ nào có người ở là có chùa, đổ rồi lại dựng, nát rồi lại sửa...” [44; tr.145].

Cũng giống như ở Việt Nam, Trung Quốc trong cuộc đấu tranh chống lại Phật giáo thời kì Tùy - Đường, các đại sĩ phu (quan viên Nho giáo) đã phê bình những sai lầm, tệ hại của Phật giáo. Mục đích việc này không phải là muốn tiêu diệt Phật giáo, mà là để ngăn chặn việc các vua chúa tiêu tốn lãng phí tài sản quốc gia vào việc xây dựng chùa tượng. Họ muốn để vua quan thấy rằng làm thế nào thì mới có thể phù hợp với giáo lý nhà Phật, lại vừa có lợi cho sự thống trị quốc gia. Họ cho rằng, tài sản quốc gia cần dùng vào việc củng cố quốc phòng và nơng nghiệp. Trong đó, tể tướng Địch Nhân Kiệt thời Võ Tắc Thiên là một đại diện tiêu biểu. Vào mùa thu năm 700, Võ Tắc Thiên tu sửa Đại Phật, chi phí dự tính đến hàng trăm vạn lạng, hoàng cung chẳng thể nào gom đủ số tiền lớn như vậy, do đó tồn dân trăm họ phải góp tiền dựng tượng. Địch Nhân Kiệt bèn trình một bản tấu “Sớ can gián dựng tượng” lên Võ Tắc Thiên. Ông cho rằng: “Quy mô xây dựng tự viện hiện nay tương đương với hoàng cung, mà chi phí xây dựng trên thực tế là đều bắt ép nhân dân đóng góp. Điều này hoàn toàn trái ngược với tư tưởng “yêu quý nhân dân” của Nho giáo, và cũng không phù hợp với đạo trị quốc” [48]. Đồng

thời Địch Nhân Kiệt còn lấy những hiện tượng hủ bại của bản thân các vị sư để làm lý do để phản đối việc xây dựng chùa tượng. Ông cho rằng một số tăng nhân thời bấy giờ mượn danh nghĩa Phật giáo, lừa gạt tiền tài của mọi người, có tăng nhân thậm chí cịn khơng tn thủ giới luật, tự mình lấy vợ, có trường hợp làm hịa

thượng nhằm trốn tránh sưu thuế. Những vị sư như thế khơng có điểm lợi nào cho quốc gia. Ngồi ra, cịn có những người có cùng quan điểm trên với Địch Nhân Kiệt và đều viết các bản tấu chương can gián nhà vua không nên phung phí tiền của xây dựng chùa chiền như: Tô Khơi, Trương Đình Kh, Vi Tự Lập, Tân Thế Phủ, Lý Ngun Thái…

Cịn dưới đời vua Đường Hiển Tơng, vào năm 803 các Phật tử tổ chức rước cốt Phật về thờ trong cung ba ngày rồi đưa ra thờ ở chùa. Vương công, sĩ dân đưa nhau đến cúng tế lễ tấp nập. Hàn Dũ bèn viết tờ biểu can gián vua, bài xích đạo Phật như sau: “Nay thần nghe bệ hạ sai nhiều nhà sư lại Phượng Tường rước Phật cốt, và bệ hạ sẽ ngự lên lầu cao coi đưa Phật cốt vô cung, lại ban lệnh cho các chùa thay phiên nghênh tiếp cho đúng lễ. Nhưng bách tính ngu muội, dễ bị mê hoặc mà khó giác ngộ (…) Họ sẽ đốt đỉnh đầu, thiêu ngón tay tụ họp nhau lại, lột áo, vãi tiền ra, từ sáng đến tối ganh đua nhau chỉ sợ thua kém người. Thế là già trẻ bôn ba, bỏ bê công việc; thật là thương vong bại tục, làm trò cười cho bốn phương” [46; tr.171-172]. Mặt khác, thời kì này do Đạo giáo đang có địa vị chính trị đặc biệt, nên Nho giáo khơng đã kích hồn tồn mọi phương diện của Đạo giáo, mà thường chỉ đả kích hoạt động luyện đan của các phương sĩ.

Tóm lại, dưới thời Lý -Trần và Tùy - Đường tam giáo đều lưu hành, có suy, có thịnh, có đấu tranh với nhau. Đấu tranh lắm lúc cũng “to tiếng nặng lời” nhưng

chưa hề có chiến tranh tơn giáo như đã xảy ra ở nhiều nước châu Âu hay châu Á. Ở Trung Quốc và Việt Nam thời trung đại khơng có chiến tranh tơn giáo như cuộc “thánh chiến thập tự quân” ở châu Âu, nó chỉ là cuộc đấu tranh chủ yếu giữa Nho

giáo và Phật giáo trong nội bộ một quốc gia, mà Phật giáo cũng không hề phải động viên một sức mạnh quân sự. Sự phê phán đó khơng nhằm loại bỏ Phật giáo mà chỉ hạn chế vai trò của Phật giáo và những hậu quả xã hội từ những lưu tệ mà Phật giáo gây ra.

Đây là một trong những nét tương đồng trong mối quan hệ Tam giáo ở Việt Nam và Trung Hoa. Cuộc đấu tranh và hòa hoãn nhau giữa Nho, Phật, Đạo vào

thời Tùy - Đường và Lý - Trần bị trói buộc trong sự phát triển kinh tế chùa chiền (tự viện), lại có quan hệ mật thiết với chính trị.

Một phần của tài liệu (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)