Giáo dục, thi cử

Một phần của tài liệu (Trang 63 - 65)

Ở Việt Nam dưới thời Lý - Trần và Trung Quốc thời Tùy - Đường, dị biệt trong mối quan hệ tam giáo còn được biểu hiện trong lĩnh vực giáo dục khoa cử. Bên cạnh nền giáo dục khoa cử Nho học thì dưới thời kì Lý - Trần và thời Đường còn tổ chức thi Tam giáo, tức là cả ba giáo Nho, Phật, Đạo đều là nội dung thi cử của các sĩ tử. Có thể thấy, việc tổ chức các kỳ thi Tam giáo phản ánh một thực tế là trong thời kì này các dịng tư tưởng tơn giáo Nho - Phật - Đạo xâm nhập vào nhau, bổ trợ cho nhau, chung sống cùng nhau và ảnh hưởng tới đường lối trị nước của các triều đại phong kiến.

Khảo sát gián tiếp qua các kì thi, cho ta thấy, thời Lý và cả nửa đầu thời Trần, Nho giáo chưa phải là nội dung duy nhất trong học tập và thi cử. Tình hình phát triển đến mức cực thịnh của Phật giáo và sự hiện diện phổ biến của Đạo giáo thời Lý, cũng như ảnh hưởng của vai trị tăng lữ trong thời kì này đã chi phối mọi mặt sinh hoạt của xã hội, trong đó có giáo dục khoa cử.

Dưới thời kì Lý, việc tổ chức thi Tam giáo (Phật, Nho, Đạo) chính thức được thực hiện năm 1195 dưới triều vua Lý Cao Tông. Thi cử bằng cả nội dung Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo phản ánh “Tam giáo tịnh hành” khá phổ biến vào thời Lý. Theo như Ngô Sĩ Liên viết: “Thi Tam giáo là thi xét những người thông hiểu cả đạo

học rộng sách bách gia, tham bác Lão gia, Phật gia, nhưng sau biết Lão, Phật là mơ hồ, không có chỗ nắm được, nên lại quay về nghiên cứu Lục kinh” [8; tr.7].

Thời Trần, ngay sau khi dành ngôi báu từ nhà Lý, nhà Trần đã mở khoa thi Tam giáo (năm 1227) để chọn người giỏi trong tam giáo (Nho, Phật, Đạo) ra làm quan giúp nước. Đến năm 1247, nhà Trần tiếp tục mở khoa thi Tam giáo. “Có chia ra

Giáp khoa và Ất khoa. Ngô Tần, người Trà Lộ đỗ Giáp khoa. Đào Diễn, Hoàng Hoan, người Thanh Hóa, Vũ Vị Phủ người Châu Hồng đỗ Ất khoa” [23; tr.395].

Bàn về kỳ thi Tam giáo (1247) dưới thời Trần, Ngô Sĩ Liên viết: “Phật giáo và

Lão giáo lập ngôn vốn khác, nhưng chỗ hay cũng không ra ngoài đạo Nho (...). Đời Lý, đời Trần đều tôn chuộng Phật giáo và Đạo giáo cho nên buổi ấy chọn người muốn được thông cả hai giáo ấy, dù là chính đạo hay di đoan, đều tôn chuộng không phân biệt” [8; tr.8-9].

Đặc điểm hội nhập ba thành tố Phật, Nho và Đạo trong lĩnh vực giáo dục thi cử là hệ quả của sự cởi mở về quan điểm chính trị của các ơng vua thiền sư thời Lý - Trần. Với tư tưởng bình đẳng và tầm nhìn chiến lược, các vua chủ trương xây dựng một nền văn hóa có sự dung hịa, cân bằng vị thế giữa ba tôn giáo lớn trong xã hội bấy giờ là Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Điều này thể hiện ở các chính sách của triều đình như: vừa cho dựng chùa, lập các đạo cung, đạo quán, xây đền miếu; vừa đặt giai phẩm cho tăng đạo, sắc phong cho các vị Nho thần; cho dựng văn miếu và Quốc Tử Giám mở khoa thi Nho học nhưng đồng thời mở cả khoa thi Tam giáo dành cho quan lại chuyên trách việc tôn giáo, tế lễ hoặc những người đứng đầu các đền miếu chùa chiền.

Chính sách dung hịa tơn giáo của triều đại nhà Lý - Trần đã thúc đẩy nền văn hóa và giáo dục phát triển. Như vậy, với việc tổ chức những khoa thi qua các triều đại cho thấy giáo dục cũng bị chi phối mạnh mẽ bởi ba hệ tư tưởng Nho - Phật - Đạo. Tuy nhiên, so với nền giáo dục thi cử của Trung Quốc thời Tùy - Đường thì nền giáo dục thi cử thời Lý - Trần mang tính chất tổng hợp Tam giáo sâu sắc hơn, đặc biệt là ở thời kì đầu. Cịn ở bên Trung Quốc thì thi Tam giáo chỉ xuất hiện ở thời kì nhà Đường và cũng rất mờ nhạt. “Thời Đường, Nho giáo vẫn chiếm ưu thế ở các

trường” [15; tr.57]. Về thi Tam giáo dưới thời Đường, sử sách ghi lại rất ít. Ở Trung

Quốc, nhìn chung Nho giáo là nội dung chủ yếu của giáo dục khoa cử. Các cuộc thi khoa cử của triều đình vẫn tồn là những kinh điển của Nho gia.

Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ MỐI QUAN HỆ TAM GIÁO Ở VIỆT NAM (THỜI LÝ - TRẦN) VÀ TRUNG QUỐC (THỜI TÙY - ĐƯỜNG)

Một phần của tài liệu (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)