Đối với Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo tại Việt Nam và Trung Quốc, ở mức độ nhất định, cả ba đạo này đã đáp ứng nhu cầu cai trị và quản lý xã hội của giai cấp phong kiến. Vì vậy, Nho - Phật - Đạo có thể bổ sung cho nhau và kết hợp với nhau tạo nên hệ tư tưởng của giai cấp thống trị. Tuy nhiên, tùy theo từng điều kiện, yêu cầu khác nhau mà ở từng triều đại đã có sự lựa chọn tư tưởng chủ đạo trong hệ tư tưởng Nho - Phật - Đạo đối với việc cai trị đất nước.
Đối với Việt Nam, theo Nguyễn Tài Thư đã có nhận định như sau : “Nho -
Phật - Đạo từ học thuyết của nước ngoài chuyển thành học thuyết của dân tộc, từ công cụ của bọn xâm lược trở thành công cụ của người Việt” [39; tr.56].
Đầu thế kỷ XI, việc xác lập triều đại nhà Lý đã mở ra một thời kì phát triển mới về mọi mặt của xã hội Đại Việt. Cùng với việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, Lý Thái Tổ đã tiến hành việc xây dựng và củng cố vương triều ngày một vững mạnh. Trước những nhiệm vụ thực tiễn, cấp bách đặt ra, vấn đề không phải là sáng tạo ra một hệ tư tưởng hoàn toàn mới, mà điều cơ bản là phải lựa chọn từ những tư tưởng trực tiếp có trước mắt, do quá khứ để lại, đó là Nho, Phật, Đạo. Do đó, mối quan hệ tam giáo vào thời Lý đã được nâng lên một trình độ phát triển mới về chất, phản ánh mối quan hệ giữa chính trị xã hội với đời sống tâm linh. Sự phân định địa hạt hoạt động của mỗi tôn giáo nằm trong sự thống nhất với mục đích tối cao của dân tộc đó là bảo vệ nền độc lập tự chủ, xây dựng đất nước Đại Việt hùng mạnh.
Đứng trước yêu cầu xây dựng một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, tư tưởng Nho giáo từng bước được vận dụng vào thực tiễn và phát huy tác dụng tích cực. Để giữ yên thần dân dưới sự cai trị của mình, triều đình nhà Lý, Trần đều nhận thấy sự đắc lực của Nho giáo với những đạo lý tề gia, trị quốc có trật tự, chặt chẽ, rõ ràng. Từ thời Lý - Trần đã cho dựng Văn Miếu, lập viện Hàn Lâm, tổ chức thi cử cho viết sử ghi chép… Tuy vậy, đáp ứng yêu cầu của các triều đại phong kiến về mặt tổ chức và quản lý cuộc sống trần gian trong xã hội phong kiến, nhưng Nho giáo đã
không giải đáp được rất nhiều vấn đề có tính chất huyền bí hằng ngày xảy ra trong đầu óc con người hoặc trước mn vạn hiện tượng chung quanh.
Có thể nói, ở thời Lý, giữa Nho giáo và Phật giáo và cả Lão giáo có một sự hịa hợp khá dễ dàng. Về phải và trái, lợi và hại trong cuộc sống trần gian thì chủ yếu dựa theo lễ giáo và đạo lý của nhà Nho nhằm giữ vững quyền thống trị của thế lực vua quan thời phong kiến. Còn về đời sống tâm linh lại dựa vào giáo lý và phép tắc của Phật giáo, Đạo giáo nhiều hơn.
Điều đặc biệt, thời kỳ Lý - Trần chứng kiến sự nhập thế cao độ của Phật giáo trên vũ đài chính trị - tư tưởng. Đó là “sự gắn bó huyết thống, một sự thâm nhập vào
nhau hết sức chặt chẽ giữa thế lực cầm quyền và thế lực Phật giáo… Không có thời nào mà sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tôn giáo lại được sự tham gia rộng khắp, hăm hở tinh thần nhập thế đến như vậy của các thiền sư” [29; tr.71]. Thực tế cho thấy,
trong thời kỳ này, nhiều nhà sư đã kết hợp tư tưởng Nho, Lão để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và củng cố chính quyền vững mạnh.
Khi trả lời vua Lý Nhân Tông hỏi về kế “hưng vong trị loạn”, quốc sư Viên Thông khuyên vua phải “hành xử đức hiếu sinh cho hợp lịng dân”, có vậy thì thiên hạ mới được yên và nhà vua sẽ được “dân kính yêu như cha mẹ, ngưỡng mộ như mặt
trăng mặt trời”. “Đức hiếu sinh” của Viên Thông là sự kết hợp tinh thần của tam
giáo: tư tưởng đức trị của Nho giáo, nguyên tắc thuận theo tự nhiên của Lão giáo và tinh thần cứu khổ cứu nạn của Phật giáo. Nguyễn Thường là một nhà sư, sống ở dưới đời Lý Cao Tơng, làm chức Tăng phó. Ơng đã trình bày với Lý Cao Tơng về mối quan hệ khăng khít giữa âm nhạc và tình hình trị hay loạn của một nước: “Tơi nghe bài Tựa Kinh Thi có nói : “Âm nhạc của nước loạn nghe ai oán vì giận chính sự nước ấy sai trái (…).Nay chúa thượng rong chơi vơ độ, chính giáo sai lìa, dân chúng buồn khổ. Đến nay càng tệ. Thế mà ngày ngày lại nghe âm nhạc ai oán, đó chẳng phải là điềm nước mất, nước loạn hay sao ? ” [43 ; tr.528]. Như vậy, là một
nhà sư, nhưng Nguyễn Thường lại dùng chính điển tích trong Kinh Thi của Nho giáo để can gián vua đừng có chơi bời quá độ.
Tựu chung lại, các nhà sư Việt Nam thời kỳ Lý - Trần đã vận dụng một cách sáng tạo quan điểm của các học thuyết Nho, Phật, Lão, biến nó thành cái của riêng mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tinh thần “Phật pháp ở thế gian, khơng lìa
thế gian giác” - một khuynh hướng nhập thế vốn có từ Thiền Tơng Trung Quốc, đã được nhân lên nhiều lần trong tư tưởng của các thiền sư Việt Nam thời Lý - Trần. Các nhà sư sẵn sàng cởi áo cà sa, mặc áo chiến lúc Tổ quốc lâm nguy; khi đất nước hịa bình, họ lại trở về với cuộc sống tôn giáo, nhưng không bao giờ tách rời thế sự, đó là nét đặc sắc của mối quan hệ tam giáo thời Lý - Trần.
Tuy nhiên, nhìn chung đến thời Lý - Trần, Phật giáo rất phát triển, được nhà nước phong kiến suy tôn, coi trọng và giữ địa vị cao. Nhưng trong bản chất của nó, Phật giáo, Đạo giáo chủ yếu không phải là “đạo trị nước”. Khi nền tảng và
cơ cấu xã hội Việt Nam thay đổi với sự thiết lập của chế độ phong kiến trung ương tập quyền mà ít nhiều chịu ảnh hưởng của thiết chế xã hội phong kiến phương Bắc thì Nho giáo lại tỏ ra thích hợp, trở thành một yêu cầu, một thứ học thuật tư tưởng mà người trong nước cần phải tiếp thu. Chính vì vậy, các triều đại Lý -Trần đã tạo điều kiện cho tam giáo, nhất là Nho giáo cùng phát triển trên cơ sở tôn vinh Phật giáo, vì “muốn trị nước, muốn củng cố chế độ phong kiến, ở vào thế một nước láng giềng có nhiều mối quan hệ về văn hóa và chủng tộc với Trung Quốc, nhà Lý không thể không trông cậy vào Nho giáo mỗi lúc thêm nhiều” [7; tr.14-15].
Bằng nhãn quan chính trị, các triều đại Tùy, Đường cũng tìm thấy ở Tam giáo những tư tưởng có lợi cho chính sách cai trị của mình, biến nó thành cơng cụ tư tưởng để vỗ về, ru ngủ quần chúng nhân dân Trung Hoa.
Trước hết, Nho giáo vẫn được nhấn mạnh trong các triều vua khác nhau của thời Tùy - Đường, bởi vì nó rất cần thiết cho chính quyền và giáo dục trên toàn quốc. Dưới thời nhà Đường, các tư tưởng, tôn giáo phần lớn đã được phát huy. Tuy nhiên, hệ tư tưởng của nhà nước vẫn là Nho giáo. Sau khi lên ngôi, Dương Kiên vẫn coi Nho giáo là chủ đạo, đồng thời cũng cho đạo Phật được tự do tín
ngưỡng trong một mức độ nhất định. Sang thời Đường, các vị vua thời kì này cũng tiếp tục tiếp thu quan điểm trị nước của nhà Tùy dùng Nho giáo là chủ đạo phục vụ cho việc trị nước. Đường Thái Tông, một trong những vị hoàng đế xuất sắc nhất trong lịch sử Trung Quốc và là một học giả thông hiểu kinh điển Nho giáo. Ông bổ nhiệm các quan thượng thư có tài năng, giữ quan hệ gần gũi với các cố vấn, coi trọng những lời can gián và sống một cuộc sống thanh đạm. Chính sách cai trị của Đường Thái Tông là điển hình của lý tưởng Nho giáo. Dưới thời Đường, tuy thực sự đã tôn Lão Tử lên hàng ơng tổ xa đời, nhưng vì chính trị, các vua Đường vẫn coi Nho giáo là phương châm chỉ đạo, như câu mô tả của Đường Thái Tông: “chỗ yêu thích của (đế) chỉ là đạo của Nghiêu Thuấn, Chu Khổng… Lấy đạo Nghiêu Thuấn, Chu Khổng làm phương sách chỉ đạo, (đế) dung nạp các tôn giáo khác, đồng thời lại đưa ra hạn chế nhất định” [27; tr.729]. Còn đối với Đạo giáo dưới thời nhà Tùy, hoàng đế Dương Kiên đều tin yêu các Đạo sĩ như Trương Tân, Tiêu Tử Thuận, trong đó Tiêu Tử Thuận từng dâng “điềm lành” thiên mệnh lên cho vua. Đặc biệt, vào cuối đời Tùy Văn Đế có chính sách ủng hộ Đạo giáo: “Trong niên hiệu Đại Nghiệp, các đạo sĩ nhờ phương thuật được tiến cử lên
rất đông” [27; tr.727]. Sang thời Đường thì Đạo giáo được nhà nước rất tơn sùng.
Trước đó, vào năm Tùy Đại Nghiệp thứ 13 (tức năm 617), lúc Lý Uyên khởi binh ở Tấn Dương, một số đạo sĩ đã tích cực hưởng ứng nghĩa quân và “tuyên truyền “họ Lý hưng, Thiên đạo thay đổi”, xưng Lý Uyên là “chân chủ”, “chân quân” ”
[34; tr.185]. Dưới thời Đường Duệ Tông, ông cho gọi đạo sĩ nổi tiếng là Tư Mã Thừa Trinh vào cung để hỏi dùng thuật số âm dương ra sao để trị nước. Tư Mã Thừa Trinh trả lời rằng: “trị nước giống như tu thân đều cần thanh tĩnh vô vi” [27; tr.731]. Đến đời vua Đường Huyền Tông, đã đưa tế Lão Tử vào tự điển chính thức của quốc gia. Đồng thời ra lệnh cho mỗi gia đình cần có một bản “Lão Tử” và ông lại tôn các sách “Trang Tử”, “Liệt Tử”, “Văn Tử” lên hàng Đạo kinh, liệt vào đề
Dưới hai triều đại Tùy, Đường, tuy các vua chúa có xu hướng gần gũi Nho giáo, Đạo giáo hơn, nhưng đối với Phật giáo - một tôn giáo đã sớm gắn sâu vào lòng người dân Trung Quốc - thì vua quan của hai triều đại này cũng cố gắng áp dụng tư tưởng Phật giáo trong việc khuyến hóa dân chúng. Thời Tùy - Đường, giai cấp thống trị ra sức nâng đỡ Phật giáo, trừ Đường Vũ Tơng ra, các vị hồng đế của cả hai triều đại đều lợi dụng Phật giáo để củng cố sự thống trị phong kiến. Dưới triều Tùy, nếu nói về cá nhân, Tùy Văn Đế sinh ra trong một chùa Phật, được ni cơ Trí Tiên ni dưỡng, nên sau khi lên ngơi ơng rất chuộng đạo Phật. Ngồi ra, Tùy Văn Đế cịn có giao tình mật thiết với sư Trí Khải, người khai sáng ra Thiên Thai Tơng, thậm chí ơng cịn nhận giới Bồ Tát do Trí Khải trao, rồi lệnh cho Sa mơn Trí Quả chia lục kinh Phật ở Đông đô Lạc Dương. Phật giáo dưới thời nhà Đường cũng được giai cấp thống trị sử dụng phục vụ cho các mục đích chính trị. Cụ thể như: “Cuối triều Tùy, luôn luôn có quân nổi dậy tung tin Phật Di Lặc ra đời để hiệu triệu dấy binh chống lại nhà Tùy. Trong chiến tranh giữa Tùy và Đường, võ trang tăng lữ đã giúp đỡ ít nhiều cho cha con Lý Thế Dân” [27; tr.727]. Về mặt có lợi cho quốc gia của Phật giáo, Lý Thế Dân cũng biết lợi dụng triệt để. “Năm
Trịnh Quán thứ ba, đế hạ chiếu kêu gọi tăng sĩ tham dự chiến trận. Chính bản thân đế cũng tham dự hoạt động Phật giáo để cầu xin phúc lộc cho thân thuộc” [27; tr.729]. Ngồi ra cịn tun bố Phật giáo vẫn là tôn giáo được quốc gia coi trọng. Bên cạnh đó, Đường Thái Tơng cịn có làm một việc lớn cho Phật giáo, đó là ủng hộ pháp sư Huyền Trang dịch kinh Phật. Bởi khi pháp sư Huyền Trang đem kinh điển từ Ấn Độ về, chẳng những làm vinh dự cho Tổ quốc và Phật pháp, mà còn giúp quan hệ Trung Quốc và Ấn Độ thêm phần tốt đẹp. Đặc biệt, dưới thời Võ Tắc Thiên, để tranh thủ sự ủng hộ về tư tưởng, bà đã dùng câu chú thích: ““dùng nữ thân làm vua đất nước” trong “Đại Vân kinh” của các tăng lữ Phật giáo, tự nhận mình chính là “nữ thân” trong câu ấy nên xứng đáng làm hoàng đế và từ đó bắt đầu ưu đãi Phật giáo” [27; tr.730-731]. Khi bà mới lên ngôi, lập tức tuyên bố
Phật ở trước, Đạo ở sau. Sau này, Võ Tắc Thiên càng phát triển đủ mọi phương thức bênh vực Phật giáo. Võ Tắc Thiên có liên hệ nhiều với tăng sĩ, bà cho vời các
đại sư Thiền Tông là Thần Tú, Lão An vào hoàng cung bàn Phật học. Tuy nhiên, các vị vua kế tiếp như Đường Trung Tông, Đường Huyền Tông đã sửa đổi chính sách của Võ Tắc Thiên. Hai vị vua này một mặt chấn hưng Nho học, một mặt cũng chấn hưng Đạo giáo, còn đối với Phật giáo họ áp dụng chính sách khơng dung túng quá đáng. Đến thời vua Đường Vũ Tông, ông đã thực hiện chính sách diệt Phật. Tóm lại, trong suốt thời kì Tùy - Đường, các nhân vật cao cấp của Phật giáo luôn ln giữ quan hệ có lúc chặt chẽ có lúc mờ nhạt với cung đình, chính quyền quốc gia, cũng thường do thời thế hoặc do lòng yêu hay ghét khác nhau của giới thống trị đưa ra có lúc khuyến khích, có lúc hạn chế Phật giáo. Nhưng xét về tổng thể, Trung Quốc thời Tùy, Đường là một quốc gia Nho giáo nên họ áp dụng chính sách vừa dung nạp vừa hạn chế Phật giáo.
Như vậy, dưới thời kì Tùy - Đường, Nho giáo là tư tưởng chủ đạo của giai cấp thống trị, còn Đạo giáo, Phật giáo đóng vai trị bổ sung, hỗ trợ cho các chính sách trị quốc, bình thiên hạ của chính quyền.
Có thể nói, với nhãn quan chính trị dung hợp Tam giáo uyển chuyển, các vị vua Lý - Trần và Tùy - Đường, một mặt giới hạn dần vai trò của Phật giáo và Đạo giáo trên địa hạt chính trị, đưa nó về hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tôn giáo - xã hội; Mặt khác tạo những điều kiện nền tảng cho sự phát triển Nho giáo và xây dựng vị thế của Nho giáo trong lĩnh vực chính trị. Điều đó phù hợp với mặt mạnh riêng của mỗi đạo trong việc hình thành thế chân vạc về hệ tư tưởng trong thời kì này. Chính sự khơn khéo trong việc xử lý mối quan hệ nhà nước với tôn giáo, sử dụng thế mạnh của tam giáo trong trị vì đất nước của các vị vua đã tạo ra thời kì bình yên và hùng mạnh lâu dài trong lịch sử của hai dân tộc trong giai đoạn này. Dưới thời Lý - Trần với thời gian tồn tại gần bốn thế kỉ, độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ đã được bảo vệ một cách oai hùng và vẻ vang. Sự đồng tôn tam giáo của các nhà vua là một trong những nguyên nhân thiết lập và thúc đẩy không gian tôn giáo tự do, hịa bình và tươi đẹp trong các thời kì này. Cịn Trung Quốc dưới
thời kì Tùy - Đường, đặc biệt là triều đại nhà Đường đã phát triển cực thịnh về mọi mặt.
2.1.4. Thể hiện trong tư tưởng của các nhân vật lịch sử
Mối quan hệ Tam giáo ở hai thời kì Lý - Trần và Tùy - Đường còn được phản ánh trong tư tưởng của các nhà tư tưởng, nhân vât lịch sử của Việt Nam và Trung Hoa. Dưới đây là tư tưởng của một số nhân vật tiêu biểu:
Viên Chiếu (999-1091), là một vị thiền sư sống dưới triều Lý. Khi được hỏi
về ý nghĩa của Phật và Thánh (Nho), Thiền sư đã đáp: “Trú tắc kim ô chiếu,
Dạ lai ngọc thổ minh” [54]
(Ngày thì mặt nhật sáng soi
Đêm về vằng vặc khung trời ánh sáng).
Như vậy, ngụ ý của Viên Chiếu thơng qua hai câu thơ này đó là ý bảo ứng dụng của Phật và Thánh trong đời khác nhau, nhưng đều nhằm đem lại cho đời ánh sáng (giác ngộ), ví như ngày cần ánh sáng mặt trời, đêm cần ánh sáng vầng