Điều chỉnh mô hình

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kênh bán lẻ của công ty cổ phần công nghiệp cao su miền nam (Trang 92 - 94)

Kết quả khảo sát kênh bán lẻ

4.2.2.3 Điều chỉnh mô hình

Từ kết quả phân tích ở trên ta thấy có bốn yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của kênh bán lẻ tại CASUMINA. Như vậy, mô hình ở sơ đồ 1.4 được điều chỉnh như sau:

Sơ đồ 4.1 – Mô hình hiệu chỉnh các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của kênh bán lẻ

Các giả thuyết:

H1: Chính sách của CASUMINA đối với các đại lý/cửa hàng tốt sẽ làm tăng hiệu quả kênh bán lẻ

H2 : Hình ảnh của CASUMINA tốt sẽ làm tăng hiệu quả kênh bán lẻ (+) (+) (+) Hiệu quả kênh bán lẻ Chính sách của CASUMINA Sự hợp tác vì lợi ích chung Hình ảnh của công ty Nhân sự của CASUMINA (+)

H3 : Sự hợp tác vì lợi ích chung giữa CASUMINA với đại lý/cửa hàng sẽ làm tăng hiệu quả kênh bán lẻ

H4 : Nhân sự của CASUMINA tốt sẽ làm tăng hiệu quả kênh bán lẻ 4.2.2.4 Hồi quy bội

Từ kết quả phân tích như trên, ta thấy có bốn nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của kênh bán lẻ tại CASUMINA. Mô hình hồi qui như sau:

Hiệu quả = ß0 + ß1.Thương hiệu + ß2.Chính sách + ß3.Sự hợp tác + ß4.Nhân sự

Sau khi phân tích ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập (Phụ lục 4A), chạy hồi qui các nhân tố với phương pháp Enter (Phụ lục 4B) và phương pháp Stepwise (Phụ lục 4C), ta thu được kết quả như sau: chỉ có nhân tố Thương hiệu với Sig < 0,05 là có ý nghĩa, thực sự tác động đến hiệu quả hoạt động của kênh phân phối; các nhân tố khác đều không ảnh hưởng.

Bảng 4.3 – Kết quả hồi quy bội

Biến Hệ số beta (ß) Mức ý nghĩa

F1 Thương hiệu 0.412 0.000

F2 Chính sách -0.134 0.246

F3 Sự hợp tác 0.072 0.506

Ghi chú: Biến phụ thuộc là Hiệu quả, biến độc lập là 4 nhân tố R2 = 17,9%; F = 19,235; Sig = 0,000

Ta có mô hình hồi qui sau:

Hiệu quả = 2,037 + 0,436 . Thương hiệu

Kết luận: nhân tố cuối cùng tác động thực sự đến hiệu quả hoạt động của kênh bán lẻ tại CASUMINA là Thương hiệu (do Sig < 0,05). Từ bảng 4.3 ta thấy: nhân tố Chính sách, Sự hợp tác, Nhân sự đều có Sig > 0,05 nên ta loại bỏ giả thuyết H1, H3, H4.

Kiểm định các vi phạm giả thiết:

 Kiểm định F có Sig < 0,05 cho biết mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc là tuyến tính (Phụ lục 4E).

 Đồ thị phân bố phần dư có dạng gần phân phối chuẩn (Phụ lục 4F), do đó ta có thể kết luận rằng giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm.

 Để củng cố thêm kết luận về phân phối chuẩn của phần dư ta vẽ đồ thị P-P Plot (Phụ lục 4G), kết quả cho thấy các điểm không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kênh bán lẻ của công ty cổ phần công nghiệp cao su miền nam (Trang 92 - 94)