Người Xứ Nghệ thích thơ ca, thích hát, có thể nói là hơn cả thích kể chuyện. Cho nên thơ ca dân gian Nghệ - Tĩnh có thể ví như một dòng sông bắt nguồn từ những mạch sâu kín qua nhiều thời đại, mang theo tâm tư, tình cảm, ước mơ con người Việt Nam trên mảnh đất này. Nó không ngừng tỏa khí mát bồi bổ mạch hào hứng cho quần chúng cần lao của các địa phương. Nó cũng không ngừng đem nước và màu mỡ đến tưới tắm cho nền thơ ca nhạc dân tộc. Chính nguồn thơ ca nhạc dân gian này đã sản sinh không ngớt những nghệ sĩ bình dân nổi tiếng được nhân dân từng vùng, từng thời ca ngợi, đã góp phần bồi dưỡng nhiều tài năng lỗi lạc của nhân dân. Cũng không phải ngẫu nhiên mà có người cho rằng hát phường vải bằng văn lục bát không những ảnh hưởng đến văn phái Hồng Sơn mà còn nuôi dưỡng cho sự phôi thai của áng văn tuyệt diệu Truyện Kiều [7, tr.151]. Một nhà nghiên cứu văn học dân gian cho rằng : “Theo tôi thì từ
Hồng Sơn là một con bướm vàng rực rỡ đã dạo qua lầu hương phấn của chùm hoa phong dao”[7, tr.252].
Các thể loại hát nói ở Nghệ - Tĩnh chỉ nói phần ngữ văn còn lưu lại cũng đã vô cùng phong phú. Mỗi một đêm hát ví sẽ đẻ ra hàng trăm câu lục bát sáng tác tại chỗ, mà không phải câu nào cũng bị lãng quên. Một số không ít trong đó sẽ được đọng lại trong kí ức của quần chúng : người kể chuyện cũng như thính giả. Một làng như làng Hậu Luật (Diễn Châu) đã tìm thấy trên mấy trăm bài vè truyền miệng mà trong đó phần nhiều là trữ tình và hầu hết là do tác giả người làng sáng tác.
Đồng dao : Đồng dao được một số nhà nghiên cứu coi để chỉ lời hát của trẻ con hoặc dành cho trẻ em mà trước đây có người gộp cả vào với vè. Đồng dao lại là những trò chơi của trẻ em gắn liền với lời trong một thể nguyên vẹn.
Ca dao và dân ca : Nghệ - Tĩnh có kho ca dao riêng của mình khá phong phú. Đó là chưa kể đến những câu ca dao phổ biến trong nước mà người Xứ Nghệ cũng quen sử dụng. Về hình thức, nó cũng sử dụng các lối lục bát, lục bát biến thể, và rất ít song thất lục bát...Dĩ nhiên tìm hiểu ca dao ở đây phải phân biệt nó với những câu ví, câu hò nhưng cũng nên biết một số câu, những đoạn gốc từ hát ví, hát giặm hoặc truyện vè hay được nhiều người tán thưởng, sẽ có thể lần lượt tham gia vào kho tàng ca dao. Ví dụ :
- Bạn đến ngoài cửa thì vô
Rượu quỳnh tương đang rót, con mực khô đang vùi - Ra về răng được mà về,
Câu thơ ba chữ rành rành
Chữ “trung”, chữ “hiếu”, chữ “tình” là ba.
Cũng như tục ngữ Nghê - Tĩnh, ca dao Nghệ - Tĩnh thỉnh thoảng có xen vào những từ địa phương, thậm chí còn xen vào cách phô diễn tự nhiên mộc mạc của ngôn ngữ địa phương.
Vợ anh anh lấy đã lâu
Đố ai lắm ruộng nhiều trâu vô giành Đố ai lấy được vợ anh
Thì anh cho một cẳng
Chân đi lủng lẳng như cẳng đánh cù Đã thù thì anh thù cho nốt
Nhà thì anh đốt khói bay lên trời….
Nhìn chung, ca dao Nghệ - Tĩnh cũng mượt mà bay bướm như ca dao phổ biến. Tuy nhiên yếu tố địa phương vẫn chưa thoát khỏi được, dường như nhiều bài, nhiều câu còn truyền đến nay, lời văn đã qua nhiều lần chỉnh sửa cho phù hợp với âm thanh, nhạc điệu cũng như từ ngữ của ngôn ngữ phổ biến Việt Nam nên có nhiều câu nghe êm ái :
Anh thương em vô giá quá chừng
Trèo truông quên mệt, ngậm gừng quên cay
Từ “vô giá quá chừng” vừa có sự lặp về âm thanh, vừa có cảm giác nhân lên về số lượng.
Một số đơn vị ca dao Nghệ - Tĩnh khi lưu hành ở các vùng trong nội bộ tỉnh cũng đã sản sinh ra một vài dị bản. Chẳng hạn câu sau đây ở vùng Nghi Xuân :
Thuyền không đậu bến Giang Đình Ta không ta quyết lấy mình mà thôi
Nhưng khi lưu hành ở các vùng khác thì thường được hát là :
Thấy anh thơ thẩn một mình em thương
“Cái trữ tình của ca dao Xứ Nghệ cũng đến độ thắm thiết và tế nhị. Cũng như ca dao phổ biến với những bộ phận nói về tình yêu trai gái, ta gặp lại ở đây những lời ướm hỏi tình tứ, những lời trao duyên tế nhị, những câu thề nguyền gắn bó. Ta cũng thường gặp lại những mối tình éo le với mọi nỗi lo lắng giận hờn, buồn tủi. Dù cảnh ngộ nào, tâm trạng của họ cũng tỏ ra lành mạnh, trong sáng chứ không yêu đuối, buông xuôi, bi quan”[7,tr.257]. Có những câu ca dao dùng hình ảnh rất quen thuộc ở nông thôn để nói lên sự ràng buộc của số phận :
Khi đi lúa chửa lổ(trỗ) vè Khi về lúa đã vàng hoe cả đồng
Màu lúa chín ở đây rất đẹp, đồng thời ngầm bao hàm cái phấn khởi hả hê của nhà nông.
Lại cũng như tục ngữ, đại bộ phận ca dao thường là phiếm chỉ. Kho tàng ca dao Nghệ - Tĩnh còn lại hiện nay hầu hết bị xóa nhào thời điểm sáng tác. Cá biệt có một số đơn vị qua nội dung ý nghĩa có thể đoán nó ra đời vào triều đại nào, hoặc giai đoạn nào trong trường kỳ lịch sử.
Đọc một số câu ca dao ta nhận thấy mâu thuẫn gia đình cũng thường được phản ánh trong ca dao một cách dí dỏm nhưng với thái độ bất khuất, quyết liệt của nàng dâu :
Cha chồng là lông con lợn hạch Mẹ chồng là đách con lợn lang Nàng dâu mới về là hoàng thái hậu
Dưới chế độ phong kiến hà khắc, tình yêu nam nữ không hề thuận buồm xuôi gió “ cái duyên kia nó trục trắc, cái phận kia nó trục trặc” là việc thường xảy ra. Vì thế mà trong kho tàng ca dao ở đây nếu có những đơn vị nói lên cái ngọt bùi, thì cũng không thiếu những đơn vị phản ánh cái cay đắng của tình yêu :
Năm xưa anh đứng cội cây sung Em đứng cội cây dừa
Nước mắt anh chảy xuống như mưa Ướt một cái quần cái áo
Cái quần anh vắt chưa ráo Cái áo anh vắt chưa khô
Giừ thầy mẹ em đem gả bán nơi mô?
Nỏ bõ công anh băng Hán vượt Hồ tìm em.
Cái trào phúng trong ca dao Xứ Nghệ cũng là nét đáng giới thiệu. Thông thường là châm biếm những thói hu tật xấu trong nội bộ nhân dân với nụ cười thường nhẹ nhàng, nhưng đôi khi cũng không kém phần gay gắt. Ví dụ như để nói về những kẻ siêng ăn nhác làm, vụ lợi, ngoa ngoắt.
- Có tiền thì mụ chèo cho
Không tiền thì mụ quanh co dưới rào. - Mắt thì như cái nồi ba
Mồm bằng cái rổ, nói ngoa nhất làng
Vè : Ở Xứ Nghệ bên cạnh kho ca dao còn có cả một kho vè còn phong phú và đa dạng hơn rất nhiều. Vè có giống với ca dao, đôi lúc dễ lẫn với ca dao, vì “nhìn bề ngoài hai bên đều là những bài hát ngắn sáng tác bằng thể văn dân tộc, hơn nữa cả hai bên đều thể hiện cuộc sống bằng những phương pháp giống nhau” [7, tr.262]. Vè chủ yếu là tường thuật sự việc, nếu có làm nhiệm vụ gì đi chăng nữa thì thông qua phương pháp kể chuyện hoặc phối hợp với kể chuyện. Vè là loại văn ký sự nên được người bình dân sử dụng vào nhiều trường hợp cần ghi nhớ. Cái chất trữ tình của vè cũng nồng nàn thắm thiết hoặc ai oán buồn rầu gần như cái chất trữ tình của ca dao.
Nếu như ca dao làm nhiệm vụ phản ánh một cách cô đọng nỗi đau khổ nhục nhã của người đàn bà chịu phận lẽ mọn thì cũng với nhiệm vụ ấy, thì vè trình bày một cách dông dài hơn, đầy đủ tình tiết hơn, do đó cái chất trữ tình cũng thấm đậm hơn :
Chồng chung khổ lắm ai ơi!
Ai bước chân vô đó không ăn ngồi được mô Quyền bán với quyền mua
Thì là em không có Đâm gạo với xay ló Thì em đã có phần,
Đập đất với khiêng phân
Đây là một bài vè có bố cục mở đầu, có kết thúc nhưng toàn bằng kể lể sự việc.
Một số làn điệu dân ca : Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được, như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu ca dao Còn dân ca là câu hát đã thành khúc điệu. Dân ca là những bài hát có nhạc điệu nhất định, nó ngả về nhạc nhiều ở mặt hình thức, nó là nhạc do tiếng của con người đưa ra từ cổ họng. Xét về nguồn gốc phát sinh thì dân ca khác với ca dao ở chỗ nó được hát lên trong những hoàn cảnh nhất định, hay ở những địa phương nhất định. Dân ca thường mang tính chất địa phương, còn ca dao thì ngược lại, dù nội dung của bài ca dao có nói về một địa phương cụ thể nào, thì nó vẫn đươc phổ biến rộng rãi.