Đây là câu tục ngũ dài nhất trong kho tàng tục ngữ Nghệ - Tĩnh và trường hợp tục ngữ 36 âm tiết này đặc biệt hiếm có trong tục ngữ Việt .
. Nhịp 4/4/4/4/4/4/4/4/4 : Lắm ló Xuân Viên / lắm tiền Hội Thống / lắm nống Do Nha / lắm cà Lộc Châu / lắm dâu Cẩm Mỹ / lắm bị kẻ Găng / lắm nống Do Nha / lắm cà Lộc Châu / lắm dâu Cẩm Mỹ / lắm bị kẻ Găng / lắm măng kẻ Cừa / lắm bừa Trung Sơn / lắm cơn Yên Xứ.
Nhịp điệu cũng là một yếu tố quan trọng làm tăng tính bền vững và giá trị nhạc điệu cho tục ngữ. Chính nhịp điệu có tác dụng làm cho dễ nói, nhất là những câu tục ngữ không có vần hoặc vần dài. Việc ngắt nhịp ở tục ngữ cũng góp phần chuyển tải nội dung ý nghĩa, do vậy, ngắt nhịp sai nhiều lúc chúng ta không thể hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ đó.
Chung quy lại, tục ngữ trong phương ngữ Nghệ - Tĩnh có đặc trưng khác biệt so với tục ngữ trong tiếng Việt văn hoá. Tục ngữ trong tiếng Việt văn hoá có từ 4 âm tiết và 14 âm tiết là dài nhất. Trong lúc đó, tục ngữ trong phương ngữ Nghệ - Tĩnh có từ 4 âm tiết đến 36 âm tiết. Dạng ngắt nhịp cũng có những đặc trưng riêng. Sự ngừng ngắt của nhịp bao giờ cũng gắn liền với nội dung cụ thể từng loại tục ngữ. Hơn thế sự ngừng nhịp luôn gắn với sự hiệp vần và cấu trúc từng vế trong tục ngữ.
Nhờ sự tổ chức vần điệu, tục ngữ không còn là những lời nói bình thường mà là một lối nói ví von, có cách điệu. Tuy chưa phải là thơ ca nhueng mọi quy tắn gieo vần, ngắt nhịp trong thơ ca truyền thống đều tìm thấy trong tục ngữ. Có người cho tục ngữ là loại trung gian giữa lời nói và thơ ca.
2.2.3. Đặc điểm về từ ngữ
Trong đời sống thường nhật, ta gặp rất nhiều cách “nói một đằng, hiểu một nẻo”, “nói vậy mà không phải vậy”…Ca dao, tục ngữ là kết tinh lời ăn tiếng nói của nhân dân trong giao lưu, sinh hoạt rất đa dạng, phong phú, bởi vậy hiện tượng trên cũng khá phổ biến; có trường hợp nghe cái hiểu ngay, cũng có trường hợp kín đáo, lại diễn đạt thông qua hình ảnh nên
rất khó nhận biết. Bản thân tục ngữ lại là một câu nói ngắn gọn, cô đúc, hàm súc và đa nghĩa. Khảo sát về tục ngữ Nghệ - Tĩnh, chúng tôi thấy từ ngữ trong tục ngữ mang những đặc điểm sau :
Đặc điểm thứ nhất của từ ngữ trong tục ngữ là ở chỗ nó rất đích đáng, sắc sảo mà vẫn hết sức giản dị. Từ ngữ trong câu tục phải đích đáng, sắc sảo để đảm bảo tính chất tối ưu cho không gian ngôn ngữ của câu tục ngữ; đồng thời, nó đích đáng, sắc sảo mà vẫn giản dị vì tục ngữ là hình thức tinh luyện của khẩu ngữ dân gian (Theo Thi pháp tục ngữ Việt Nam ). Muốn đi sâu vào đặc điểm này nên tập trung sự quan sát vào bộ phận vị ngữ trong câu tục ngữ, cụ thể là những động từ và những tính từ chỉ tình thái hay tính chất.
Xứ Nghệ nổi tiếng cả nước và thế giới bởi nhiều lẽ. Không chỉ là đất “địa linh nhân kiệt” phong cảnh hữu tình, “non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ”; không chỉ bởi có nhiều đặc sản mà Xứ Nghệ còn nổi tiếng bởi cách mời khách trịch thượng, khí khái. Có lẽ cũng chỉ người Nghệ mới có cách mời như thế. Tuy nhiên, cái mà người Nghệ gây ấn tượng nhất lại chính là nơi điển hình cho sự lưu giữ các từ cổ. Nhiều từ hiện chúng ta đang dùng có mặt trong ngôn ngữ của người Mường, anh em sinh đôi của người Việt cổ như trôốc (đầu), chưn- chin (chân), gấy (vợ), nhôông (chồng), đi rông - ti dông (đi chơi) , khun (khôn), tru(trâu), cụng (cũng), Mơờng(mừng)
Ví dụ :
- Đi cúi trốôc về cúi tai.
- Mơờng như cha chết sôống lại.
- Ôông kể côông ôông đi cày, côông mụ nấu nác cụng tày côông ôông
- Buồn như anh mất gấy(vợ).
Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân cũng vậy. Những xống trong áo xống, pheo trong tre pheo, qué trong gà qué, má trong chó má, cộ trong xe cộ, vv…hầu như không hề xa lạ.
Điều thú vị là ngay những câu tục ngữ dùng đến 9/10 từ Hán- Việt cũng vẫn giữ được đặc điểm này. Ví dụ, trong câu:
Vô phúc đáo tụng đình, tụng đình rình vô phúc
Chỉ có một từ rình là thuần Việt, lại là một từ thông tục. “Nhưng được đặt vào ngữ cảnh Hán- Việt trang nghiêm, đã biến cả câu thành “nửa Hán nửa Nôm” và tự nhiên toát ra ý vị hài hước suồng sã, do đó đã đóng vai trò nổi bật trong việc biểu đạt tinh thần câu tục ngữ: Vừa vạch trần công lý, vừa khuyên răn những ai có máu kiện cáo, xưa kia. Cũng nên biết rằng những câu tục ngữ có nội dung hài hước hoặc châm biếm có chủ tâm thường có ý nghĩa răn dạy”[9, tr.8].
Điều đặt biệt mà ta có thể nhận thấy đó là trong tục ngữ Nghệ - Tĩnh ta bắt gặp nhưng từ ngữ như mô, tê, răng rứa. Những từ ngữ chỉ có thể tìm thấy ở địa phương Nghệ - Tĩnh.
Đặc điểm thứ hai cũng rất tiêu biểu của từ ngữ trong câu tục ngữ, là tính hình ảnh của sự diễn đạt những khái niệm, những ý tưởng trừu tượng. Ở đây, biện pháp được sử dụng rộng rãi hơn cả vẫn là biện pháp so sánh(theo Thi pháp tục ngữ Việt Nam). Trong tục ngữ, xét chung, có ba loại quan hệ so sánh . “So sánh là phương thức diễn đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu lại hình tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia”[9, tr.10].
Có thể xét đến các kiểu so sánh sau :