Đặc trưng vần, nhịp và từ ngữ 1 Đặc điểm về vần

Một phần của tài liệu (Trang 67 - 69)

. Giữa các vế có sự cân bằng (đôi khi chỉ là cân bằng tương đối) về số lượng từ và sự đối ứng về từ loại, từ nghĩa của những từ đồng vị [9,

2.2.Đặc trưng vần, nhịp và từ ngữ 1 Đặc điểm về vần

2.2.1. Đặc điểm về vần

Nói đến tục ngữ không thể không nhắc đến vần hoặc nhịp điệu. Cũng như những câu tục ngữ của người Việt, vần trong tục ngữ Xứ Nghệ cũng rất phong phú và đa dạng không kém một thể loại thơ ca nào. “Vần là yếu tố quan trọng để tạo nên dáng vẻ của thơ ca và sự khu biệt giữa thơ và văn xuôi, thực hiện chức năng liên kết mạch thơ, gợi tả và nhấn mạnh sự ngừng nhịp”[9, tr.90]. Vần trong tục ngữ Nghệ - Tĩnh không chỉ thực hiện đầy đủ những chức năng trên mà còn mang những đặc trưng, đặc sắc riêng biệt của phương ngữ so với tục ngữ Việt nói chung.

Khó có một ngôn ngữ nào mà thơ ca lại không có vần. Chỉ có điều cách xác định và đặc trưng của vần trong các loại hình là khác nhau. Theo chúng tôi, bản thân tục ngữ là một thông báo, một câu, một thông điệp nghệ thuật và chính thế nó có khả năng bao chứa trong đó rất nhiều nét khác biệt so với các đơn vị địa danh – thành ngữ. Trong tục ngữ, vần hết sức phong phú, linh hoạt, bắt với nhau rất tự nhiên mà tài tình và không tùy tiện cốt lấy sự “xuôi tai, vần vè”. Hiện tượng gò chữ ép vần rất hiếm thấy trong tục ngữ.

Chức năng của vần trong tục ngữ là sự liên kết, ta đang xét nó ở trên trục ngang nên nếu coi tục ngữ dù dài ngắn khác nhau là một dòng thì vần ở đây là vần lưng. Những câu tục ngữ 4 tiếng thường có cấu trúc đan chéo hoặc cấu trúc cân đối như ta đã biết.

Như vậy, “cùng kiểu câu có cấu trúc đối xứng với trục đối xứng ẩn, nhưng gieo vần sát hay gieo vần cách là do cùng một quy tắc chi phối đó là quy tắc “cách gieo vần phụ thuộc vào chức năng của vần”, chủ yếu là chức năng từ vựng của vần, tức là vai trò và tác dụng làm nổi bật những từ được láy âm của nó. Quy tắc này cũng giống như quy tắc “nhịp tự nhiên cũng là nhịp lôgic” đã nói ở trên, cả hai đều diễn dịch cùng một nguyên lý chung là “hình thức phục tùng nội dung”[9, tr.98]. Có thể mở rộng ra, có trường hợp những câu tục ngữ tuy có cấu trúc hai vế nhưng không đối xứng chặt chẽ và có trường hợp những câu tục ngữ có cấu trúc tự do.

Như chúng ta đã biết, ở dạng thức đầy đủ, âm tiết tiếng Việt có 5 thành phần cấu tạo: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu. Trong đó âm chính và thanh điệu là hai yếu tố không thể vắng mặt trong một âm tiết. Trong tục ngữ Nghệ - Tĩnh có các loại vần sau : ít tục ngữ không có vần, đa số tục ngữ có vần. Trước hết là bộ phận tục ngữ không có vần, qua tư liệu của chúng tôi, loại vần này chiếm tỉ lệ 37%. Cụ thể có các câu tục ngữ : Ăn lươn trút nhớt vô đúa, ăn mận uống nước đỏ da, Buôn trầu gặp trời nắng, buôn đàng gặp mưa…

Tiếp theo là bộ phận tục ngữ có vần. - Vần liền :

Vần liền là loại vần nối đính giữa hai vế tục ngữ với nhau hay có thể diễn đạt khác đi là âm tiết cuối của vế trước bắt vần với âm tiết đầu của vế sau:

Ví dụ : “ Nam nắng hôm, nồm nắng mai”, “ Tức cái phận, giận cái duyên”, “ Ăn mấn vấn cột cau”, “Bác một trự, mự cũng một đồng”, “ Ăn cơm tấm ngấm về sau”…

Vần liền xuất hiện trong những câu tục ngữ có cấu trúc đối xứng mà trục đối xứng ẩn. Tuy nhiên, khảo sát kỹ hơn ta sẽ thấy trong những câu tục ngữ có cấu trúc đối xứng với trục đối xứng ẩn xuất hiện cả vần cách.

- Vần cách :

Một phần của tài liệu (Trang 67 - 69)