Đời sống sinh hoạt xã hộ

Một phần của tài liệu (Trang 44 - 50)

- Hát ví Nghệ Tĩn h: Hát Ví Nghệ Tĩnh là những loại dân ca xuất hiện trong nghề nông và nghề thủ công Có nhiều điệu hát ví như: hát

Chương Hai Tục ngữ Nghệ Tĩnh nhìn từ phương diện nội dung

2.1.2. Đời sống sinh hoạt xã hộ

Cùng với tục ngữ nói về các hiện tượng tự nhiên và quan hệ của con người với giới thiên nhiên thì tục ngữ nói đời sống sinh hoạt xã hội cũng đã ra đời từ rất sớm.

Trước hết đó là những câu tục ngữ nói về những tập quán sinh hoạt gia đình và xã hội phù hợp với những hình thái tổ chức cộng đồng của con người trong các giai đoạn phát triển xã hội khác nhau từ chế độ công xã nguyên thủy đến các chế độ xã hội có giai cấp. Trong vốn tục ngữ người Việt cũng như tục ngữ Nghệ Tĩnh còn lưu lại cho đến nay, có những câu đã ra đời từ thời công xã nguyên thủy, phản ánh những tập quán sinh hoạt phù

hợp với những hình thái hôn nhân, gia đình. Tục ngữ là cả một kho tàng lý sự, chân lý từ kinh nghiệm nhưng tục ngữ còn có một nội dung lịch sử, cho biết về một số hiện tượng lịch sử và xã hội.

Trong kho tàng tục ngữ Nghệ - Tĩnh cũng có những câu giống với tục ngữ Việt Nam được nhân dân sử dụng để ghi lại các dấu ấn của thời kì lịch sử xã hội: "Con dại cái mang", "Miếng trầu là đầu câu chuyện", "Ăn lông ở lỗ", "Con đóng khố, bố ở truồng"… Đặc biệt ở Xứ Nghệ có những câu rất riêng phản ánh tàn dư của xã hội công xã nguyên thủy trong xã hội phong kiến. Những câu như “Chút kít (cứt) đàn ông bằng một công đàn bà”, “Chửa hoang ràng buộc”. Ngày xưa quan niệm phong kiến xem thường người phụ nữ, những người đàn ông bao giờ cũng hơn phụ nữ về mọi mặt nhất là việc làng nước và các công việc nặng khác. Người dân Nghệ - Tĩnh cho đến nay vẫn có câu quen thuộc: Lăng xăng chi mấy ả nớ, chút kít đàn ông bằng một công đàn bà.

Tục người con gái đi lấy chồng xa, con gái đi lấy chồng lại về nhà mẹ đẻ ở một thời gian, người phụ nữ sinh con đầu lòng phải về nhà mẹ đẻ của mình; những lần sinh sau mới về nhà chồng…phổ biển trên nhiều địa phương trên đất nước ta, ngay cả ở Nghệ - Tĩnh cho đến nay vẫn có nhiều vùng duy trì tập tục đó. Câu tục ngữ “ Con so về nhà mẹ, con dạ về nhà chồng” chính là một trong những câu tục ngữ phản ánh đặc điểm trên của xã hội người Việt nói chung

Có những câu tục ngữ như “ Con gấy(gái) mà lấy chồng xa như con lợn béo khái tha lên rừng”. Quan niệm của người xưa cho rằng con gái đi lấy chồng xa là coi như mất đứa con, bởi ngày xưa điều kiện giao thông khó khăn, người con gái đi lấy chồng xa là biệt tăm, mất tích, không mấy khi về thăm được cha mẹ mình. Hay có câu “ Con gấy mà lấy tra dòng

như nước mắm cốt chấm lòng lợn siu (thiu)”. Ở đây để chỉ sự bất tương xứng đến bi hài trong cảnh ngộ người con gái tân lấy phải người đàn ông đã từng có vợ, nhất là người ấy đã quá già. Câu tục ngữ “ Con so về nhà mẹ, con dạ về nhà chồng” chính là một trong những câu tục ngữ phản ánh đặc điểm trên của xã hội người Việt nói chung.

Có câu: Bên ngoại thương nỏ bằng bên nội ghét. Quan niệm này là sản phẩm của chế độ phụ hệ. Cái gì bên nội cũng tốt hơn, có giá trị hơn bên ngoại. Quan hệ bện nội là quan hệ huyết thống nên chi phối mọi quan hệ khác.

Ông cha ta có câu : “Miếng ngon nhớ lâu, lời đau nhớ đời”, trên khắp các miền đất nước, gần như vùng nào cũng đều có những món ăn nổi tiếng, được tục ngữ ghi lại như là những đặc điểm địa phương, tô điểm cho bức tranh về thị hiếu và tập quán ăn uống của nhân dân những màu sắc vô cùng đa dạng. Khi khảo sát về tục ngữ Nghệ - Tĩnh, chúng tôi còn nhận thấy có một bộ phận tục ngữ phản ánh những danh lam thắng cảnh, của ngon vật lạ của mỗi vùng trong Nghệ - Tĩnh. Xin được dẫn ra tục ngữ dài nhất và rất nhiều địa danh : lắm ló Xuân Viên, lắm tiền Hội Thống, lắm nống Do Nha, lắm cà Lộc Châu, lắm dâu Cẩm Mỹ, lắm bị Kẻ Găng, lắm măng Kẻ Cừa, lắm bừa Trung Sơn, lắm cơn Yên Xứ. Tất cả các địa danh này đều thuộc Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Mỗi khu vực, vùng nổi tiếng về sản phẩm, nét riêng và khu vực Nghệ - Tĩnh cũng như thế. Ai về Hà Tĩnh thì về mặc áo lụa Hạ uống chè Hương Sơn. Lụa Hạ, chè Hương Sơn là những đặc sản của Hà Tĩnh. Đây là câu ngạn ngữ nói lên niềm tự hào của người Hà Tĩnh xưa về những đặc sản quê hương.

Cá sông Giăng măng chợ Cồn: sông Giăng và chợ Cồn đều thuộc huyện Thanh Chương, Nghệ An. Trai Cát Ngạn gái Đô Lương, Cát Ngạn nay là xã Cát Văn, huyện Thanh Chương và Đô Lương là một huyện thuộc Nghệ An. Trai Cát Ngạn gái Đô Lương nổi tiếng buôn bán táo tợn, đanh đá:

Gái này là gái Đô Lương Gái buôn nái tấm, gái lường vải con Gái này là gái chả con

Gái lường chợ Điếm, gái buôn chợ Dừa

( Ca dao)

Chúng tôi xin dẫn ra một số câu tục ngữ để chứng minh cho nhân định trên : “Cầu Rú Hống, mống Tả Ao”, “Trai Đông Thái gái Yên Hồ”, “ Bánh đa chợ Cày bánh tày chợ Voi”, “ Bưởi Phúc Trạch cam bù Hương Sơn hồng vuông Thạch Hà”, “Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn”, “Cửa Hội khó vào, cửa Trào khó ra”…

Không chỉ có vậy tục ngữ còn ghi lại những đặc điểm tổ chức, thể chế xã hội, phản ánh quan hệ tổ chức gia đình, huyết thống. Ta bắt gặp những câu tục ngữ quen thuộc như “Phép vua thua lệ làng”, “Đất có lề, quê có thói”. Nói về tính độc lập tương đối giữa các làng xã với nhau và mối quan hệ giữa làng xã với nhà nước phong kiến. “Sống lâu lên lão làng”, “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”. Những câu tục ngữ này nói về uy tín và quyền lực của người già, đây là những tàn dư của chế độ lão quyền thời kỳ chế độ công xã.

Tục ngữ là một kho tàng văn học quí báu được ông cha ta đúc kết từ những kinh nghiệm thực tiễn đời sống, từ đó làm cơ sở để giáo dục con

người trong cách đối nhân xử thế. Quan hệ gia đình bắt nguồn từ huyết thống, dòng họ “Chim có tổ, người có tông” ,“Cây có cội, nước có nguồn” ,“Người có họ, cọ có bụi” (dân tộc Thái)... Nghệ - Tĩnh có câu : “ Cơn (cay) có cội (gốc ) sông có nguồn”, ý là khuyên con người luôn ý thức cội nguồn.

Phong tục Việt Nam rất coi trọng gia đình, bắt đầu từ tình cảm cha mẹ đối với con cái, qua tục ngữ, đều quý trọng và chăm lo giáo dục con cái từ tuổi bé thơ: “Dạy con từ thuở còn thơ” (dân tộc Việt, Thái, Tày), “Cây bé uốn thẳng, cây cao uốn gãy” (dân tộc Tày)... Tình mẫu tử với đức hi sinh của người mẹ được thể hiện trong tục ngữ các dân tộc: “Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo phần con” .Vị trí của người cha trong gia đình được coi là chỗ dựa, trụ cột: “Con có cha như nhà có nóc”; “Con không cha mẹ như ong không tổ”. Về đạo làm con đối với cha mẹ, trước hết là biết ơn cha mẹ đã sinh ra mình, nuôi dưỡng mình lúc trẻ, vì thế, khi cha mẹ già, con cái phải là chỗ dựa của cha mẹ. Những điều này tưởng rằng quá bình thường, có tính chất bổn phận của con cái, thế mà vẫn có những trường hợp phải phê phán, nhắc nhở về những thái độ, hành vi không tốt của con cái. “Có cha mới có con, có khung mới có cửi” , “Trẻ cậy cha, già cậy con”, “Trẻ con dựa bố mẹ, già cả nương con cái”, “Con nỏ chê cha mẹ khó chó nỏ chê chủ nghèo” thì việc trái phải phê phán là: “Cha bòn con bỏ”, “Con không nghe mẹ cha, mắm không nghe muối ắt là mắm ươn”. Cũng có những câu tục ngữ như : “ Cha truyền con nối”, “Con nối cha mần (làm) ra nổi ngọn”.

Một trong những đề tài nổi bật của hệ thống tục ngữ là quan hệ gắn bó giữa những thành viên trong gia đình. Tình huynh đệ cùng chung máu mủ phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, "Anh em như chân

như tay", cho nên mới có lời khuyên "Anh em chém nhau bằng sống, không ai chém nhau bằng lưỡi" - người xưa dạy anh em có bất bình với nhau thì dùng lưng con dao mà chém lấy lệ cho đã tức, chứ đừng dùng lưỡi dao mà giết nhau thật. Ngoài ra khi khảo sát về tục ngữ chúng tôi bắt gặp những câu như : “ Anh em ghét nhau ốm đau tìm đến”, “ Anh thuận em hòa là nhà có phúc”. Quan hệ máu mủ, ruột rà chi phối mọi quan hệ mọi quan hệ khác, dù có xích mích thì khi gặp khó khăn vẫn phải giúp đỡ nhau. Đã là anh em thân thích thì không nên cạn tình nghĩa với nhau. Anh em trong nhà mà hòa thuận với nhau là một niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi gia đình mà người xưa cho rằng đó là do phúc đức hiền nhân để lạị.

Trong quan hệ vợ chồng, điểm nổi bật là tục ngữ các dân tộc đều thống nhất ca ngợi sự chung sống hoà thuận để bảo đảm hạnh phúc cho gia đình, cho bản thân và con cái: “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”; “Thuận vợ thuận chồng tát ao sâu cũng cạn”. Xứ Nghệ có những câu tục ngữ như : “Vợ chồng trẻ đi ẻ cụng nhớ”, “Vợ ở mô thủ đô ở đó”.

Tình thương yêu chính là cơ sở để bồi đắp tình cảm, là niềm tin để vượt qua bão táp và xây dựng gia đình hạnh phúc . Dù thời gian có trôi đi, cuộc sống có thiếu thốn, thế giới có thay đổi nhưng tình cảm thì không bao giờ thay đổi. Đó chính là ân nghĩa là lẽ sống mà mỗi người cần phải có. Nếu sống chỉ biết nghĩ đến vật chất mà quên đi quan hệ huyết thống đang trân trọng thì sẽ không bao giờ nhận được hạnh phúc

Qua những câu tục ngữ trên ta thấy được những lời răn dạy quí báu của ông cha ta, đó chính là hành trang bước vào đời của mỗi con người. Qua đó ta nhận thức được trách nhiệm, bổn phận của mình không chỉ là hiểu mà còn phải giữ gìn tình cảm gia đình bằng tất cả lí trí và hành động của

mình bởi gia đình là cái nôi vững chắc để đào tạo một con người trưởng thành.

Một phần của tài liệu (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)