Thể loại tục ngữ trong kho tàng văn học dân gian Nghệ Tĩnh

Một phần của tài liệu (Trang 33 - 34)

- Hát ví Nghệ Tĩn h: Hát Ví Nghệ Tĩnh là những loại dân ca xuất hiện trong nghề nông và nghề thủ công Có nhiều điệu hát ví như: hát

1.2.3. Thể loại tục ngữ trong kho tàng văn học dân gian Nghệ Tĩnh

Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có ý nghĩa hàm súc do nhân dân lao động sáng tạo nên và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ra đời từ thời nguyên thủy bắt nguồn từ lối nói ẩn dụ cụ thể trên cơ sở những quan sát thực tế về hiện thực khách quan. Xung quanh vấn đề về thời điểm ra đời của tục ngữ có nhiều ý kiến khác nhau. Vũ Ngọc Phan cho rằng tục ngữ ra đời “ vào thời kì mà tiếng nói đã phát triển ,cho phép tổ tiên ta sáng tạo nên những câu vần vè ”. Cho dù có nhiều ý kiến đi chăng nữa nhưng có thể tin rằng đó là một thời điểm rất xưa, khi mà trình độ tổ chức chưa phát triển thì tục ngữ đã ra đời.

Như đã nói ở trên, ở Nghệ - Tĩnh cũng như ở các địa phương khác từ lâu đời, kỹ thuật trong sản xuất, kinh nghiệm trong đời sống thường được tóm tắt bằng những lời tục ngữ, phương ngôn và sự kiện lịch sử, đặc điểm địa lý...cũng thường được ghi lại đôi nét trong những bài vè, bài ca...

Tục ngữ Nghệ - Tĩnh rất phong phú. Tục ngữ Nghệ - Tĩnh có một số câu giống với tục ngữ Bình Trị Thiên, cụ thể là Quảng Bình, mặc dù trong đó có khi thay đổi một vài từ. Ví dụ : Nhét cua lòi giam (Nghệ - Tĩnh) Nhét cá lòi giam (Quảng Bình). Trai nhiều đời vợ cửa nhà tan tác, gái nhiều đời chồng chú bác say no( Nghệ - Tĩnh) – Trai nhiều vợ cửa nhà xơ xác, gái nhiều chồng chú bác được nhờ (Quảng Bình).

Trong tục ngữ có chứa đựng ngoài vốn từ ngữ dân tộc, có khi là tiếng cổ, có khi là tiếng địa phương. Do đó, có một số câu tuy phổ biến, nhưng trong đó có những tiếng quen dùng của Xứ Nghệ nên có thể nhận ra nó từ Nghệ - Tĩnh đóng góp vào kho tàng chung.

Theo thống kê của chúng tôi trong Từ điển thành ngữ, tục ngữ Nghệ - Tĩnh có tất cả 1894 mục từ, trong đó 998 thành ngữ và 896 tục ngữ. Rõ ràng, tục ngữ là câu, là thông điệp nghệ thuật nên chúng chứa đựng rất nhiều thông tin về những kiểu loại khác nhau, trong đó xuất hiện nhiều địa danh. Và thường ta thấy trong mỗi địa danh thường gắn với kinh nghiệm sản xuất, gắn với dự báo thời tiết, gắn với đặc sản, nghề nghiệp...hoặc những nét riêng về sự học hành, đỗ đạt...và ngay cả những thói xấu. Nói chung là nội dung thể hiện hết sức phong phú, và nó được thể hiện như thế nào trong tục ngữ chúng ta sẽ khảo sát ở các chương sau.

Một phần của tài liệu (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)