So sánh khi sử dụng câu tục ngữ vào các hoạt động suy nghĩ, nói năng, ứng xử : Cẳm rẳm(cằn nhằn) như kẻ Trằm mất khế, Con không đẻ

Một phần của tài liệu (Trang 82 - 86)

năng, ứng xử : Cẳm rẳm(cằn nhằn) như kẻ Trằm mất khế, Con không đẻ tkhoong thương, của không mần không tiếc…

Cấu trúc câu tục ngữ có tính chất bền vững, được xây dựng bởi ba loại vật liệu chính là từ ngữ, nhịp và vần. Những vật liệu này được kết hợp chặt chẽ, hài hòa với nhau để tạo ra sức biểu đạt hoàn hảo của câu.

Tiểu kết :

Tục ngữ là một thể loại cực kỳ ngắn gọn, cô đúc, giàu hình tượng, một thể loại đầy chất trí tuệ. Nó có tầm phủ sóng rộng và phổ biến trong mọi đối tượng vào loại bậc nhất trong các thể loại văn học dân gian. Mỗi câu tục ngữ là một câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, diễn đạt một ý trọn vẹn. Về mặt cấu trúc, câu tục ngữ có nhiều nét đặc sắc, trong đó có những đạce điểm về từ ngữ, về vần điệu, về nhịp điệu. Tóm lại, tính nghệ thuật của câu tục ngữ thể hiện ở tính cân đối của cấu trúc, ở tính hình tượng của từ ngữ, ở tính nhịp nhàng và tính nhạc của nhịp và vần… của nó.

KẾT LUẬN

Chúng tôi đã dẫn dắt các bạn dạo qua một trong những vườn hoa tương đối sum suê, rực rỡ của văn học dân gian Tổ Quốc. Mặc dù có nhiều vấn đề, nhiều ngõ ngách còn thưa thớt, đơn sơ và nói chung chỉ là ngắm vội lướt nhanh, mặc dù người hướng dẫn chưa phải là kẻ hiểu biết sành sỏi, nhưng hi vọng sẽ làm nổi bật được một số nét tiêu biểu về cái đặc sắc đồng thời cũng là cái chân chất của Xứ Nghệ.

Là một phần máu thịt của Việt Nam, Nghệ -Tĩnh có một kho tàng văn học dân gian rất phong phú, trong đó tục ngữ là một bộ phận đặc biệt của đời sống văn hoá Xứ Nghệ. Bên cạnh những đặc điểm chung về tính hàm súc của tục ngữ như các dân tộc khác, tục ngữ Nghệ - Tĩnh còn có những nét độc đáo tạo nên từ truyền thống văn hóa phong tục. Đi đi sâu tìm hiểu về đặc điểm tục ngữ Nghệ - Tĩnh ta sẽ bắt gặp được phong tục tập quán, lối

sống, tín ngưỡng, tính cách, đời sống lao động của người dân Xứ Nghệ được phản ánh trong đó. Đồng thời thấy được nghệ thuật sử dụng từ ngữ, cách gieo vần , nhịp hết sức tài tình qua đó thấy được những nét giống nhau và khác nhau của tục ngữ nơi đây so với tục ngữ các địa phương khác và tục ngữ Việt. Nếu như văn học dân gian là “dư âm của quá khứ đồng thời là tiếng vang to lớn của hiện tại thì người Nghệ - Tĩnh đã tự hào có một nền văn hóa dân gian chân chính của mình, ngược lại nền văn hóa dân gian đó đã tác động đến lòng tự hào của các thế hệ sau như một sức mạnh truyền cảm. Là những người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Xứ Nghệ chúng tôi trân trọng nền văn hóa đó, tiếp bước xây dựng một nền văn hóa kế chân nền văn hóa dân gian cổ truyền.

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban nghiên cứu lịch sử Nghệ Tĩnh (1980), Danh nhân Nghệ - Tĩnh, tập 1, Nxb Nghệ - Tĩnh, Vinh.

2. Ban nghiên cứu lịch sử Nghệ Tĩnh (1980), Danh nhân Nghệ - Tĩnh, tập 2 , Nxb Nghệ - Tĩnh, Vinh.

3. Ban nghiên cứu lịch sử Nghệ Tĩnh, Những vấn đề lịch sử Nghệ - Tĩnh số 1, Nxb Nghệ - Tĩnh, Vinh.

4. Nguyễn Nhả Bản (chủ biên),(2001), Bản sắc văn hóa người Nghệ - Tĩnh, Nxb Nghệ An, Vinh.

5. Nguyễn Nhả Bản, Địa danh trong tục ngữ Nghệ Tĩnh, Tạp chí văn hóa dân gian số 3(123), Hà Nội, Viện nghiên cứu văn hóa, 2009. 6. Nguyễn Nhả Bản (chủ biên),(2005), Từ điển thành ngữ, tục ngữ

7. Nguyễn Đổng Chi (chủ biên),(1995), Địa chí văn hóa dân gian Nghệ - Tĩnh, Nxb Nghệ An, Vinh.

8. Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang (1975), Tục ngữ Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.

9. Phan Thị Đào (1997), Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam, Nxb Thuận Hóa.

10. Chu Trọng Huyến (2004), Tìm hiểu tính cách người Nghệ, Nxb Nghệ An.

11. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2002), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Lê Đức Luận (2005), Bài giảng Văn học dân gian (lưu hành nội bộ), Đà Nẵng.

13. Lê Đức Luận (2005) Bài giảng Thi pháp văn học dân gian (lưu hành nội bộ), Đà Nẵng.

14. Thanh Lưu (2005), Xứ Nghệ quê tôi, NXB Nghệ An

15.Vũ Ngọc Phan (1978), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.

Nguồn dữ liệu : 16. www.google.com 17. www.nghean.com 18. www.tailieu.vn

Một phần của tài liệu (Trang 82 - 86)