Một số nội dung thể hiện 1 Đời sống lao động sản xuất

Một phần của tài liệu (Trang 36 - 44)

- Hát ví Nghệ Tĩn h: Hát Ví Nghệ Tĩnh là những loại dân ca xuất hiện trong nghề nông và nghề thủ công Có nhiều điệu hát ví như: hát

Chương Hai Tục ngữ Nghệ Tĩnh nhìn từ phương diện nội dung

2.1. Một số nội dung thể hiện 1 Đời sống lao động sản xuất

2.1.1. Đời sống lao động sản xuất

Trải qua bao thế hệ cha ông ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và dự báo những hiện tượng tự nhiên như nắng, mưa, gió rét, bão lụt có ảnh hưởng đến mùa màng, thời vụ. Những kinh nghiệm máu xương của bao đời được tích tụ trong những câu tục ngữ, ca dao về trồng lúa, trồng cây, chăn nuôi…

Trong suốt thời kỳ xã hội phong kiến, lao động sản xuất của nhân dân ta chủ yếu vẫn là lao động nông nghiệp. Về mặt kỹ năng lao động, nhân dân ta vẫn chủ yếu dựa vào sự hiểu biết và những phát minh có tính chất kinh nghiệm chủ nghĩa mà hầu hết được tổng kết lại trong các câu tục ngữ. Tìm hiểu về tục ngữ Việt Nam cũng như tục ngữ Nghệ - Tĩnh, có thể thấy được vai trò và sự phổ biến rộng rãi của tục ngữ nói về thiên nhiên và thời tiết, nói về kinh nghiệm sản xuất và chăn nuôi trong nhân dân ta như thế nào trong suốt mấy nghìn năm trước đây.

Phản ánh thời tiết: Nghệ - Tĩnh là khu vực có khí hậu khá đặc biệt, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Nghệ -Tĩnh hằng năm phải chịu đựng một đợt gió Tây Nam, nó mang cái nóng rang bụi khô thu góp từ lục địa xa xôi trút về đây, tăng nhiệt độ cao về mùa hè. Nơi đây cũng phải chịu những trận bão xuất phát từ Thái Bình Dương (khoảng các tháng 7,8,9 hoặc muộn hơn). Chính đặc điểm tự nhiên đã góp phần hình thành tính cách con người Nghệ - Tĩnh, đó là đức tính cần cù trong lao động, chịu khó, chịu khổ, khô khan nhưng rắn rỏi kiên cường. Lăng – đơ viết trong

Chuyện kể và truyền thuyết Việt Nam cho rằng : “Nghệ - Tĩnh dân chúng say sưa lao động và cam chịu đựng trước sự bạc bẽo của đất đai mà nó phải yêu mình”[10, tr.152].

Lao động nông nghiệp, ngư nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu. Tục ngữ ta có câu “ Bơ bãi không bằng phải thì”. Tục ngữ nói về các hiện tượng thời tiết thể hiện óc nhận xét tinh tế của nhân dân. Người Nghệ - Tĩnh thường có câu: Biết được sự trời mười đời không khó, ý nói là người nào mà nắm được quy luật của thiên nhiên thì không để cho mình đói rét nhưng điều đó phải nói là rất hiếm. Tuy nhiên trong thực tiễn sản xuất, họ cũng thấy được quan hệ nhân quả giữa hiện tượng khí hậu với đời sống của động vật, thực vật và cũng thường theo dõi những phản ứng của chúng trước những thay đổi của thời tiết, dự kiến nắng mưa, bão lụt để làm nông vụ.

Cho đến nay thì người Nghệ - Tĩnh vẫn quen với lịch âm lịch hơn là dương lịch, vì vậy phân phối công việc đồng áng họ thường dựa vào âm lịch. Là một vùng thiên tai gần như liên tục, nên người Nghệ - Tĩnh có nhiều kinh nghiệm dự đoán thời tiết, có thể nói họ rất thính đối với các hiện tượng mưa, nắng, bảo lụt. Do thời tiết khắc nghiệt nên yêu cầu về mưa của người nông dân chủ yếu thường vào những kỳ hạn hán. Nhìn mây họ có thể đoán biết có mưa hay không, mưa lâu hay chóng… Mây vỡ trút thì mưa, mây nhả bừa thì nắng; Mây kéo xuống bể trời nắng chang chang, mây kéo lên ngàn trời mưa như trút.

Mặt khác, ở mỗi địa phương lại có cách xem mây đoán thời tiết riêng của mình, chẳng hạn: Vùng Nghi Lộc: Khi mô rú Quyết có mây, Cửa Lò có chớp ngày rày hẳn mưa. Vùng Nam Đàn: Bao giờ Đại Huệ mang tơi, rú Đụn đội nón thì trời hẳn mưa. Vùng Can Lộc, Đức Thọ: Núi Hồng mang

ngàn Hống mấy đời cũng mưa.

Ban đêm trông trăng sao, ban ngày nhìn nắng hay nghe sấm cũng có thể biết mưa hay không, ví dụ : Mây che sao Đẩu lấy chậu đựng mưa, trăng phạm sao Tất, một khắc thì mưa; Thế gian chẳng biết thì lầm, trời sấm ầm ầm là trời chưa mưa.

Dự đoán về gió bão lụt, chủ yếu xem ráng trời buổi chiều hôm hặc xem cầu vồng mống (cầu vòng cụt) và những hiện tượng khác. Nếu mống cho biết là trời sắp mưa to, hoặc thậm chí là lụt lội, thì ráng sẽ cho biết dấu hiệu của gió bão. Đây là những câu: Mống dài trời lụt, mống cụt trời mưa; Bao giờ chớp bức sang Đông, ráng lòe phương Bắc mưa dông rõ ràng.

Ở mỗi địa phương cách xem mống và sổ tùy thuộc vào vị trí của hiện tượng. Ví dự vùng Diễn Châu, Yên Thành: Mống Cấm, mống Thơi, không động trời cũng cặn (đục) nước; Sổ quàng Rông, hướng Đông thì bão; Sổ quàng Lạch lau lách phơi khô...

Vùng Hưng Nguyên, Đức Thọ : Mống con Mèo, leo lên chạn; Trổ Đồng Và, dở nhà không kịp.

Vùng Kỳ Anh : Chớp Mũi Dao, dỡ hàng rào mà nấu.

Những ngư dân làm ăn ngoài khơi thuộc hải phận Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc cũng dặn nhau: bao giờ ráng Mấu Hống Mê, thuyền câu thuyền lưới chèo về cho mau.

Vì vậy nên thời tiết là mối quan tâm của người dân, nó có ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt, nó tác động đến sinh hoạt của sinh vật, nó cũng ảnh hưởng đến trồng trọt, thời vụ.. Ngoài một số câu phổ biến như: Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa; Gió bấc hiu hiu, sếu kêu trời rét... Xứ Nghệ còn có cả một kho kinh nghiệm lưu truyền riêng trong địa phương.

Về thực vật có cây sanh cây dừa, khi đầu rễ phụ (gọi là giọt) ra mầm trắng sẽ có mưa. Cây sim, cây du da sai quả là báo hiệu năm nay sẽ đại hán, ngược lại nếu cây móc, cây nhãn sai quả thì hay xảy ra mưa to, có thể gây lụt. Có những câu tục ngữ như : Lắm sim thì sắm đòn xóc, lắm móc thì sắm áo tơi; Sây(sai) sai đại hạn, sây nhạn(nhãn) được mùa, sây cua thì lụt.

Nông dân, ngư dân Xứ Nghệ tỏ ra có sự lưu tâm quan sát khí tượng bằng cách dùng một số động vật, thực vật làm đối tượng. Nhiều hiện tượng như vậy được ghi lại bằng tục ngữ. Thực tế cho thấy một số loại động vật có khả năng dự đoán về tình hình thời tiết. Gà có linh tính biết trước mưa nắng, cả đàn nếu đi ăn về chuồng sớm là trời còn nắng, về muộn là trời sắp mưa. Ong bay từng đàn đi kiếm ăn thì mưa: Tháng năm cho chí tháng mười, con Ong lên Trụ thì trời lại mưa; Chuồn chuồn đã dạo, không bão thì lụt. Đặc biệt kiến là một loại động vật rất mẫn cảm với mưa bão : Kiến đen leo ngược, trời mưa như trút, kiến đen xuống hang trời nắng chang chang; Khi nào nhạn nở nhiều hoa, kiến leo cột nhàm chạy lụt cho mau.

Người xứ Nghệ tuy coi ếch là món ăn nhưng lại cho ếch là con vật liên quan mật thiết đến mưa nắng. Nếu trời đang nắng lâu tự nhiên có ếch kêu có thể là sẽ có mưa to: Ếch oa gọi ra mưa rào.

Tháng sáu, tháng bảy âm lịch cá ở ruộng đẻ trứng, xem cá con nhiều ít cũng có thể biết được mưa nắng “gáy giếc đẻ nhiều thì đông xuân mưa gió phải thời; Rô nhiều thì rét tợn, leo nhiều thì năm sau đại hạn”.

Qua kinh nghiệm lâu đời, dân Xứ Nghệ đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm về mưa bão trong một năm. Đó là khoảng tháng 8, tháng 9 âm lịch, là tiết “ Mưa dầm gió đông bắc, gió đến thì mưa, gió đi thì tạnh”.

Bão thường nổi lên vào thời kỳ rươi đẻ, nên người dân xứ Nghệ thường gọi là bão rươi: Con ơi nghe lấy lời cha, mồng năm tháng chín thật là bão rươi; Tháng chín bảo rươi, tháng mười bão cá.

Hai mươi tháng mười: Mưa gọi là mưa lấp trộ cá, người dân xứ Nghệ thường có câu: Hai mươi tháng chín mưa lấp trộ rươi, hai mươi tháng mười mưa lấp trộ cá.

Hai mươi tháng ba cũng có thể còn có bão lụt : Ông tha mà bà chưa tha, đánh một trận lụt hâm ba tháng mười; Lụt ông chưa ra, lụt bà đã vô, lụt cô lại đến.

Hằng năm khoảng giữa tháng năm cho đến khoảng tháng sáu dương lịch gần như chỉ riêng xứ Nghệ có một thứ gió thổi từng cơn dài ngắn, khởi điểm từ rất xa, qua lục địa Miến Điện, Thái Lan, Lào đã bị hun đốt rồi vượt dãy Trường Sơn thổi tới đây. Bùi Dương Lịch đã nói đến loại gió này như sau : “Khi sắp có gió ấy thì trống canh một sấm chớp nhoáng, khí trời nóng, có những đám mây nhạt bay rải rác trên bầu trời, cũng có khi mưa nhỏ độ một khắc canh. Lúc gió đến thì tiếng gió thổi vào rừng rú, nhà cửa như sấm vang...”. Dân xứ Nghệ gọi đây là gió Nam, và vì từ phía Lào thổi tới nên gọi là gió Lào.

Nông dân xứ Nghệ ngày xưa thường có thói quen xem các dấu hiệu để đoán mùa màng được hay mất :

- Chó ăn lúa, mèo ăn cám là hiện tượng bất thường và đó cũng là triệu chứng không tốt đối với mùa màng: “ Chó ăn đá, gà ăn sỏi”, “Chó ăn lúa, mèo ăn cám”

- Từ giao thừa trở đi người ta chú ý lắng nghe loại chim hay loại thú nào kêu tiếng đầu tiên, dân gian có câu: Cú kêu tốt ló, vọ kêu tốt tằm, tu hú kêu tốt cả mùa năm mùa mười.

Bà con nông dân sản xuất nông nghiệp thường có câu: Muốn ăn lúa tháng năm, xem trăng rằm tháng tám; Muốn ăn lúa tháng mưởi, xem trăng mồng tám tháng tư. Đêm mồng 8 tháng 4, trăng hơi lùm là được mùa, hơi lõm là thua. Còn có câu : Trăng đầy thì hơn, trăng bằng thì thường, trăng lưng thì kém; Nhất rầm rì, nhì quang sáng tỏ.

Nông dân xứ Nghệ xưa phổ biến có tập quán xem ngày Đông chí (22- 12) để dự đoán số phận lúa tháng năm và xem Tua rua để biết thời hạn làm vụ mùa. Tháng mười: thì xem Tua rua, tháng năm: Đông chí nửa mùa mới lên.

Đặc biệt nông dân xứ Nghệ còn xem cả tháng đủ tháng thiếu để dự đoán được hay mất: Thiếu tháng giêng mất khoai, thiếu tháng hai mất đỗ, thiếu tháng tư mất tằm, thiếu tháng năm mất lúa, thiếu tháng tám mất ngư, thiếu tháng tư mất trúc. Tuy nhiên trong những việc quan sát nói trên của người dân thì ít nhiều mang yếu tố duy tâm, thế nhưng nó phản ánh nỗi lo lắng của con người trước sự bất trắc của thiên nhiên.

Ở một số địa phương như Can Lộc, Thạch Hà, trước khi chuẩn bị đưa lúa ra gieo hoặc ngâm giống, người ta chú ý không cho động đến kim chỉ vì tin rằng đồ kim chỉ có tác động xấu đến sự nảy nở của hạt thóc. Ở Hương Sơn, Đức Thọ khi phơi bồ để đựng thóc thì kiêng không úp bồ xuống, có nơi không vét hết thóc cũ, vẫn để dính bồ dù chỉ một vài hạt, lấy ý không bao giờ sạch bồ.

Ở nhiều địa phương sau lễ xuống cấy, nhà trung lưu thường thuê phường để kịp thời giải quyết những đám ruộng đã cày bừa kỳ. Và để đãi phường sau khi công việc hoàn tất, nhà chủ thường có một bữa ăn tươm hơn ngày thường, gọi là lễ dán tay, cũng có nơi gọi là lễ rửa tay. Tuy nhiên trong quá trình lao động thì có nhiều vấn đề xảy ra ngoài ý muốn và đã được phản ánh lại trong tục ngữ. Có những câu phản ánh đấu tranh giữa những người làm thuê với chủ ruộng. Ví dụ: Vợ dại thì đã có chồng, chau lên bóng nước chớ gồng má(mạ) ra – Má ra thì mặc má ra, chau kêu, bóng nước thì ta cùng về. Câu này ý nói là trời đã săp tối mà địa chủ còn cho người gánh thêm một số mạ ra, để bắt người làm thuê cấy gắng. Nếu bắt cấy gắng thì ta cấy cho to bụi để cho mau hết mà về.

Trong nông nghiệp, kiến thức về trồng trọt là mối quan tâm chủ yếu của nhà nông. Ở địa phương Nghệ - Tĩnh có rất nhiều tục ngữ đúc kết kinh nghiệm sản xuất làm ăn, chủ yếu là kỹ thuật nông nghiệp, các nghề thủ công cùng mọi điều thưởng thức gia đình...Trong số những câu này còn có nhiều câu cũng được lưu truyền ở một số địa phương khác.

Trong trồng trọt, nông dân Xứ Nghệ quan tâm đến việc để giống, nắm vững nguyên tắc : Tốt giống, tốt má, tốt mạ tốt lúa. Họ cũng răn con cái trong gia đình những cái mà chúng coi thường, có thể dễ quên : Khoai lang bù rợ, cà pháo thuốc lào, cho ghẹo làm sao, cũng giữ lấy giống. Trong trồng trọt, khâu làm mạ là khâu quan trọng , có giống lúa tốt, nhưng để có mạ tốt phải chuẩn bị khâu làm đất trên mạ vì: con hư tại mẹ, má (mạ) hư tại trưa. Tiếp đến là kinh nghiệm làm đất cấy: Ruộng già bừa, trưa già cày. Nhân dân Xứ Nghệ có những câu tha thiết dặn dò : Cơm ăn một bát sao no, ruộng cày một lượt sao cho đành lòng; Cày lặp tốt ló, nói lặp khó nghe.

Về thổ sản, nghề nghiệp: Vùng núi thường ngợi ca nhiều về những thu hoạch ngoài lúa khoai. Ở đây ngoài ruộng nương dân cư còn có vườn trại, năng suất đã cao mà có lụt hạn thì cũng ít bị ảnh hưởng, nhất là những vùng đất bazan năng suất lại càng cao. Tục ngữ Nghệ - Tĩnh có câu: Nhất mẫu trạch, bằng bách mẫu điền; Trầu rừng, cau rễ, thuốc xanh, ai muốn về kẻ Nậu với anh thì về; Kẻ Chảo đất đỏ như son, trầu lộc lắm lá, cau non lắm tiền.

Người dân cho rằng trồng cau ngoài cái lợi về quả còn có cái lợi phú về củ, vì: Trăm cấy chuối không phải mua rau, trăm cây cau không phải mua củi. Ở những vùng núi củi, tranh dường như là mối lợi vô tận : Ai về Dị Nậu thì về, bứt tranh đốn củi là nghề ăn chơi.

Tục ngữ Nghệ - Tĩnh có câu: Nhất mẫu trạch, bằng bách mẫu điền; Trầu rừng, cau rễ, thuốc xanh, ai muốn về kẻ Nậu với anh thì về; Kẻ Chảo đất đỏ như son, trầu lộc lắm lá, cau non lắm tiền.

Những vùng có những nghề phụ và nghề thủ công cũng cho phép tăng thêm thu nhập đáng kể ngoài nông nghiệp: Nón Hạ Thao quai vàng, khuyên em về Kẻ Trổ để đàng vét mê; Em là con gái làng Bèo, hết mùa cấy giặm em trèo lên khung.

Vùng duyên hải, nơi hoạt động của nghề chài lưới và công nghệ dựa vào hải sản : Ai về Cửa Hội quê tôi, cá thu, cá nục, cá mòi thiếu chi; Nước mắm Cương Gián, ruốc bể (mắm tôm) Vạn Phần.

Vùng đồng bằng ngoài lúa khoai bông vải còn còn có nghề phụ cổ truyền mò cua bắt ốc của con nhà nghèo. Tuy chân lấm tay bùn, nhưng người mò cua bắt ốc cũng có cái tự phụ của họ: “ Muốn ăn cơm ngon lấy

con nhà đi mót, muốn ăn canh ngọt lấy cháu nhà bắt cua; Đàn bà người ta đánh giặc giặc thua, đàn bà làng Vình lùa cua đồng Choèn”

Tục ngữ về lao động sản xuất thể hiện tinh thần sáng tạo của nhân dân trong lao động song chủ yếu là kinh nghiệm thực tiễn. Nhiều kinh nghiệm chỉ phản ánh những biểu hiện cụ thể của những quy luật tự nhiên ở địa phương, từng thời điểm nhất định. Tục ngữ nói về các hiện tượng tự nhiên và kinh nghiệm lao động sản xuất là một bộ phận tri thức khoa học kỹ thuật dân gian của người Việt xưa. Tri thức này có phần chính xác, song mới chỉ là những giá trị như là những kinh nghiệm thực tiễn, nên không khỏi có phần sai lệch trong những trường hợp nhất định. Nội dung tục ngữ về lao động sản xuất lại có ý nghĩa như là những tập quán sản xuất, cho nên cũng phản ánh được một số đặc điểm truyền thống trong nền văn hóa vật chất của nhân dân ta thời xưa nói chung và người dân Nghệ - Tĩnh nói riêng. Và trên thực tế cho thấy đến nay một số tập quán vẫn được người dân áp dụng, nhưng cũng có nhiều tập quán cần phải loại bỏ do yêu cầu áp

Một phần của tài liệu (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)