Hình tượng con người Nghệ Tĩnh qua tục ngữ 1 Triết lý nhân sinh

Một phần của tài liệu (Trang 50 - 54)

- Hát ví Nghệ Tĩn h: Hát Ví Nghệ Tĩnh là những loại dân ca xuất hiện trong nghề nông và nghề thủ công Có nhiều điệu hát ví như: hát

Chương Hai Tục ngữ Nghệ Tĩnh nhìn từ phương diện nội dung

2.2. Hình tượng con người Nghệ Tĩnh qua tục ngữ 1 Triết lý nhân sinh

2.2.1. Triết lý nhân sinh

Tục ngữ là một tổng kết những kinh nghiệm sống, là một triết lý nhân sinh về sống ở đời, giữa những con người khác, một nghệ thuật xử thế và làm người. Một kho luân lý dân gian, qua đó phản chiếu tinh thần của cả một dân tộc. Luân lý, triết lý nhân sinh này song hành với tư tưởng luân lý Nho giáo chính thức của triều đình, chính trường.

Trong khi phản ánh , một cách trực tiếp hay gián tiếp những thi hiếu và tập quán sinh hoạt về mọi mặt của nhân dân ta thời kì phong kiến, tục ngữ không chỉ có giá trị lịch sử mà còn có giá trị lớn về tư tưởng. Thông qua việc phản ánh lối sống của thời đại, tục ngữ đã ghi nhận, đã củng cố giữ gìn và truyền bá lại nhiều truyền thống tốt đẹp hình thành trong quá trình lao động sản xuất, sinh hoạt cộng đồng, đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc của nhân dân ta.

Trước hết, đó là truyền thống nhân đạo gắn liền với tư tưởng về lao động sáng tạo, coi lao động là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá con người. Trong kho tàng tục ngữ người Việt, nhiều câu tục ngữ đã đề cao giá trị của con người: “ Người ta là hoa đất”, “ Người sống đống vàng”, “Một mặt cười hơn mười mặt của”, “ Người sống của còn, người chết của hết”, “Của một đồng công một nén”, “ Có làm có ăn”. Xứ Nghệ cũng có những câu tục ngữ nói triết lý nhân sinh về con người, cụ thể :

“Có làm hàm nhai, không làm hàm nhịn”, “ Có khó mới có miếng ăn”, “ Ngài ở có nhân, mười phần nỏ khốn”, “ Hay mần (làm) đầu quang mặt sạch, chẳng hay làm đầu rách mặt dơ”...

Gắn liền với truyền thống đạo đức đó là hàng loạt những truyền thống đạo đức hình thành trong lao động của người dân Nghệ - Tĩnh để duy trì và phát triển cuộc sống. Đó là đức tính cần cù và tinh thần lao động sáng tạo:

“ Có khó mới có miếng ăn”, “Có kiêng mới lành, có dành mới lưa(còn)”,

Đời người được mấy gang tay, ai hay ngủ ngày chỉ được nửa gang”, “Hay ăn thì bần, hay mần thì giàu”, “ Làm ruộng ăn cơm nằm, chăn tằm ăn cơm đứng”, “ Trâu hay không ngại cày trưa”, “ Có miếng còn hơn có tiếng”, “ Ăn cơm tấm ngấm về sau”...

Hà Tĩnh là một vùng đất cằn cỗi, đói nghèo nên từ xưa dân chúng đã rất tằn tiện tính toán cái ăn để duy trì sự sống: “ Ăn bựa (bữa) mai nhớ để cổ(củ) khoai bựa mốt”... Từ bao nhiêu thế kỷ, mặc dù hoàn cảnh có những lúc cực kì khó khăn, nhưng những thế hệ con người ở đây vẫn bám đất để sinh tồn, kiên trì chịu đựng những thử thách của thiên nhiên, hỏng cuộc này bày cuộc khác. Điều đó đã được ông cha ta ghi lại trong rất nhiều câu tục ngữ để thể hiện đức tính kiên trì ,giàu nghị lực và tinh thần lạc quan của người dân Xứ Nghệ : “ Còn nước còn tát”, “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “ Kiến tha lâu cũng đầy tổ”, “ Có công mài sắt có ngày nên kim”, “ Sông có khúc, người có lúc”... Kho tàng luân lý của tục ngữ căn bản dạy con người đức tính cần cù, lạc quan: "Còn nước, còn tát". Phải luyện tập để "chân cứng đá mềm" đối chọi với mọi hoàn cảnh. Tục ngữ đề cao đức thanh liêm: "Tốt danh hơn lành áo"; "Đói cho sạch, rách cho thơm"; “Đừng bán gia tài mua danh phận", vì miếng ăn dễ thành miếng nhục và cũng dễ thay đổi con người, "no nên bụt, đói nên ma",

Có ý kiến cho rằng : “Trong cuộc sống những lúc vui mừng cũng như khi gặp cảnh khó khăn hoạn nạn, nhân dân Nghệ - Tĩnh có truyền thống chung lưng đấu cật, giúp đỡ lẫn nhau, bát cơm chia nửa, manh áo mặc

chung, khi cần thì sẵn sàng xả thân vì nghĩa cả để giữ gìn quê hương, đất nước. Tình làng nghĩa xóm luôn được đùm bọc, giữ gìn. Thương yêu đoàn kết, thống nhất ý chí và nghị lực đã gắn bó nhân dân Nghệ - Tĩnh thành một sức mạnh đủ để vượt qua những gian khó, hiểm nghèo. Tình mến yêu và lòng tự hào về quê hương đã là động lực nhắc nhở con người Nghệ - Tĩnh làm tròn nghĩa vụ đối với tổ quốc” [4, tr. 151]. Cùng với những truyền thống đạo đức được hình thành trong lao động để duy trì và phát triển cuộc sống, thì trong bộ phận tục ngữ Nghệ - Tĩnh cũng có hàng loạt những câu phản ánh những truyền thống đạo đức hình thành trong sinh hoạt cộng đồng và đấu tranh xã hội để duy trì những mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau, đó là lối sống tình nghĩa. Cũng như mọi người dân Việt, những con người Xứ Nghệ vẫn lưu truyền đạo lí ấy: “ Chị ngã em nâng”, “ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “ Bầu ơi thương lấy bì cùng tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “ Ăn bát cơm dẻo nhớ nẻo đường đi”.

Những câu tục ngữ nói về sức mạnh của tập thể như: “ Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, “Đông tay hơn hay làm”, “Khôn lỏi đâu bằng giỏi đàn”, “Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm”...

Những câu tục ngữ đề cao giá trị của đạo đức, cái đẹp về tâm hồn danh dự:

“ Đói cho sạch rách cho thơm”, “Ăn cơm tấm ngấm về sau”, “Ăn ham chắc, mặc ham bền”, “ Đói cho sạch rách cho thơm”, “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”, “Miếng ăn là miếng nhục”.

Quý trọng quan hệ cộng đồng “Bán chị em xa mua láng giềng ghin”,

“Ăn với chòm với xóm”, “ Đói khó đất ni hơn giàu đất khác”. Quan niệm ngày xưa, làm ăn sinh sống, xây dựng tổ ấm gia đình không đâu bằng quê

hương bản quán, nơi mà mọi người thân tộc quây quần có thể nương tựa vào nhau.Chúng ta đều biết, "làng là tế bào sống của xã hội người Việt, là sản phẩm tự nhiên tiết ra từ quá trình định cư và cộng cư của người Việt trồng trọt. Con người cộng cư trong cộng đồng làng, trước hết phải cộng cảm để được bà con láng giềng, làng nước yêu thương giúp đỡ, hơn là sống ích kỷ, vườn tược rào chắn, chông gai tấp đầy, tường cao cổng kín, lúc nào cũng cửa khóa then cài, chỉ bo bo giữ của nhà mình không nghĩ đến ai, thờ ơ với mọi đau khổ, bất hạnh, mất mát của người khác". Ở Xứ Nghệ có lối sống đạo lý ấy là do bà con quan niệm rằng: "Yêu con người, mát con ta", "Giữ của cho người tức là giữ của cho mình"; "Xởi lởi trời cho, lo xo trời co lại...". Họ ghét lối sống "Của ai phận nấy", "Ai có thân người ấy lo, ai có bò người ấy giữ", "Đèn nhà ai, rạng nhà nấy", "Ruộng nhà ai thì nấy đắp bờ", "Cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại".... Họ đề cao lối sống: "Thương người như thể thương thân", "Lá lành đùm lá rách", "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ".... Họ coi "Làm phúc như làm giàu", "Làm phúc không cần được phúc", "Khó giúp nhau mới thảo, trừ nợ không ơn"... Tục ngữ người Thái ở miền núi Nghệ An cũng có những câu: "Đống của thua đống người", nên khuyên nhau ăn ở phải có đạo đức, có nhân nghĩa: "Nước có nhiều sóng, người phải có chữ nhân", sống với nhau phải biết đùm bọc nhau: "Ăn có đũa, ở có đàn", đừng có tự kiêu tự phụ mà có lúc sẽ bị mọi người xa lánh: "Đứng một mình cao, đứng cao một mình"

hoặc: "Giỏi một mình không ai đoái, tài một mình không ai hay". Bởi vì đồng bào biết rằng : "Góp tay chung ngón" tức là con người phải gắn bó với cộng đồng.

Những điều rút từ tục ngữ người Việt và người Xứ Nghệ cho ta thấy rằng: Trong một hoàn cảnh thiên nhiên tai quái, vừa quan ức hiếp, nhà giàu bóc lột, những bất hạnh luôn rình rập, cái đói nghèo đe doạ thường

xuyên, dạy cho họ đã cộng cư phải cộng cảm mới cộng sinh được phải cộng cảm khi đã cộng cư.

Tục ngữ cũng có những câu phê phán những người đạo đức giả : “ Ăn xong quẹt mỏ”, “Qua cầu rút ván”, “Qua truông trật cạc cho khái”, chỉ những hạng người bội bạc , được người khác cưu mang, giúp đỡ mà chóng quên, hoặc chỉ những kẻ không biết điều, chỉ biết hưởng của người ta mà không biết đến nghĩa vụ của mình.

Đồng thời, tục ngữ cũng nêu lên kinh nghiệm đánh giá, xét đoán con người qua hình dạng, tác phong, cách ăn nói : “ Những người miệng rộng răng thưa, ăn không nói có phô (nói) thừa phô (nói) hô”, “Ăn nhiều thì béo khun khéo gì mà khen”, “ Chó trụp (cụp) tai ngài (người) nạc mặt( dày mặt)”, “ Cổ cao ba ngấn, tóc quấn ba vòng”. Theo người xưa thì đây là tướng quý của phụ nữ: cổ cao tóc dài là người đẹp, hiền thục, có hậu.

Một phần của tài liệu (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)