Chương B a: Tục ngữ Nghệ Tĩnh nhìn từ phương diện hình thức

Một phần của tài liệu (Trang 61 - 63)

- Hát ví Nghệ Tĩn h: Hát Ví Nghệ Tĩnh là những loại dân ca xuất hiện trong nghề nông và nghề thủ công Có nhiều điệu hát ví như: hát

Chương B a: Tục ngữ Nghệ Tĩnh nhìn từ phương diện hình thức

thức

3.1. Đặc điểm câu tục ngữ

3.1.1. Tính chất súc tích ,ngắn gọn của tục ngữ

Câu tục ngữ mang tính chất ngắn gọn, xúc tích và bền vững bao giờ cũng có tính chất khái quát cao. Tục ngữ là câu nói tóm gọn, gạt bỏ những từ đệm, những quan hệ từ, có khi còn tỉnh lược cả bộ phận ngữ pháp chính của câu : “ Vụng chèo khéo chống”

Tính chất ngắn gọn, cô đúc là một đặc điểm nổi bật của tục ngữ. Tục ngữ càng dài càng xa với đặc trưng của thể loại và khi dài đến một mức độ nào đó thì nó hết tính tục ngữ mà hóa thành ca dao. Do cô đúc về mặt từ ngữ nên ý nghĩa càng xúc tích và kết cấu trở nên chặt chẽ, bền vững, tục ngữ thành ra có thể vận dụng vào nhiều ý.

Câu tục ngữ bao giờ cũng rất ngắn gọn, câu ngắn nhất chỉ có bốn tiếng như:

- Xán rá đá niêu

- Kẻ ngái người ghin

Câu tục ngữ dài nhất có 36 âm tiết – điều mà chúng tôi không tìm thấy trong tục ngữ Việt Nam: lắm ló Xuân Viên, lắm tiền Hội Thống, lắm nống Do Nha, lắm cà Lộc Châu, lắm dâu Cẩm Mĩ, lắm bị kẻ Găng, lắm măng kẻ Cừa, lắm lừa Trung Sơ,n lắm cơn Yên Xứ.

Khảo sát về tục ngữ Nghệ - Tĩnh chúng tôi nhận thấy thường thường là những câu từ bốn đến mười âm tiết :

- Gà mô ấp ổ nớ

- Cấy phải trông trồng phải chăm

- Ả em du nói tru thành bò

- Con du vô nhà mụ gia ra ngõ

- Ăn không khéo không no, nằm không co không ấm

Khi lời càng ít, tính khái quát càng cao, tính hàm ý càng sâu làm cho tục ngữ có thể được vận dụng vào nhiều hoàn cảnh khác nhau. Hình thức ngắn gọn của tục ngữ còn do yêu cầu của truyền miệng, đồng thời cũng thể hiện một cách nói, một cách nghĩ của nhân dân, của dân tộc Việt Nam. Câu tục ngữ không chỉ ngắn gọn mà còn chặt chẽ, không có chữ nào thừa.

Nhưng cũng có những câu gần với ca dao có 4 chữ, chia làm hai vế đối nhau nhưng lời nói rắn chắc mang tính chất khẳng định như một triết lí sống. Cách cấu tạo gần với ca dao, làm cho tục ngữ Nghệ - Tĩnh tuy mang tính triết lí, giáo huấn nhưng không khô khan mà thấm chất trữ tình. Ta còn có thể tìm thấy trong tục ngữ Nghệ - Tĩnh nhiều hình ảnh đẹp, nhiều cách so sánh ví von, lối nói gắn liền với tư duy hình tượng, dùng để diễn đạt những tư tưởng trừu tượng thích hợp với trình độ quàn chúng ít học. Ví dụ : Trái chân muốn to hơn bắp vả, ý nói vượt phận. Trốc cúi (đầu gối) đi mô (đâu), lặc lè (kheo chân) đi đó, ý nói phụ thuộc. Để chỉ tính keo kiệt,

bủn xỉn , người ta thường chọn những hành động điển hình như : Bẻ que đo vại nước mắm, hay Đếm tiền cho gấy (vợ) đi chợ.

Tục ngữ Nghệ - Tĩnh, có kết cấu cân đối dựa trên những lập luận lôgíc và tương quan giữa các sự vật hiện tượng. Có hai hình thức kết cấu: kết cấu một vế và kết cấu hai vế trở lên. Dù ở hình thức kết cấu nào, tục ngữ Nghệ - Tĩnh cũng giàu nhạc tính, có vần điệu. Ví dụ : Có làm hàm nhai, không làm hàm nhịn; Dân ngu khu đít (đen); Đạ quyết thì hành, đã đan thì lận; Khi đi gặp rắn thì son(may mắn), khi về gặp rắn thì đòn đến lưng.

Vì vậy, ta mới nêu đặc điểm của nó là tính chất “gọn chắc”; mỗi tiếng, mỗi từ trong câu đều có vai trò, ý nghĩa quan trọng và được ép chặt với nhau.

3.1.2. Tính chất đối xứng của tục ngữ

Về cấu trúc, tục ngữ Nghệ - Tĩnh luôn là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt một ý trọn vẹn, có tính chất chắc gọn, hai vế đối xứng có quan hệ chặt chẽ. Có nhiều câu tục ngữ được chia làm hai vế đối nhau nhưng lời nói rắn chắc mang tính chất khẳng định như một triết lí sống.

Hình thức cấu trúc đặc trưng của câu tục ngữ là cấu trúc đối xứng. Câu đối xứng là câu có sự tương ứng đều đặn của các thành phần trong câu”[9, tr.74]. Đó là câu có những đặc điểm sau :

Một phần của tài liệu (Trang 61 - 63)