Truyện ngắ n điểm sáng đặc biệt trong sáng tác của Phan Thị Vàng

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ VÀNG ANH QUA HAI TẬP KHI NGƯỜI TA TRẺ VÀ HỘI CHỢ 10600949 (Trang 27)

5. Bố cục khóa luận

1.2.2. Truyện ngắ n điểm sáng đặc biệt trong sáng tác của Phan Thị Vàng

Hội nhà văn Việt Nam, Trưởng Ban công tác nhà văn nữ kiêm Trưởng ban Văn học Trẻ-Hội Nhà văn Việt Nam.

Phan Thị Vàng Anh ý thức sâu sắc việc thể hiện quan điểm nghệ thuật của mình và không ngừng vươn lên tự làm mới chính mình trong hành trình lao động nghệ thuật. Dù sáng tác trên nhiều lĩnh vực nhưng trong lĩnh vực nào Phan Thị Vàng Anh vẫn luôn hiện diện mình là một cây bút sắc sảo, tinh tế và đầy sáng tạo.

1.2.2. Truyện ngắn - điểm sáng đặc biệt trong sáng tác của Phan Thị Vàng Anh Anh

Phan Thị Vàng Anh sáng tác nhiều thể loại nhưng thành công nhất của chị chính là truyện ngắn. Có thể nói, truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh đã mang chứa trong nó một đời sống tinh thần sâu sắc, tinh tế của con người đương đại, đặc biệt là của người trẻ tuổi, thể hiện sự nhạy bén, sắc sảo, sẵn sàng nắm bắt những điều ẩn tàng của cuộc sống, con người. Bằng sự mạnh dạn trong cách viết về những biểu hiện thực dụng, vô cảm, ngại khó khăn gian khổ của lớp trẻ hiện tại, Phan Thị Vàng Anh không chỉ làm phong phú mà còn góp phần không nhỏ trong việc làm nên diện mạo mới cho truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại.

Ở hai tập Khi người ta trẻ Hội chợ, đằng sau những cái bình thường nhất, gần gũi nhất như một chuyện tình buồn, một chuyến đi, tâm trạng chờ đợi là những suy tư, trăn trở của nhà văn về lối sống thực dụng, đầy bon chen mà con người, đặc biệt là những người trẻ tuổi đang theo đuổi.

Với nhan đề Khi người ta trẻ Hội chợ,Phan Thị Vàng Anh đã chứng minh được cách hình dung gần gũi nhất của mình về cuộc sống cũng như nghệ thuật mà mình lựa chọn. Bằng sự trải nghiệm, bằng những kỷ niệm và

ký ức được dồn nén để rồi như “Một cuộc thử sức sinh tử” [15, tr.16], Phan Thị Vàng Anh gửi vào trang viết của mình cái nhìn riêng, đa chiều về những điều rất đỗi quen thuộc mà “người đã sống lâu bị chai lì, không còn đủ nhạy cảm nhận ra nữa” [15, tr.16]. Đây chính là lý do để hai tập truyện ngắn này thu hút được độc giả và được đánh giá cao bởi những nhà nghiên cứu phê bình văn chương nghệ thuật.

Khi người ta trẻ Hội chợ được viết bằng một lối viết trẻ trung, đơn giản, ngôn ngữ chủ yếu là tả, ít bàn luận, mạch văn tự nhiên theo dòng cảm xúc khơi gợi hứng thú người đọc. Trong hai tập truyện ngắn này, Phan Thị Vàng Anh đã sử dụng cốt truyện tâm lý, đi sâu vào những ngóc ngách tâm trạng của nhân vật nhằm soi thẳng vào sự thật và mạnh dạn trình bày một sự thật mà không phải ai cũng dám nói lên trong xã hội phức tạp như hiện nay. Ngoài ra, với một giọng kể dửng dưng, Phan Thị Vàng Anh đã lột tả sự thờ ơ với chính mình, với mọi người, mọi việc xung quanh của giới trẻ.

Măc dù truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh không gây bất ngờ nhiều lắm với người đọc nhưng nó đủ sức khiến người ta cảm thấy mọi sự việc trong tác phẩm là “không thể khác đi được”. Với sự sắc sảo trong phân tích, đánh giá, Phan Thị Vàng Anh đã chỉ ra những bi kịch trong cuộc sống thường ngày, rút ra những triết lý sống sâu sắc, giúp người đọc có thể phần nào hiểu được những khuôn hình của xã hội Việt Nam đương đại. Những điều này, đã tạo nên nét đặc sắc trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh.

Quả thật, nếu truyện ngắn được coi là “Cuộc gặp gỡ giữa người viết và người đọc, một cuộc gặp gỡ phút chốc, nhưng để lại một ấn tượng sâu đậm, làm cho người ta khó quên” [23. tr. 67] thì Phan Thị Vàng Anh đã tạo ra được cuộc gặp gỡ kỳ lạ ấy.

CHƯƠNG 2

NHỮNG KHUÔN MẶT CUỘC ĐỜI

TRONG TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ VÀNG ANH

QUA HAI TẬP KHI NGƯỜI TA TRẺ VÀ HỘI CHỢ

2.1. Chân dung những người tuổi trẻ

2.1.1. Những tâm hồn yêu sống

Cũng như các nhà văn nữ khác cùng thời, Phan Thị Vàng Anh chú trọng đến con người đời thường trong những mối quan hệ đa dạng của chính nó. Phần lớn các nhân vật này là những người trẻ tuổi, mang trong mình khát vọng yêu, khát vọng sống đúng nghĩa được nhà văn khám phá, phát hiện bằng chính tâm hồn của một người trẻ tuổi. Điều này khiến tác phẩm của chị in đậm dấu ấn của đời sống đương đại.

Trong sự khám phá của nhà văn, họ là những người có nhiệt huyết, đam mê, hoài bão, dám mạo hiểm, đột phá để biến cái không thể thành có thể. Và hơn thế, họ sẵn sàng đương đầu với thử thách, dám chịu trách nhiệm trước cuộc đời. Là những người trẻ tuổi, đang bước những bước chân nhiệt huyết trên đường đời, họ đam mê tận hưởng những cảm giác khác lạ của tuổi trẻ bằng tất cả sự chân thành, cuồng nhiệt với tình yêu, thích sống tự nhiên với những tình cảm hồn nhiên nhất của mình.

Khát vọng sống của các nhân vật trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh nhiều khi chỉ hiện ra bằng những điều đơn giản, nhỏ bé đến không ngờ. Nó cũng có thể là một ước mơ giản dị, rất chân thành, xuất phát từ tận sâu lòng yêu nghề, yêu người. Trong Bỏ trường, người đọc không khỏi xúc động khi bắt gặp nỗi khao khát một ngày nào đó được quay lại trường cũ, với những cô cậu học trò đáng yêu, của một cô gái trẻ “Chắc mình không thể bỏ

hẳn đâu!”…, “để khi trở về trường, học trò sẽ thấy mình đã không quên gì cả!” [4, tr.129]. Khát khao ấy thật đáng trân trọng biết bao!

Không chỉ viết về lý tưởng, khát vọng sống của những người trẻ tuổi, Phan Thị Vàng Anh còn dành nhiều trang viết để nói về tình yêu của họ. Các nhân vật trong truyện ngắn của chị “yêu” bằng những quan điểm và cách của riêng mình. Tình yêu hiện hình qua những “cái liếc mắt kín đáo”, những lời bóng gió, những câu nói “vu vơ” khó hiểu (Cuộc du ngoạn ngắn ngủi); qua chờ đợi khắc khoải suốt những ngày Tết đến, Xuân sang tẻ nhạt và vô nghĩa (Mười ngày, Hoa muộn). Hoàn trong Chuyện trẻ con, luôn bối rối, băn khoăn về tình yêu. Với cô gái trẻ trong truyện ngắn Mười ngày thì mười ngày chia xa là mười ngày đau khổ, nhớ thương người yêu. Trong mơ ước, chờ đợi và nhớ thương mỏi mòn “đêm về, ngang quán cũ, tôi nhớ anh thắt ruột” [4, tr. 61], cô cay đắng nhận ra tình yêu trong anh đã dần phai nhòa.

Đọc Khi người ta trẻ Hội chợ, có thể thấy rằng, tình yêu là nỗi ám ảnh và mơ ước chung của tất cả các nhân vật. Có khi đó là nỗi thất vọng rã rời “Thôi thế là hết, chẳng còn gì là bí mật nữa!” [4, tr.19] của Hoàn trong

Chuyện trẻ con khi thấy bàn tay mình bị giữ lại một cách vụng về. Đó cũng là những rung động dần dần để bắt đầu nhen nhóm lên ước mơ về một tương lai: “vậy là cứ tiếp tục nuôi heo đất với nhau tạo cảnh gia đình, rồi lớn lên tự đổi xưng hô, rồi cứ thế, cứ thế...” [4, tr.197]. Với sự nhạy cảm và thấu hiểu tâm lý lớp trẻ, Phan Thị Vàng Anh đã khám phá, miêu tả những cung bậc tình yêu khác nhau của họ. Đó là toàn bộ những khát khao yêu đương, mơ mộng hồn nhiên và già dặn, dù nhiều khi nó gắn liền với cô đơn, bẽ bàng và cay đắng.

Có thể khẳng định, bằng những truyện ngắn giản dị, không màu mè, Phan Thị Vàng Anh đã đem đến cho người đọc những cảm nhận thật sinh

động về thế giới tinh thần phong phú của những tâm hồn trẻ đang yêu, đã yêu thấm đẫm mơ ước và khát vọng.

2.1.2. Những tâm thế hoài nghi

Trong một xã hội mà các trào lưu, xu hướng mới, lạ đang chi phối rất nhiều đến tâm trạng, tinh thần con người, sự nhìn nhận cuộc sống của những người trẻ tuổi rộng mở hơn, phóng túng hơn với nhiều hoài bão, ước mơ hơn nhưng cũng nhiều hồ nghi, mất phương hướng hơn. Trong sự quan sát của Phan Thị Vàng Anh, tuổi trẻ dường như đang đánh mất niềm tin vào cuộc sống. Các nhân vật trẻ tuổi của Phan Thị Vàng Anh có tính cách, số phận riêng nhưng họ giống nhau ở tâm hồn nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Dường như, họ cứ hồn nhiên sống đến mức bản năng để rồi không hiểu được bản chất của mọi thứ đang diễn ra, đang xảy ra với mình. Chính vì thế, cảm giác hoang mang, nghi ngờ tất cả luôn thường trực trong đầu họ.

Trong sự thiếu vắng hiểu biết về cuộc đời, những người trẻ tuổi cảm thấy mơ hồ trong tình cảm của mình, hồ nghi cả những điều to lớn như lý tưởng sống, văn hóa đến những điều gần gũi, quen thuộc, của riêng mình. Quen tự do trong thế giới thơ ca và đàn hát, khi quyết định đi làm ở bệnh viện, một nơi mà “mỗi sáng bật dậy đúng giờ không cần đồng hồ” [4, tr.212], Giang “không hiểu mình sẽ gắn với nó được bao lâu” [4, tr.212]. Giang nghi ngờ sự gắn bó với công việc của chính mình, nghi ngờ “cái nhìn của mọi người có vẻ ngờ rằng tôi phải cận lực để lấy lòng cơ quan mới” [4, tr.213]. Ngay cả trong những cuộc vui, Giang cũng nghi ngại “Tôi biết làm gì góp vui đây nhỉ, hay là cũng đọc thơ, mà lâu nay tôi lại không thể làm thơ, khốn thật!” [4, tr.217]. Sự nghi ngờ bản thân mình khiến Giang không thể xác định được những gì đang diễn ra với cuộc đời cô. Tương tự như vậy, trong tâm hồn của nhân vật “em” trong truyện ngắn Si tình, tình yêu là một cái gì đó mông lung,

không xác định. Sau hai năm nhìn lại, nhân vật “em” chợt nhận ra trong những trang nhật ký của mình “Không phải tờ nào cũng viết về anh, em sửng sốt vì thấy rằng mình cũng có lúc đau lòng vì người này, người nọ, khi đã có anh” [4, tr.51]; “Em cũng nghi lắm (kinh thật, sao em có thể chịu đựng được tình trạng phập phồng này trong suốt hai năm nhỉ?)… Rồi cũng như những lần trước, em nằm vật ra, úp mặt vào cái chăn lông vịt, thấy mình như chết lặng đi, em nghĩ: “Hết rồi!” [4, tr.49]. Và không biết, không thể biết mình phải làm gì, nên làm gì với tình yêu ấy.

Có thể thấy, trong tâm hồn của những người trẻ tuổi như Giang (Ngày ong hóa bướm), Mai Hoa (Yêu), mọi thứ đều trở nên mơ hồ, mất dần ý nghĩa. Nhưng họ không chỉ hoài nghi những điều xung quanh. Còn hơn thế, họ nghi ngờ cả sự chân thật của chính mình! Nhưng câu hỏi “Hay mình mất dạy thật?” [4, tr.80], “tôi tự hỏi, những lời chúc của mình có chân thành không?” [4, tr. 62]… xuất hiện trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh là những bằng chứng đầy thuyết phục về tâm thế hoài nghi của những người trẻ tuổi trong truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh nói riêng, con người hiện đại nói chung.

Với khả năng bắt nhịp kịp thời những vấn đề thời sự bộn bề, ngổn ngang của cuộc sống, cùng với sự tinh nhạy trong nhận diện những mâu thuẫn khác nhau trong đời sống và những xung đột trong tâm lý của tuổi trẻ, Phan Thị Vàng Anh đã phản ánh một cách sâu sắc và nổi bật tâm thế hoài nghi của con người. Ngòi bút sắc sảo của chị đã kỹ càng phân tích, chỉ ra nguyên nhân tạo nên trạng thái tâm lý ấy. Tác phẩm của Phan Thị Vàng Anh, vì thế, chứa đựng trong nó những thông điệp nhân văn sâu sắc.

2.1.3. Những khát khao phục thiện

Mặc dù những người trẻ tuổi trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh là những con người có tính cách thất thường “chơi rất nhiều và học cũng rất

nhiều, không bao giờ làm việc gì đến nơi đến chốn,… thích đấy rồi lại chán đấy” [4, tr.42] nhưng ở họ cũng luôn tồn tại một ý chí vươn lên trong cuộc đời. Trong họ những quyết tâm “kể từ mai phải học”, “phải làm lại từ đầu”, “tôi sẽ “phục thiện”… vẫn thường xuyên hiện diện.

Cuộc sống hiện đại đã ảnh hưởng rất lớn đến lớp trẻ, từ suy nghĩ đến hành động, lối sống, cách cư xử… Chỉ có đối diện trực tiếp với cuộc sống, va chạm, cọ xát với nó, con người mới có thể tìm lại được chính bản thân mình để có thể hiện diện giữa cuộc đời trong tư thế của một con người đúng nghĩa. Chính vì vậy, trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, có thể nhận thấy, đằng sau những câu chuyện buồn về cuộc sống, sự bi quan, chán nản của con người về các vấn đề mà họ đang phải đối mặt và cố gắng lý giải… là một tinh thần hướng thiện rất đáng trân trọng của những người trẻ tuổi. Phan Thị Vàng Anh không chỉ chú ý tìm tòi, lột tả và thể hiện đầy đủ, nguyên vẹn cuộc sống của những người trẻ tuổi trong xã hội đương đại, chỉ ra nguyên nhân tạo ra thái độ dửng dưng, trạng thái cô đơn,… của họ mà còn bày tỏ một cách quyết liệt quan điểm của mình trước thực trạng ấy. Nghĩa là, những người trẻ tuổi cần phải tìm cho mình những con đường, những cách thức để sống đúng nghĩa, làm cho cuộc đời trở nên đẹp đẽ, giàu ý nghĩa.

Tuy nhiên, hành trình để đến với cái thiện, để có thể hướng đạt chân- thiện-mỹ trong cuộc đời không hề đơn giản. Bằng chứng là sự thức nhận bản thân, suy tư, trăn trở về giá trị cuộc đời mình của các nhân vật trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh đã khiến người đọc cảm thấy xót xa. “Một năm nữa tôi sẽ ra trường và vốn ngoại ngữ bao nhiêu năm được một người lái xe tóm tắt bằng mấy chữ. Và tôi đã khóc, nhớ rằng lâu lắm rồi tôi không khóc cũng như lâu lắm rồi không học cho ra học” [4, tr. 162].

Những người trẻ tuổi sau sự phung phí thời gian của mình vào những trò vui chơi đã có lúc giật mình thảng thốt nhận ra mình đã “chơi rất nhiều”

và đã đi gần hết đời người: “Trời ơi, tôi nghĩ, người ta không thể “chết là hết” được. Từ khi cha mất, ý nghĩ “chết là hết” này đeo đuổi tôi. Tôi sợ lắm…Một lần…một đứa bạn giờ cũng đã xa tôi chỉ một căn nhà trước mắt… “V.A nhìn kìa, cái nhà ấy cũng giống như cái chết, chúng mình ai cũng phải đi đến đấy. Trên đường đi làm đủ việc: yêu, ghét, bon chen, kinh thật! Trước sau cũng phải chết… Thế nên Ng. cố học thật nhiều, cố làm thật nhiều… Tôi sực tỉnh. Ờ, tôi đã chơi rất nhiều, chủ yếu là lơ vơ ngồi nơi quán, đầu trống không, về đến nhà là vật ra ngủ. Tôi đã hai mươi hai, đi hết một phần ba đời người (nếu trời cho tôi sống đến sáu mươi sáu)” [4, tr.27].

Trong thế giới nhân vật của truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh thường xuất hiện một kiểu nhân vật thuộc về cái tôi mới lớn với tâm hồn và thể xác bất ổn, luôn dao động và thực thi những trò tinh quái (trong Con trộm) song họ cũng luôn trăn trở với lẽ đời, với thực tại, quá khứ và tương lai (trong Đi thăm cha). Trong từng ngóc ngách sâu khuất của tâm hồn, họ mong muốn cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn (trong Phục Thiện). Điều này, lý giải tại sao trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh lại xuất hiện kiểu nhân vật mang những nét tính cách lưỡng diện. Thực chất đó là những mảnh ghép của con người “nửa hướng thiện và nửa hướng ác”, khuôn mặt khác của cái tôi khát khao phục thiện.

Đọc truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, thấm cái nỗi băn khoăn “Không hiểu từ nay về sau, những buổi lễ hoài cổ như sáng nay biết tìm ai cho hợp mà rủ theo bây giờ?” [4, tr.148] sau khi rời buổi tế đình trong Hoài cổ của những người trẻ tuổi khiến người ta tin rằng, tình yêu, sự trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc vẫn còn in đậm trong tâm não lớp trẻ. Đây chính là một câu hỏi mang tính phản biện sâu sắc mà Phan Thị Vàng Anh muốn chuyển tải trong truyện ngắn của mình. Tương tự như thế, lời thúc giục của

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ VÀNG ANH QUA HAI TẬP KHI NGƯỜI TA TRẺ VÀ HỘI CHỢ 10600949 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)