Các dạng nhân vật tiêu biểu

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ VÀNG ANH QUA HAI TẬP KHI NGƯỜI TA TRẺ VÀ HỘI CHỢ 10600949 (Trang 44 - 52)

2. Những khuôn hình cuộc đời rạn vỡ

3.1.1.Các dạng nhân vật tiêu biểu

Hiện thực trong quan niệm nghệ thuật mới mẻ của nhà văn là hiện thực của những trải nghiệm riêng, phức tạp và đa dạng. Trong quá trình sáng tác, nói như Nguyễn Kiên thì: “Điều quan trọng đối với một truyện ngắn là phải lựa chọn được tình thế tự do bộc lộ ra nét chủ yếu của tính cách và số phận, tự nó đặc trưng cho một hiện tượng số phận” [29, tr.43]. Điều này thể hiện rất rõ khi bằng sự nhạy cảm tinh tế của mình, các nhà văn, trong đó có Phan Thị Vàng Anh, đã tạo dựng trong tác phẩm của mình một hiện thực mà ở đó mọi giá trị bị đảo lộn, con người trở nên hoang mang, cô độc, thiếu vắng niềm tin với con người, với cuộc đời.

Nhân vật bi kịch trong tác phẩm của Phan Thị Vàng Anh xuất hiện trong các câu chuyện về tình yêu của những người trẻ tuổi. Đó là những con người khát khao yêu đương, trầm tư, cô đơn và bất hạnh không thể cứu vãn. Họ không chỉ không thể tìm được sự đồng cảm, chia sẻ từ những người xung quanh mà chính họ, còn hiện diện như một niềm day dứt, một cảm giác bất an trong cuộc đời. Trong truyện ngắn Khi người ta trẻ, tình yêu được quan sát, cảm nhận bằng cái nhìn của đứa cháu xưng “tôi”. Theo đó, tình yêu của Xuyên với Vỹ chỉ là một thứ tình yêu mù quáng, thứ tình yêu đầy ắp tính bi kịch. Viết về tình yêu này, dường như Phan Thị Vàng Anh muốn xác tín rằng,

bi kịch tình yêu đó của họ là ánh chiếu của một thực trạng đáng được quan tâm trong xã hội hiện đại.

Trong cái nhìn của Phan Thị Vàng Anh, con người còn cô đơn, bất hạnh ngay trong chính gia đình mình. Khi đứa con gái trong Kịch câm phát hiện cha mình ngoại tình, một cuộc chiến câm lặng giữa hai cha con đã xuất hiện “bố nó cầu khẩn và căm thù nhìn nó… hầu như hai bố con không trao đổi gì ngoài những câu chào, tiếng mời cơm”. Vẫn “điệu bộ rất lễ phép, cũng lẳng lặng không một lời… chỉ có cái cười nhẹ nhàng và đôi mắt… Ông bố hiểu ra, nó thỏa mãn biết bao nhiêu, nó đã căm hờn ông biết bao lâu…” [4, tr.107]. Lúc đầu nó tưởng với một mẩu giấy nhỏ, nó đã có thể “trở nên một người có vai vế trong nhà, nó sẽ được tự do, tự do tiếp bạn bè và chiều tối, thoải mái mà đi chơi và nhất là, nó đã có cái cớ để đổ tội cho những sai lầm nếu có, sau này” [4, tr.106] nhưng rồi sự giả dối và phản bội của người cha vốn được coi là mẫu mực đã khiến đứa con gái ấy suy nghĩ tiêu cực. Nó giận cha mình, đau đớn vì gia đình tan vỡ, thương mẹ “nhìn thấy mẹ mình yêu thương và sợ sệt gắp thức ăn cho chồng, nó tủi thân một cách trẻ con: “…Nếu bây giờ có một đám cháy, cho mẹ cứu một người duy nhất, hẳn mẹ sẽ cứu bố” [4, tr.108]. Bi kịch dày lên, đậm lên, đè nặng tâm hồn non nớt của đứa con gái ấy khi nó mường tượng về tương lại của mình: “Nó sẽ không được hồn nhiên trời phú như mẹ nó. Chồng nó, dễ gì có được cái địa vị mực thước như bố nó, có nghĩa cái gia đình tương lai ấy càng dễ tan nát gấp trăm lần cái tổ ấm bây giờ. Nghi ngờ, nó gác lại những kế hoạch yêu đương, sợ hãi và giễu vọt, nó nhìn những thằng bạn đi bên cạnh như nhìn những tên lừa đảo còn ẩn mình trong cái lá ủ!” [4, tr.109-110]. Nỗi đau đớn không thể tỏ bày. Tình cảm gia đình thiêng liêng giờ đang biến thành một vở kịch đau xé với diễn viên là những người ruột thịt. Sự câm lặng, đớn đau, dằn vặt đan kết, riết chặt tâm hồn họ, nhấn sâu họ trong tấn bi kịch nặng nề. Sự thật là, mọi bi kịch gia đình

đều có thể xuất hiện. Nó hiện hình từ những sai lầm của bất cứ thành viên nào trong gia đình.

Ở một góc nhìn khác, bi kịch lại xảy ra với nhân vật Thùy (Chị em họ). Cảm thấy cô đơn ngay giữa gia đình mình, Thùy không tìm được tiếng nói chung, cũng không có điểm tựa cho mình. Sự khác nhau, sự vênh lệch trong cách nhìn nhận đánh giá của lớp trẻ khiến Thùy không có bạn để sẻ chia. Thùy “như con bụi đời con!” [4, tr.138], bị so sánh với Hà, “một tấm gương “sạch sẽ, vô cùng lễ phép, năm nào cũng đi thi học sinh giỏi văn” [4, tr.137]. Ngay trong thành lũy gia đình, Thùy vẫn không nhận được sự đồng cảm, chia sẻ. Rất hiếm khi Thùy nhận được lời động viên khích lệ từ mẹ. Không ai đứng về phía Thùy, chẳng ai muốn nghe Thùy. Cảm giác cô đơn xa lạ với người thân luôn thường trực và trở thành bi kịch đối với Thùy. Trong bi kịch của đời mình, Thùy chỉ còn biết day dứt “mà sao mình lại không giỏi nhỉ? Hồi bé thầy vẫn khen mà? Hay tại lớn mình ham chơi?” [4, tr.140].

Mỗi nhân vật bi kịch trong truyện ngắn Phan Vàng Anh là một cá tính, một tâm trạng riêng. Thông qua những nhân vật đó, người đọc có thể hình dung được một khuôn mặt khác của xã hội, cảm nhận những khuất lấp trong tâm hồn con người để không khỏi giật mình trước những bi kịch của những người trẻ tuổi.

Các nhân vật trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh là những người giàu trí tưởng tượng, thích suy tư và không ngừng triết lý. Trong Mười ngày, với sự đồng cảm, đầy chia sẻ với người bạn bị người yêu bỏ rơi, An đã suy tư về bản chất con người: “Tôi thấy người ta thường mong người khác bất hạnh để được tỏ lòng thương hại, ai cũng vậy, có điều, người khôn thì giấu đi, kẻ dại thì để lộ” [4, tr.62]. Còn trong truyện ngắn Nhật ký, nhân vật Khanh lại xác nhận cuộc sống của mình chỉ là “Một cuộc sống lặng lờ cũng như một vở kịch không cao trào, người ta muốn khép màn lúc nào cũng được, như tôi

hằng đêm, nằm lơ mơ nghĩ, “Bây giờ mà chết cũng không có gì để tiếc!” [4, tr.162]. Tương tự, nhân vật “tôi” ở truyện ngắn Người có học lại tự thấy mình “hình như là hai nửa con người, nửa hướng thiện và nửa hướng ác. Lúc này, nửa hướng thiện đang trên đường ra quán cà phê” [4, tr.83]. Phan Thị Vàng Anh đã không nhìn nhận, đánh giá con người ở từng khía cạnh riêng rẽ. Với cái nhìn có tầm bao quát rộng, nhà văn đã giúp người đọc hình dung được hiện trạng cuộc sống đồng thời cũng hiểu rõ những căn nguyên sâu xa dẫn đến những biến động trong cuộc sống xã hội cũng như tinh thần của con người.

Mỗi nhà văn sẽ xây dựng nhân vật trải nghiệm trong tác phẩm của mình từ cách nhìn đời, nhìn người, sự trải nghiệm và cá tính sáng tạo của chính mình.

Trong cuộc “du ngoạn ngắn ngủi” cùng với mọi người trong Đoàn phường, Tuyền nhận ra thực chất đó chỉ là cuộc du ngoạn mang tính hình thức. Bởi trong nó chất chứa đầy sự khuôn mẫu, mệnh lệnh, khó chịu và ép buộc. Trong tâm thế của một người đi chơi đồng thời là một người quan sát, Tuyền đã đánh giá cuộc du ngoạn ấy như là “một cuộc trình diễn nghiệp vụ và người đứng ra chấm điểm không ai khác hơn là anh bí thư Đoàn phường” [4, tr.6]. Bằng trải nghiệm và nhạy cảm của mình, Tuyền nhìn nhận tất cả chỉ là sự lố bịch và thiếu trách nhiệm của những cán bộ Đoàn. Cái nhìn sắc sảo của Tuyền về mọi điều chứng tỏ cô không sống hời hợt giữa cuộc đời này. Mỗi sự kiện, mỗi chi tiết cuộc sống luôn chứa đựng trong nó những giá trị nhất định. Làm sao Tuyền có thể tin được sự đàng hoàng của “những cái liếc mắt kín đáo, những câu nói dài khó hiểu, những cú đỏ mặt” [4, tr.11] của anh bí thư Đoàn phường khi mà họ càng thể hiện thì sự giả tạo càng hiện rõ?. Sự hiểu biết con người của Tuyền được bồi đắp sau những trải nghiệm cuộc đời. Nhưng càng hiểu biết sắc sảo, càng thấm thía mọi điều, Tuyền càng có nguy cơ trở nên “cô độc giữa đám người quen này” [4, tr.11]. Cách đặt vấn đề, lý giải vấn đề trong câu chuyện của Phan Thị Vàng Anh khiến hiểu biết của

người đọc được nối dài, khơi sâu. Mỗi bài học cuộc đời, bao giờ cũng vậy, luôn mang vác trong nó những cái giá nhất định.

Điều đặc biệt là khi viết về các nhân vật trải nghiệm, Phan Thị Vàng Anh rất quan tâm đến những người phụ nữ. Họ là những nhân vật đầy nữ tính, vừa thông minh sắc sảo, vừa trữ tình sâu lắng. Sống ở thành thị, đã có ít nhiều trải nghiệm, tuy còn trẻ nhưng ở những thiếu nữ này toát lên sự chín chắn, già dặn và sắc sảo.

Từ phát hiện bố ngoại tình, đứa con gái trong Kịch câm, sau những cảm xúc lẫn lộn, đã nghĩ về một trật tự mới cho gia đình. Những thiệt hơn trong cách xử lý tình trạng gia đình được con bé tính toán kỹ lưỡng. Trả thù sự phản bội của cha thật chẳng có lợi gì vì “mình bây giờ lại còn đạo đức hơn bố mình! Bây giờ, mà đi chơi nhiều đàn đúm nhiều thì lại hư bằng nhau. Mình càng nghiêm trang, ông cụ càng sợ hãi, như vậy đã hơn” [4, tr.108]. Cho mẹ biết cũng không gọi là hay, bởi “mẹ hiểu quá chắc cũng chẳng làm gì được, và ngây ngô quá, chưa chắc đã khổ, chuyện lớn sẽ thành trò đùa, bố sẽ quen đi, rồi sẽ không sợ ai trong nhà này cả” [4, tr.108]. Phát hiện cha ngoại tình hóa ra lại chỉ làm cho nó khổ sở, “càng ngày càng ít dám nhìn, nhìn nhau, mắt bố con dại đi, và nó ngượng” [4, tr.109]. Có thể nói, những cung bậc tình cảm, những suy nghĩ thiệt, hơn cũng như cách hành xử đối với cha mẹ đã chứng tỏ sự trải đời ghê gớm của con bé. Phan Thị Vàng Anh đã đặt trọn cái nhìn, sự trải nghiệm của mình vào nhân vật đứa con, suy tư về tất cả những gì diễn ra trong nó và xót xa, đau đớn trước sự đổ vỡ, mất mát niềm tin của những người trẻ tuổi. Điều này đã trở thành tâm niệm của nhà văn trên hành trình sáng tác khi mà ở những sáng tác sau này, người đọc có thể nhận ra những trăn trở ấy. Truyện ngắn Tháng bảy là một ví dụ. Trong tác phẩm này, cô bé mười bảy tuổi luôn kín đáo quan sát mẹ của mình. Theo nhìn nhận của cô thì việc mẹ mình, “một người phụ nữ ba mươi ba tuổi bị chồng bỏ”, luôn

gặp gỡ những người đàn ông là bởi vì “khao khát hạnh phúc”. Cô lo lắng “không hiểu mẹ có lọt được vào “góc tình cảm” của thầy không”? [4, tr.248]. Trong suy nghĩ già dặn của mình, cô hiểu “thầy không thích mẹ bằng mẹ thích thầy” [4, tr.249]. Nói về đời sống tinh thần của cô bé mười bảy tuổi này, Phan Thị Vàng Anh không chỉ chứng tỏ sự quan sát hiểu biết của mình về các vấn đề xã hội mà còn thể hiện nỗi ưu tư với đời sống tình cảm của lớp trẻ. Sự ảnh hưởng, tác động của môi trường, hoàn cảnh sống đối với con người là rất lớn. Nhưng những suy nghĩ và nhìn nhận giống như một người từng trải sau mỗi sự việc xảy ra với mẹ mình của cô bé mười bảy tuổi kia, phải chăng là một điều đáng lo ngại? Tuổi trẻ, sự hồn nhiên trong sáng dường như đã và đang bị những biến động cuộc đời làm cho già nua, cằn cỗi.

Có thể khẳng định, sống sẻ chia, chiêm nghiệm và tự rút cho mình những bài học sâu sắc là cách các nhân vật trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh hướng tới. Chúng có thể được coi là những thông điệp về cuộc sống mà nhà văn muốn gửi đến mọi người. Bằng cách xây dựng mẫu nhân vật trải nghiệm, Phan Thị Vàng Anh đã bày tỏ sự trăn trở, day dứt của mình đối với nỗi đau đớn của con người trên hành trình nhận thức.

Sự thay đổi cái nhìn về nhân vật trong truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại đã dẫn đến việc cá tính nhân vật được khắc họa rõ nét hơn. Nếu trong sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, nhân vật thường xuất hiện với tính cách ngang tàng, mạnh mẽ, cuồng nhiệt (Lan trong Một nửa cuộc đời, Hoài trong Xin hãy tin em…) thì trong tác phẩm của Phan Thị Vàng Anh, nhân vật thường là những con người thích sự mới mẻ, giàu cảm xúc, đa cảm và nhiều mâu thuẫn. Đây cũng chính là hiện thân của những con người liều lĩnh, táo bạo, sống buông thả, luôn muốn nổi loạn và đôi khi mù quáng một cách vô duyên. Có thể nói, kiểu nhân vật cá tính này đã góp phần làm cho những trang văn của Phan Thị Vàng Anh trở nên sống động hẳn.

Dễ dàng nhận thấy, nhân vật trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh thường có cá tính mạnh mẽ và nhiều mâu thuẫn. Đó là Xuyên trong Khi người ta trẻ, “ngông nghênh mà lại sợ dư luận; ăn nói ác độc, kiêu căng mà lại rất tự ti, chơi rất nhiều mà học cũng rất nhiều. Cô nhiều bạn nhưng chỉ thích tiếp bạn ngoài quán cà phê; là một người không bao giờ làm được việc gì đến nơi đến chốn, trong ngăn kéo còn lại vô số những bản tự cam kết. Sẽ không…Nếu không…Trong tủ đầy những mảnh vải thêu cắt dở dang, những cuốn tiểu thuyết gập góc ở những trang gần cuối. Thích đấy rồi chán đấy, cô làm khối kẻ điên tiết…” [4, tr.42], là “Luynh của tôi với cái đầu tóc lộn xộn, với một nghề nghiệp mọi người coi là hư hỏng” [4, tr.81], là cả những cô bạn mà “vào làm được hai tháng đã suýt đánh nhau ba lần chỉ vì những cáu tiết, bất bình bé tí” [4, tr.81]. Thường thì họ hiện ra với cuộc đời trong tư thế của những con người với tính cách của tuổi mới lớn. Trong cái thế giới riêng mà “một hành động nghĩa hiệp có thể tiến hành song song với một câu chửi thề. Cũng chẳng ai ý thức được câu chửi đó có ý nghĩ gì, đơn giản là quen miệng vậy thôi” [4, tr.81], họ cảm thấy được sống thực là mình, được khát khao, thể hiện và cảm nhận nỗi đau về sự bất lực của chính bản thân mình. Hình ảnh một sinh viên năm cuối đại học, sau một cuộc tranh giành chỗ ngồi trong lớp ngoại khóa mùa hè liền nghĩ ngay đến việc kết bạn với những người “Không bị ràng buộc bởi chữ có học to tướng” [4, tr.81] khiến hình ảnh của lớp người trẻ tuổi hiện ra rất chân thật, với đầy đủ những điều tốt, xấu khác nhau và cũng khiến người ta không khỏi đầy lo lắng.

Phan Thị Vàng Anh thường có xu hướng đi sâu vào tính cách, tìm tòi và khám phá nhân vật. Bằng sự tinh nhạy, linh hoạt trong quá trình tiếp cận cuộc sống, nhà văn đã tinh tế khám phá ra bản chất của con người. Hoài, nhân vật trong truyện ngắn Đất đỏ là một con người mạnh mẽ, quậy phá, sống lang bạt “Nó mà học gì! Bồ không hà!” [4, tr.102] nhưng lại đặc biệt biết quan

tâm, chia sẻ với người khác. Cá tính của Hoài hiện rõ trong cách nàng thể hiện sự quan tâm với chị Hai. Từ việc xếp đặt: “Mốt em có rẫy, cho chị Hai coi việc bán trái cây, nha! Bán được không?” [4, tr.103] đến việc dò hỏi ý kiến: “Bà chịu về với tôi không?” [4, tr.103] và cả cách chăm sóc “Nó đội nón cho chị, choàng tấm ni-lông qua vai rồi buộc lại bằng cái nút to tướng ở cổ, nó ra lệnh: “Đưa chân ra đây rồi xăn quần cho không té!” rồi dặn: “Đi từ từ thôi nhe chị Hai” [4, tr.104] đều được thể hiện thật hấp dẫn, gần gũi, giàu sự thuyết phục.

Bằng sự quan sát và chiêm nghiệm của bản thân, Phan Thị Vàng Anh đã khám phá, phát hiện và thường xây dựng nên những nhân vật với những nét tính cách nổi bật của lớp trẻ hôm nay. Họ là những người trẻ tuổi tham gia vào sân chơi cuộc đời, đến với cuộc đời này bằng tâm thế của một người chơi đầy cá tính. Bằng cả tâm hồn trẻ thơ, hồn nhiên, vừa bồng bột, vừa chín chắn,

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ VÀNG ANH QUA HAI TẬP KHI NGƯỜI TA TRẺ VÀ HỘI CHỢ 10600949 (Trang 44 - 52)