Các phương tiện từ vựng

Một phần của tài liệu (Trang 25 - 38)

6. Bố cục của khóa luận

2.1.2 Các phương tiện từ vựng

thể hiện chủ yếu ở mặt từ vựng. Vì vậy trong luận văn này, chúng tôi tập trung khảo sát các phương tiện tình thái về mặt từ vựng trên ngữ liệu ngôn ngữ người kể chuyện trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng và chia thành các nhóm như sau:

1. Các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ: đã, sẽ, đang, từng, vừa, mới,...

Qua khảo sát tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, chúng tôi thấy rằng các phó từ làm thành phần phụ ngữ của ngữ vị từ: đã, đang, từng, vừa, mới

xuất hiện rất dày đặc trong ngôn ngữ người kể chuyện, nhất là phó từ “đã”. Theo Nguyễn Văn Điện, “trong tiếng Việt, các phụ từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ lại đóng vai trò như “thời” trong tiếng Anh”. Vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi chỉ đi vào phân tích phó từ “đã” trong những trường hợp biểu thị tình thái điển hình.

a) Phó từ:“đã”.

Phó từ “đã” là từ biểu thị sự việc, hiện tượng đang nói đến xảy ra trước hiện tại, thuộc về quá khứ. Nhưng bên cạnh biểu thị ý nghĩa quá khứ, phó từ

“đã” cũng được dùng để chỉ một sự tình bắt đầu trong quá khứ nhưng còn tiếp diễn trong hiện tại hoặc có thể diễn ra trong tương lai một cách chắc chắn. Ví dụ:

- Lần đầu! Nó cảm thấy đời nó từ nay mà đi dễ thường đã vào một kỉ

nguyên mới[15, tr. 619].

Trong câu trên, cụm từ “từ nay mà đi” dùng để chỉ sự việc sẽ xảy đến trong tương lai kết hợp với phó từ “đã” làm cho sự tình được nói đến như là một hiện thực tất yếu. Việc “đời nó từ nay dễ thường đã vào một kỉ nguyên mới”không còn là viễn cảnh mà sắp thành hiện thực.

Ngoài ra, phó từ “đã” biểu thị những sự tình lặp đi lặp lại, mang tính quy luật hoặc đã được minh chứng trước đó.

- Nghiệm như xưa kia, lúc bán phá xa, làm lính chạy cờ hiệu rạp hát, làm

nghề thổi loa của ông vua Thuốc Lậu Nam Kỳ, nó đã quen cái mồm đàn áp,

chinh phục, và làm rung động công chúng hơn ai... [15, tr. 685].

Động từ “quen” thể hiện một thói tính lặp đi lặp lại nhiều lần đến mức hoàn toàn thích nghi. Phó từ “đã” bổ nghĩa cho động từ “quen”, nhấn mạnh vào tính chất thói tính đã được hình thành từ lâu ở Xuân Tóc Đỏ.

b) Phó từ:“sẽ”.

Qua quá trình khảo sát chúng tôi thấy rằng, không như những phụ từ đã kể trước đó xuất hiện với một tần suất lớn, phụ từ biểu thị ý nghĩa thời tương lai “sẽ” rất ít xuất hiện trong ngôn ngữ người kể chuyện qua Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Ví dụ:

- Văn Minh vợ mơ màng một cách sung sướng rằng chỉ nay mai là sẽ

được ăn vận toàn trắng, một điều bà vẫn ao ước bấy lâu nay[15, tr. 651].

“Sẽ” là từ biểu thị sự việc, hiện tượng nói đến xảy ra trong tương lai. Ở câu trên, nhờ sự kết hợp giữa động từ tình thái “được” với vế sau “ao ước”, phó từ “sẽ” biểu thị tương lai như sắp diễn ra, thậm chí có thể thấy rõ ngay trước mắt. Tương tự như vậy, sự kết hợp của vế trước “mơ màng” với động từ tình thái “được” làm cho phụ từ “sẽ” biểu thị một tương lai như sắp diễn ra trước mắt.

- Văn Minh chồng ngồi hút thuốc lá Ăng lê, cũng mơ màng đến phần tài

sản mà ông sẽ được hưởng, nếu ông nội ông ta chết[15, tr. 651].

c) Phụ từ biểu thị sự tiếp nhận sự tình một cách bị động hoặc chủ động của chủ thể:mới.

Trong tiếng Việt, phụ từ “mới” biểu thị sự việc hoặc thời gian xảy ra không lâu trước thời điểm nói. Phụ từ mới còn biểu thị tính chất quá sớm của thời gian, hoặc quá ít của số lượng, mức độ. Ví dụ:

quê ra[15, tr. 610].

Ở câu trên, nếu bỏ phụ từ “mới” đi thì nghĩa của câu vẫn đầy đủ. Nhưng thêm phụ từ “mới” vào thì tính thời điểm “mới ở nhà quê ra” được nhấn mạnh. Tức là nhấn mạnh tính chất quá sớm của thời gian.

Hoặc là nhấn mạnh tính chất quá ít về mức độ, phụ từ “mới” nhấn mạnh tính chất chỉ mới “hơi hơi thành hình” của cái sân:

- Cái sân mới hơi hơi thành hình, vì người ta mới đổ nền bằng gạch đập

vụn và tưới một vài nước bích loong[15, tr. 643].

Phụ từ “mới” biểu thị tính chất quá ít của số lượng, nhấn mạnh tính chất tơ măng của Tuyết:

- Cô này là con gái út cụ Hồng, mới 18 tuổi đúng, rất có nhan sắc , lại

cũng sắp lãng mạn theo cái lối tân tiến rởm...[15, tr.653].

2. Các vị từ tình thái làm chính tố trong ngữ động từ: toan, định, cố, muốn, đành, được, bị, bỏ, có thể, không thể,....

Trong tiếng Việt, lớp từ này chủ yếu là động từ, chiếm một số lượng lớn, có tính hệ thống và đóng vai trò quan trọng trong biểu thị tình thái của người nói đối với sự tình. Tiến sĩ Bùi Trọng Ngoãn đã phân loại vị từ tình thái động từ thành nhiều lớp và nhiều nhóm nhỏ khác nhau.

a) Lớp vị từ tình thái biểu thị sự bắt đầu một sự tình: chớm, bắt đầu.

Qua khảo sát, chúng tôi thấy Vũ Trọng Phụng hầu như ít sử dụng lớp vị từ tình thái bắt đầu một sự tình. Chúng tôi chỉ tìm thấy một vài trường hợp:

- Ấy thế là Xuân Tóc Đỏ bắt đầu dự vào cuộc cải cách xã hội [15, tr. 634].

Động từ “dự” chỉ sự góp phần bằng sự có mặt của Xuân Tóc Đỏ vào công việc chung là cải cách xã hội. “Bắt đầu”- chỉ việc bước vào giai đoạn đầu của một công việc, một quá trình, một trạng thái. Sự kết hợp giữa động từ tình thái “bắt đầu” với động từ “dự” tạo nên một sự nhấn mạnh về việc Xuân

có thêm một việc làm mới, có tính chất đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời của Xuân Tóc Đỏ.

b) Lớp vị từ tình thái biểu thị sự kết thúc một sự tình nào đó: thôi, ngưng, ngừng, bỏ, nghỉ, mất, hết, hả, dứt,...

- Bà Phó Đoan ngừng kêu để nói [15, tr. 734].

Vị từ tình thái “ngừng” biểu thị sự không tiếp tục hoạt động, hành động “kêu” chấm dứt và chủ thể (bà Phó Đoan) chuyển sang một hành động khác. c) Lớp vị từ tình thái biểu thị sự tồn tại và tiếp diễn của một hoạt động trong một khoảng thời gian nào đó:có, còn,..

Vị từ tình thái “còn” biểu thị ý khẳng định về một hành động, tính chất nào đó:

- Nó chỉ còn phải gánh vác cái trách nhiệm nặng nề là làm hại nốt một vị

quả phụ đã thủ tiết luôn với hai đời chồng nữa mà thôi[15, tr. 698].

Kết hợp với động từ tình thái tính “’phải”, động từ tình thái “còn” nhấn mạnh sự việc phải “gánh vác” thêm một cái trách nhiệm nặng nề hơn trách nhiệm đã hoàn thành trước đó.

Bên cạnh đó, vị từ tình thái “còn” còn biểu thị sự tiếp tục, tiếp diễn của hành động, không phải đã hết cả hoặc đã mất đi:

- Nghĩa là lúc bà Phó Đoan chưa dậy, cũng như cậu Phước còn ngủ,

Xuân sung sướng được tự do, dẫu là trong nửa giờ[15, tr. 732].

- Khi đoàn xe hơi có cờ lần lượt đi rồi, công chúng còn đứng lại, đông

nghìn nghịt, tốp này định chia buồn với Xuân, tốp kia định trách cứ Xuân[15, tr. 756].

d) Lớp vị từ tình thái biểu thị tính bất ngờ của sự tình: bật, phát, vụt, chợt, sực, bỗng chốc, thình lình, bất thình lình, bất giác, lập tức, ngay lập tức,...

Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng, trong lớp vị từ tình thái biểu thị tính bất ngờ của sự tình thì vị từ tình thái “chợt” chiếm một tỉ lệ lớn đáng kể so với

các từ còn lại.

“Chợt” là từ dùng để biểu thị sự việc xảy ra thình lình và trong khoảnh khắc. Chủ thể đang ở trong hoạt động, trạng thái này bỗng có một hoạt động khác đột ngột xen vào. Ví dụ:

- Nói xong ông ta mới tưng hửng chợt nhớ ra đây là sở cẩm, chớ không

phải hiệu bánh tây của bà quản[15, tr. 619].

- Mới nghe đến đấy, Xuân đã chợt thấy bóng bà Văn Minh thấp thoáng ở

nhà trong[15, tr. 628 - 629].

e) Lớp vị từ tình thái biểu thị thái độ cố ý của chủ thể hành động: cố tình, cố ý, vờ, vờ vĩnh, giả vờ, giả bộ, giả cách, tỏ vẻ, ra vẻ, có vẻ, ra bộ,...

“Vờ” là động từ tình thái làm ra vẻ như, làm cho người ta tưởng thật là như thế. “Vờ” thể hiện sự đối lập giữa hiện thực ở bên trong (Xuân Tóc Đỏ sung sướng hết sức khi hay tin cụ Hống muốn gả Tuyết cho nó) so với cái biểu hiện ở bên ngoài (giả vờ thở dài).

- Tuy nhiên nó cũng vờ thở dài mà rằng [15, tr. 709]. Tương tự như trên, còn có các ví dụ sau:

- Cụ lang Tỳ ra vẻ giận dỗi mà rằng[15, tr. 655].

- Dò mãi mới biết ra rằng, tên của vợ ông là Văn, của ông là Minh thì ông đặt ngay là Văn Minh, tên vợ ông ở trên tên ông, tên ông đội dưới, cho

nó có vẻ nịnh đầm[15, tr.610].

g) Lớp vị từ tình thái biểu thị nỗ lực của chủ thể hành động: ráng, cố, gắng, cố gắng, gượng, nín, nhịn, đánh bạo, đánh liều,...

Qua thống kê, chúng tôi thấy đây là một lớp từ ít xuất hiện trong ngôn ngữ người kể chuyện trong Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng. Động từ “cố” dùng để chỉ việc đưa sức, đưa trí ra nhiều hơn bình thường để làm việc gì đó. Ví dụ:

“Nén” là hành động kìm giữ lại những tình cảm, cảm xúc đang trỗi lên mạnh mẽ. Kết hợp với động từ tình thái“cố” nhằm nhấn mạnh sự nỗ lực kìm nén cái tức của người chồng chưa cưới của Tuyết.

Động từ “đánh bạo” chỉ sự cố tỏ ra bạo dạn của Tuyết, dám làm những việc thường hay e ngại, rụt rè.

- Hồi lâu, Tuyết đánh bạo nói [15, tr. 658]. Ngoài ra, còn có các ví dụ sau:

- Bà Phó vừa huýt hai tiếng còi thì con chó đã giơ hai chân trước lên, run

run hai chân sau, cố đứng, lưỡi lè dài, ra ý chào cậu bé ngồi tắm[15, tr.620].

- Nó cố nghĩ cũng không sao hiểu nỗi năm miếng gỗ ấy là những chữ gì

[15, tr.627].

- Tuyết cố làm cho ông bố đỡ buồn, kêu rằng cái phần danh dự của gia

đình cũng còn có cơ cứu chữa được, vì mọi người còn hy vọng vào Xuân[15, tr. 752].

h) Lớp vị từ tình thái biểu thị sự tiếp thu, tiếp nhận của chủ thể hành động:bị, được, phải, chịu,...

Trong tiếng Việt, để biểu thị sự việc đó mang lại điều tích cực, có lợi cho chủ thể, sự tiếp nhận một cách chủ động thì người ta dùng vị từ “được”. Ngược lại để biểu thị sự việc đó mang lại điều không tích cực, thiệt hại, không có ích cho chủ thể, sự tiếp nhận hành động một cách bị động của chủ thể thì người ta dùng vị từ“bị”.

- Bà đã bị tẽn [15, tr. 625].

- Nó không bất mãn ở chỗ ấy nhưng ở chỗ người ta không nhớ rằng nó

cũng cần phải được nghỉ ngơi cơm nước như mọi người khác [15, tr. 636].

3. Nhóm vị từ biểu thị giả định hành động, trạng thái, tính chất,...là không tồn tại, không có thật. Các vị từ thuộc nhóm này như: toan, suýt, chực, hòng...

Tức là những từ này biểu thị ý chí của chủ thể đối với sự tình nhưng cuối cùng sự tình lại xảy ra trái ngược với ý chí đó của chủ thể, có ý định thực hiện ngay điều gì đó nhưng đã không làm được. Ví dụ:

- Là vì Xuân Tóc Đỏ cứ sấn sổ đưa tay ra toan cướp giật ái tình...[15, tr. 605].

- Sau khi phán mấy món để nhắm rượu, đã toan đem chuyện bà Phó

Đoan, tương lai, vợ con, công danh để hỏi ông thầy số mà nó đã tin là Quỷ Cốc phục sinh và Gia Cát tân thời[....] [15, tr. 738].

- Nó toan sửa soạn một cái chào long trọng thì hai thầy cảnh sát đều đã

đứng dừng lại ở hai bực thang, để tay lên chào nó theo kiểu nhà binh, và cùng nói[15, tr. 742].

- Đã toan nhắm nghiền mắt lại. Nhưng cụ phải mở to hai mắt, vì ngoài

cửa thấy thấy tiếng xe hơi đỗ ròi tiếng giày lộp cộp vang lên[15, tr. 758]. Vị từ tình thái “toan” ở các câu trên đều biểu thị một hành động sắp xảy ra của chủ thể nhưng cuối cùng không xảy ra được vì bị một hành động khác ngăn trở. Qua đó ta thấy rằng, Vị từ tình thái“toan”được sử dụng để biểu thị một dự định gần sát với hiện tại của chủ thể hành động về một sự tình và sự tình đó diễn ra trái với dự định của chủ thể hành động.

Cùng với nguyên sắc thái ý nghĩa với vị từ tình thái “toan”, nhưng vị từ tình thái “định” biểu thị một dự định có thể xa với hiện tại, không gấp gáp, có thể thực hiện lúc đó, có thể vào một thời gian sắp tới. Ví dụ:

- Khi đoàn xe hơi có cờ lần lượt đi rồi, công chúng còn đứng lại, đông

nghìn nghịt, tốp này định chia buồn với Xuân, tốp kia định trách cứ Xuân

[15, tr. 756].

Những ông phóng viên các báo định họp nhau chất vấn cái thái độ của Xuân, vì mọi người rất lấy làm ngờ vực cái giơ tay cuối cùng [15, tr. 756].

mong, muốn, ước, ngại, lo, dự tính, dự định, quyết, định bụng...

Động từ tình thái “muốn” biểu thị cảm thấy có sự đòi hỏi được làm một việc gì hoặc muốn có cái gì.

- Ông muốn gặp ngay Xuân để trả nốt năm đồng, trước khi buôn bán

cũng phải giữ chữ tín làm đầu[15, tr. 715].

Ở câu trên, việc “ông muốn” không giả định là có thực hiện được hay không vì sự tình được “muốn” không thuộc sự quyết định của chủ thể hành động (của ông phán mọc sừng) mà nó phụ thuộc vào sự quyết định của đối tượng hành động (Xuân Tóc Đỏ). Ngoài ra, còn có các dẫn chứng sau về vị từ tình thái biểu thị sự mong muốn của chủ thể hành động:

- Bởi vậy, hôm nay Tuyết và Xuân rủ nhau lên đây, cô thì vì tư tưởng giải

phóng muốn bị mang tiếng là hư hỏng, cậu thì vì cái trách nhiệm muốn làm

hại đời một tiểu thư khuê các[15, tr. 671].

- Hai người lạch bạch chạy theo, rối rít như những ai muốn được mục

kích những cảnh ái tình của người khác [15, tr. 679].

- Những câu hỏi ấy đã khiến Tuyết đau khổ một cách rất chính đáng, có

thể muốn tự tử được[15, tr. 719].

- Lúc ấy cô muốn viết ngay một cuốn tiểu thuyết về đời mình, để làm gương cho những phụ nữ muốn giải phóng [15, tr.733].

5. Nhóm vị từ tình thái biểu thị sự khuyên răn, khuyến cáo, bắt buộc, miễn trừ: hãy, chớ, chớ dại, đừng, đừng nên...

“Hãy” biểu thị ý yêu cầu có tính chất mệnh lệnh hoặc thuyết phục, động viên nên làm việc gì đó, nên có thái độ nào đó. Động từ “ngừng” bổ nghĩa cho “hãy” tạo nên một yêu cầu mạnh mẽ hãy chấm dứt hành động đang diễn ra.

- Vợ ông gõ vợt xuống sàn ba cái ra hiệu hãy ngừng cuộc, rồi đến với

“Đừng” biểu thị ý khuyên ngăn, bảo không nên nói hay làm một việc gì đó. Kết hợp với trợ từ “có” nhằm nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định trong lời khuyên ngăn.

- Nào là kiểu quần áo trong phòng ngủ để phụ nữ có những thế lực nhắc

nhỏm cho chồng hoặc nhân tình đừng có sao nhãng cái nghĩa vụ tối thiêng

liêng của những bậc nam nhi[15, tr.627].

6. Các quán ngữ tình thái biểu thị sự ước đoán, suy đoán, suy luận: độ, độ

Một phần của tài liệu (Trang 25 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)