Phương tiện và biện pháp tu từ ngữ âm

Một phần của tài liệu (Trang 40 - 41)

6. Bố cục của khóa luận

2.2.1 Phương tiện và biện pháp tu từ ngữ âm

Ngữ âm trong tiếng Việt được hình thành do sự liên tưởng trong đầu óc những từ ngữ có một số nét giống nhau về cơ cấu ngữ âm - ngữ nghĩa, về các khuôn vần trong từ láy và hình thành do sự lựa chọn âm thanh khi sử dụng, tạo ra sự phù hợp, sự thống nhất giữa hình thức ngữ âm và phương tiện biểu đạt.

Biện pháp tu từ ngữ âm là những cách phối hợp sử dụng khéo léo các âm thanh, đem đến cho phát ngôn (thông thường hơn cả là văn bản thơ) một cơ cấu âm thanh nhất định, nhằm tạo ra những màu sắc biểu cảm - cảm xúc nhất định. Căn cứ vào các phương thức cấu tạo, có thể chia các biện pháp tu từ ngữ âm thành hai nhóm: nhóm lặp các yếu tố và nhóm hòa hợp các yếu tố. Phương tiện và biện pháp tu từ ngữ âm thường được chú ý tận dụng trong việc tạo nên nhịp điệu ở trong thơ. Riêng trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, biện pháp tu từ này ít được chú ý hơn cả.

Tuy nhiên, có thể xét một số ví dụ cụ thể sau:

Trong truyện, “Em chã!” là câu nói cửa miệng của cậu Phước. “Em chã!” là từ hội thoại biến âm của “Em chả”, “em không” (em không + động từ). Nhưng do bị bệnh thiểu năng, cậu Phước nói một cách ngọng nghịu, phát âm không chuẩn. Đây là kiểu nhại giọng nhân vật mà Vũ Trọng Phụng đã sử dụng trong Số đỏ.

Câu nói “Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!” của cụ cố Hồng lúc đầu có thể khiến người đọcquan tâm đến sự tình trong câu. Nhưng vì câu đó luôn phát ra ở mọi lúc mọi nơi như một thói quen cố hữu, khiến cho nhiều cuộc đối thoại trở nên vô nghĩa lí. Việc lặp đi lặp lại câu nói đó như một điệp khúc, làm nên một âm giai riêng hài hước, lố bịch về nhân vật này.

Một phần của tài liệu (Trang 40 - 41)