Phương tiện và biện pháp tu từ cú pháp

Một phần của tài liệu (Trang 52 - 55)

6. Bố cục của khóa luận

2.2.4 Phương tiện và biện pháp tu từ cú pháp

“Phương tiện tu từ cú pháp là những kiểu câu ngoài nội dung thông tin cơ bản ra còn mang phần thông tin bổ sung, còn có màu sắc tu từ do được cải biến từ kiểu câu cơ bản (có kết cấu C - V), tức là những kiểu câu có thành phần được thu gọn, hay thành phần được mở rộng, hay thành phần câu được

đảo trật tự từ” [11, tr.84]. Trong Số đỏ thông qua ngôn ngữ người kể chuyện, Vũ Trọng Phụng đều có sử dụng những kiểu câu này.

 Phương tiện tu từ cú pháp thu gọn kiểu câu cơ bản bao gồm phương tiện tỉnh lược, im lặng, câu đặc biệt. Tuy nhiên qua khảo sát, chúng tôi thấy Vũ Trọng Phụng sử dụng câu đặc biệt nhiều hơn. Câu đặc biệt mang nhiều giá trị tu từ khác nhau dùng để nhấn mạnh về tính thực hữu của đối tượng, nhấn mạnh tính hàng loạt của sự vật, hiện tượng theo kiểu liệt kê, miêu tả tính dồn dập, diễn biến nhanh chóng của sự vật, xác định thời gian, nơi chốn, địa điểm cụ thể:

- Lúc ấy vào độ 3 giờ chiều, một ngày thứ năm [15,tr.604].

- Sáng hôm sau, đúng 7 giờ thì cất đám[15, tr. 718].

- Nào là con chó bông, con búp bê, cái ô tô, cái tàu bay, cái kèn....[15, tr. 620].

 Phương tiện tu từ cú pháp mở rộng kiểu câu cơ bản bao gồm đề ngữ, giải ngữ.

Giải ngữ (phụ chú) của câu là một trong những thần phụ của câu, mở rộng nòng cốt câu, có tính chất biệt lập tương đối về mặt ngữ pháp. Trong Số đỏ, Vũ Trọng Phụng thường dùng giải ngữ để giải thích thêm về đặc điểm nổi bật của nhân vật hoặc nhấn mạnh câu nói của người kể chuyện với một thái độ nào đó.

- Thành thử bà chỉ biết hiếp chồng chứ quả thật - nói có quỷ thần hai vai

chứng giám - bà chẳng được - bị chồng hiếp cho lần nào[15, tr. 626].

- Ông này lại luôn khen ngợi trước mặt cụ Hồng (Biết rồi! Khổ lắm! Nói

mãi!...) rằng Xuân là một người đứng đắn mặt còn trẻ trung[15, tr. 659]

- Viên quản thấy Xuân Tóc Đỏ ăn mặc hơn cả (cái quần Tây, đôi giày cao

su, cái áo lót cụt tay) thì hỏi nó trước tiên[15, tr. 617].

quãng và biệt lập.

Đảo ngữ là hiện tượng vi phạm có chủ định, trật tự chuẩn mực của các đơn vị lời nói nhằm mục đích tách ra một thành tố nghĩa - cảm xúc nào đó [11, tr. 111].

- Rút ở túi quần sau cái mùi soa, cởi một nút buộc như một cái tai lợn, Xuân Tóc Đỏ đập đồng hào ván xuống thềm gạch xi măng đánh keng một cái rất oanh liệt[15, tr. 605].

- Chợt từ sân quần có một đứa bé chạy ra gọi rầm nó lên mà rằng:[15, tr. 609].

 “Biện pháp tu từ cú pháp là những cách phối hợp sử dụng các kiểu câu trong một ngữ cảnh rộng nhằm đêm lại ý nghĩa biểu cảm và cảm xúc cho những mảnh đoạn của lời nói do chúng cấu tạo nên”[11, tr. 183].

Có ba biện pháp tu từ cú pháp thường được dùng: phép tỉnh lược, phép im lặng, phép điệp và sử dụng “thì, mà, là”. Qua ngôn ngữ người kể chuyện trongSố đỏ của Vũ Trọng Phụng, phép im lặng được sử dụng phổ biến.

Phép im lặng là phương thức biểu đạt bằng cách bỏ trống để người đọc người nghe tự hiểu, không cần diễn đạt bằng lời.

- Nhưng nếu những cái đồ chơi mà lại là em gái ông hoặc vợ ông nữa,

thì....Không! Không thể được![15, tr. 694].

- Thế rồi thì...trước nhất, chính ông Cẩm Tây bị phạt về tội để chó xổng ra đường...[15, tr. 613].

- [...], để đỡ bố nằm xống, để đưa cái ống nhổ... Để xúc một thìa cháo...[15, tr. 655].

- Nó chỉ còn chờ...[15, tr. 659].

Bên cạnh đó, Vũ Trọng Phụng cũng chú ý sử dụng phép điệp. “Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại có nghệ thuật một từ, một ngữ hay một kiểu cấu trúc cú pháp trong nhiều câu liên tiếp nhằm nhấn mạnh một nội dung, tăng cường

nhạc tính và sức biểu cảm” [18, tr. 52].

- (1) Đã có người/ mến nó, kính sợ nó. Đã có người/ ghen ghét nó nữa, nhưng cái đó không hề gì[15, tr. 660].

- (2) Nào là áo cổ bành bẻ cổ tay đuôi tôm để các bà các cô diện phố xá. Nào kiểu đi tắm để các bà các cô khoe cái mỹ thuật về xác thịt tại bờ biển. Nào là kiểu quần áo trong phòng ngủ để phụ nữ có những thế lực[...] [15, tr. 226 - 227].

Ở đoạn trên, Vũ Trọng Phụng đều kết hợp phép điệp từ kết hợp điệp ngữ. Ở đoạn (1), phép điệp từ điệp ngữ có tác dụng nhấn mạnh những thái độ trái ngược nhau của đại gia đình cụ cố Hồng như chính sự đối lập giữa con người bên trong so với bên đối với Xuân Tóc Đỏ vậy. Ở đoạn (2), phép điệp nhằm mục đích liệt kê, nhấn mạnh khẳng định sự phong phú của các kiểu trang phục với một thái độ mỉa mai của người kể chuyện.

Như vậy, chúng ta thấy rằng, phương tiện và biện pháp tu từ cú pháp cũng có một vai trò quan trọng trong việc bộc lộ suy nghĩ, thái độ của người kể chuyện/tác giả.

Một phần của tài liệu (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)