Các phương tiện ngữ pháp

Một phần của tài liệu (Trang 38 - 39)

6. Bố cục của khóa luận

2.1.3 Các phương tiện ngữ pháp

Như đã trình bày ở trên, các phương tiện biểu thị tình thái được thể hiện chủ yếu ở phương tiện từ vựng. Về phương tiện ngữ pháp, xét về mục đích giao tiếp, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát thông qua 4 dạng: câu trình bày, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.

Qua khảo sát ngôn ngữ người kể chuyện qua Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, chúng tôi thấy Vũ Trọng Phụng chủ yếu sử dụng loại câu trình bày. Nhưng, phương tiện ngữ pháp biểu thị tình thái rõ rệt nhất trong ngôn ngữ người kể chuyện trong Số đỏ chính là câu cảm thán. Câu cảm thán dùng các tiểu từ chuyên dụng như:thay, cho, ...

- Như vậy thật là sự đắc thắng của Bình dân vậy thay!

- Người đàn bà thì ăn mặc lối nửa tân nửa cựu, trông có vẻ vừa ham muốn cái hư hỏng của phụ nữ giải phóng lại vừa nhớ tiếc cái đức hạnh gánh vác của phụ nữ cổ hủ, muốn rõ là hạng người nào trong xã hội cũng khó khăn lắm thay![15, tr.679].

Xét theo cách phân chia câu theo cấu trúc thì chúng tôi nhận thấy, Vũ Trọng Phụng thường sử dụng kiểu câu ghép chính phụ. Kiểu câu này gồm các dạng: nguyên nhân - kết quả; điều kiện, giả thuyết - kết quả; nhượng bộ - tăng tiến; mục đích - sự kiện. Ví dụ:

- Đức vua nước nhà quan Toàn quyền và Thống sứ đều băn khoăn lắm, vì

nếu Đông Pháp nhân đó mà được danh tiếng về mặt thể thao thì, đối lại về

mặt ngoại giao có thể rầy rà, lôi thôi[15, tr. 754].

Đây là kiểu câu điều kiện, giả thuyết - kết quả nếu A thì B. Nếu A(Đông Pháp nhân đó mà được danh tiếng về mặt thể thao) thực hữu thì B( đối lại về mặt ngoại giao có thể rầy rà, lôi thôi) thực hữu. Trong kiểu câu này, “nếu”

đóng vai trò biểu thị giả định tình huống và “thì” đóng vai trò giả định kết quả mang lại. Hoặc:

- Về phần cụ Hồng, rất thích được có chàng rể như ông đốc tờ Xuân, thấy

con giai nói thế thì cũng bằng lòng vậy, mặc dầu giá xong việc ngay thì cụ

sung sướng hơn nữa[15, tr. 718]. Kiểu câu nguyên nhân - kết quả:

- Vì lẽ tất cả có bốn thầy lính thôi, nên lúc nào ở sở cẩm cũng phải có hai

thầy, chỉ còn hai thầy đi tuần ở ngoài đường[15, tr. 613].

Một phần của tài liệu (Trang 38 - 39)